Chủ Nhật, 27 tháng 9, 2009

Chuyện vui buồn tuần qua


Một cách khảo sát thực tế

Trong buổi trò chuyện trực tuyến vừa qua, khi một giáo viên nêu câu hỏi :""Từ khi ở cương vị Bộ trưởng, Bộ trưởng đã đi khảo sát, thực tế việc quản lý, dạy và học tại các trường chưa? Bộ trưởng có thấy tình hình thực tế tại các trường này có như trong báo cáo của cấp dưới gửi lên không?"", Bộ trưởng Nguyễn thiện Nhân đã trả lời như sau:
""mỗi lần tới địa phương, chúng tôi thường tìm gặp các thầy cô hiệu trưởng các trường tại tỉnh đó, trao đổi khoảng 2 tiếng, nêu hoạt động trong nhà trường, đánh giá chủ trương của Bộ và các vấn đề đặt ra."
Xin để các bạn tự rút ra đánh giá

Mô hình kinh tế không đụng hàng

Phó viện trưởng Viện Nghiên cứu giá cả Bộ Tài chính Vũ Đình Ánh đã có phát biểu như sau :

"Thời gian qua, các chính sách giãn, giảm thuế của chúng ta mới nhằm vào mục đích khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất nhiều hơn hàng hóa để đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng. Tuy nhiên, sự thật thì ngược lại một số mặt hàng nguồn cung vẫn thiếu, giá vẫn cao nhu cầu vẫn nhiều.

Chẳng hạn như ôtô, ở các nước người ta áp dụng các biện pháp như đổi xe cũ lấy xe mới, hỗ trợ tiền, lãi suất cho người dân mua ôtô. Ở VN thì ngược lại, dân xếp hàng mua xe, hợp đồng nợ đến tận năm 2010 mà 11 liên doanh sản xuất vẫn không đáp ứng được. Điều này cho thấy mô hình kinh tế của VN vận động không giống một nước nào trên thế giới, do vậy, cần phải có những liều thuốc hợp lý. Giải pháp như thế nào chưa thể nói cụ thể, song cần có sự nghiên cứu sâu từ các bộ ngành có liên quan..."

Thật ra không chỉ mô hình kinh tế mà gần như moi lĩnh vực Việt nam ta đang đi theo một kiểu không giống ai, khỏi lo đụng hàng.

Tiếng nói phản biện có được lắng nghe ?

Còn  theo TS Vũ Thành Tự Anh, ở Việt Nam, không có nhiều tiếng nói độc lập và "tiếng nói độc lập được lắng nghe thì còn ít hơn nữa". Theo ông “"Hiện nay ở Việt Nam rất thiếu tiếng nói phản biện chính sách. Theo nguyên lý của điều khiển học, một hệ thống thiếu thông tin phản hồi có chất lượng sẽ không thể tự hoàn thiện.

Khi nền kinh tế của chúng ta ngày càng trở nên phức tạp thì những tiếng nói phản biện có tính xây dựng là rất quan trọng. Cần phải hình thành một lớp học giả có ý kiến độc lập và chịu trách nhiệm về ý kiến của mình". (Sài Gòn Tiếp Thị, 29/8)

Những rủi ro trong cuộc sống đô thị

Còn theo giảng viên Nguyễn Minh Hòa (bộ môn Đô thị học, ĐH KHXH&VN TP.HCM):
"Một sự thật là thành phố nào cũng có rủi ro, rủi ro của đô thị bao giờ cũng cao hơn nông thôn nhiều lần, nhưng lại có một sự thật khác mà chúng ta phải nhìn nhận là thành phố của chúng ta hiện là một trong số những thành phố không chiến tranh nhưng lại có mức độ rủi ro khá cao và diễn ra khá thường xuyên, đến nỗi chúng ta tự trở nên trơ lì trước mỗi thông tin như thế. (...)

Một thành phố cho dù giàu có đến đâu, có nhiều phong cảnh đẹp, có nhiều nhà cao tầng, vô số ngân hàng và có lịch sử oai hùng đến mấy cũng sẽ giảm mất giá trị và trở nên vô nghĩa nếu con người sống trong đó không được an toàn, không được bảo vệ và phải chịu sức ép thường trực do luôn phải đối mặt với những rủi ro cao. Tiêu chuẩn đầu tiên và cao nhất để đánh giá về một thành phố sống tốt chính là mức độ an toàn con người sống trong đó...",

Đường lưỡi bò

Thạc sĩ Hoàng Việt - người chuyên nghiên cứu về "đường lưỡi bò" - phát biểu trên Tuổi Trẻ (3/9):


"Vùng nước nằm trong "đường lưỡi bò" chiếm 80% diện tích biển Ðông mà Trung Quốc cho là "vùng nước lịch sử" là không thể chấp nhận được. Cộng đồng quốc tế chưa bao giờ ghi nhận một yêu sách như vậy và sẽ không chấp nhận một vùng biển lớn vào loại nhất, nhì thế giới lại nằm dưới quyền tài phán của duy nhất một nước.

Yêu sách về "đường lưỡi bò" này không chỉ vi phạm quyền lợi của VN mà còn đụng chạm tới quyền lợi của hầu hết các quốc gia trong khu vực ASEAN cũng như các quốc gia liên quan.

Nếu yêu sách chiếm gần 80% toàn bộ biển Ðông được chấp nhận, tất cả tàu thuyền qua lại vùng biển này đều phải được sự cho phép của chính quyền Trung Quốc mới được phép lưu thông. Chưa kể tất cả tài nguyên trong vùng biển này từ tài nguyên sinh vật đến tài nguyên không sinh vật đều thuộc quyền kiểm soát của Trung Quốc. Quyền tự do lưu thông trên biển cả sẽ bị đe dọa nghiêm trọng, thương mại quốc tế qua vùng biển này sẽ bị Trung Quốc khống chế".







nguyenyenson wrote on Sep 4
Giáo sư Hoàng Ghita tổng hợp tin tức tuần qua như vầy, sẻ được sự ủng hộ của đông đảo bạn đọc, trong đó có...em.
Tiếp tục đi anh...!
hphamtsnqd wrote on Sep 4
Cứ không mua hàng và du lịch trung cộng là ổn thôi !
vphu0ng wrote on Sep 4
Tiêu chuẩn đầu tiên và cao nhất để đánh giá về một thành phố sống tốt chính là mức độ an toàn con người sống trong đó...",

Bên em người ta tính tiêu chuẩn cao nhất cho đô thị bằng : chính trị , kinh tế ,xã hội ,ecological factors ( Tiếng Việt= ?? ) ,an toàn cá nhân , nền y tế ,chương trình giáo duc , hướng nghiệp , tình hình giao thông công cộng .
Còn nếu tính theo chỉ số hạnh phúc gì đó , mấy mươi cái đô thị bên em nằm tuốt ở dưới chót danh sách hạnh phúc .
hoabattublog wrote on Sep 4
chả biết hoangguitar thế nào nhưng thấy blog xì tin thế nên nàng hoa cũng xì tin gọi anh guitar hén.
hoabattublog wrote on Sep 4
1 chuồng vịt có hàng rào lũy tre bao quanh đúng thật. thanx anh guitar về bài viết rất hay này
tranminhdang wrote on Sep 5
Cảm ơn anh Hoàng.
Trung Quốc lộng hành quá
lonely50 wrote on Sep 5
Thầy Đờn cũng thời sự ghê ! ...vậy mà cứ tưởng thầy ..ham đánh đờn ...hiiiiiiiiii
uyenvan wrote on Sep 5
Bộ trưởng của mình giỏi quá hén anh, nhờ ngày ngủ có 4 tiếng nên thông minh ra, muốn tìm hiểu về hoạt động của trường và việc thực hiện chủ trương, chính sách của bộ thì trao đổi với hiệu trưởng vài tiếng đồng hồ ! Vỗ tay khen phát nào !

Không có nhận xét nào: