Lại tiếp tục đọc báo đảng cho chắc ăn. Không dám bình luận
Nguồn:http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=357947##
(ĐCSVN) – Ngày 21/8/2009, bảo Điện tử Hải quân Trung Quốc đăng bài viết ''Cùng tổ chức khai thác tài nguyên khu vực biển Nam Sa (Trường Sa)'' của Phó Chủ nhiệm Phòng Nghiên cứu Chiến lược quốc tế thuộc Viện Khoa học xã hội Trung Quốc.
Theo chuyên gia Tiết Lực, cho đến nay, Trung Quốc chưa hình thành được chiến lược biển nên vẫn tỏ ra chần chừ trong việc thăm dò, khai thác tài nguyên ở Biển Đông.
Sở dĩ Trung Quốc còn do dự trong thăm dò, khai thác tài nguyên tại Biển Đông bởi các nguyên nhân sau: (1) Biển Đông là một trong những vẫn đề có liên quan đến nhiều nước trong khối ASEAN, dó đó, Trung Quốc cần phải thận trọng xem xét vấn đề này trong khung quan hệ tổng thể và song phương; (2) Chiến lược biển của Trung Quốc còn chưa rõ ràng, chưa xác định rõ Trung Quốc sẽ phải làm gì tiếp theo. Chiến lược biển ''ném đá dò sông'' của Trung Quốc đã tạo ra nhiêu vấn đề phức tạp trong quan hệ với các nước; (3) Khả năng khai thác biển của Trung Quốc còn yếu kém trong khi đó, các nước phương Tây luôn dẫn đầu về khoa học kỹ thuật trong lĩnh vực khai thác khoáng sản ở khu vực biển sâu. Hiện nay, Trung Quốc mới chỉ đủ khả năng khai thác tài nguyên biển gần bờ, nếu khu vực biển có độ sâu vượt quá 3.000 m thì kỹ thuật của Trung Quốc không có khả năng vươn tới.
Tranh chấp Biển Đông - Trường Sa cần có khung giải quyết nhiều bên, tuy nhiên, Trung Quốc phải tự tìm con đường riêng để có những bước đi ''đột phá'' trong tiến trình thăm dò, khai thác ở Biển Đông.
Theo ông Tiết Lực, Trung Quốc cần có ý tưởng cùng nhau tổ chức khai thác tài nguyên tại khu vực biển đang tranh chấp cho các bên liên quan. Vấn đề trọng tâm của quan điểm này là: thứ nhất, Trung Quốc chưa đủ khả năng thì tạm dừng lại; thứ hai, Trung Quốc cần phải tham gia vào khai thác; thứ ba, trong khi khai thác, Trung Quốc cần phải tận dụng cơ hội “cùng có lợi” và nếu các nước khác không muốn có kết quả cùng có lợi thì Trung Quốc phải tự chủ động.
Tại khu vực biển Hoàng Sa, Đông Sa, Trung Sa chỉ liên quan đến 2 nước và 1 bên, còn khu vực biển Trường Sa lại liên quan đến 5 nước, l bên. Cùng với việc năm 1994, khối ASEAN đã tuyên bố ''sẽ không lấy danh nghĩa song phương, mà lấy danh nghĩa tập thể để tiến hành (đàm phán về vấn đề Trường Sa'', việc Trung Quốc xem xét đến phương án giải quyết trong khung đa bên tham gia vào tổ chức cùng nhau khai thác tài nguyên tại Trường Sa là phù hợp.
Về tính khả thi của ý tưởng, xét từ thực tế, nguyên tắc xác định biên giới biển còn có nhiều chỗ không thống nhất, nên các nước đều có thể đưa ra lý do hay chứng cứ khẳng định chủ quyền. Khu vực phức tạp nhất Biển Đông là khu vực Trường Sa (có những nơi tồn tại tới 6 đường biên giới các nước chồng lên nhau). Do đó, đây là các bên cần tiến hành tổ chức cùng nhau khai thác theo hướng cùng có lợi. Trước mắt, tìm vài địa điểm thích hợp ở khu vực Trường Sa để tiến hành thăm dò, khai thác mang tính thử nghiệm. Nếu có dầu, khí, thì sẽ tiến hành phân chia lợi ích cho các bên liên quan. Ngược lại, nếu các nước liên quan không đồng ý, Trung Quốc sẽ tự làm lấy. Tuy nhiên, xét về khả năng thực tế hiện nay, Trung Quốc cũng chỉ có thể tiến hành các cuộc thăm dò mang tính sơ lược ở khu vực nước sâu.
Theo ông Tiết Lực, mặc dù vấn đề Biển Đông hiện nay không thể giải quyết bằng vũ lực, nhưng Trung Quốc vẫn phải có một lực lượng quân sự đủ mạnh để có thể giải quyết tranh chấp khi cần thiết, đặc biệt trong tình huống Trung Quốc tự tiến hành khai thác dầu, khí tại khu vực Trường Sa.
T.C (tổng hợp)
Link: http://www.cpv.org.vn/cpv/Modules/News/NewsDetail.aspx?co_id=30692&cn_id=357947
nguyenyenson wrote on Sep 15 Bác HG sưu tầm bài này "quá hay" ! Nhưng sao không "bình lựng" ít dòng? |
hoangguitar wrote on Sep 15 nguyenyenson said Bác HG sưu tầm bài này "quá hay" ! Nhưng sao không "bình lựng" ít dòng? Em chả dám...hic |
nguyenyenson wrote on Sep 15 Xin phép mang cái ảnh của bác chụp về nhà tôi...! Friend của tôi có nhiều tay "dám ăn dám nói" lắm. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét