Thơ hay không chưa biết, nhưng rất lạ. Một kết hợp giữa thơ và tản văn. Đọc cho biết cô nhà văn này đang tự khám phá mình như thế nào
Hỏi đường
Những ngày lang thang trên đất lạ, với tấm bản đồ rách rã, đôi khi tôi phải dừng lại hỏi đường. Ông ơi, lối đi này dẫn tới đâu, cháu muốn tới những thung sâu
những bãi cỏ buổi sáng từng là chợ, ông già im lặng và ngón tay gầy quắt, vẽ cho tôi một con đường
Những ngày hoang mang trên đất lạ, tôi hỏi những em bé gầy gò, lem luốc
em ơi, đi lối nào tôi sẽ đến đỉnh ngọn núi kia, để nhìn dòng sông kẽ một chân mày nơi đáy vực. Những em bé ngó nhau, lời ngọng ngịu trên môi vạch cho tôi một con đường.
Những ngày phiêu lưu trên đất lạ, tôi hỏi những cô gái tỉa bắp bên đường, chị ơi ngã nào thì tới cánh đồng, bầy dê nhỏ vùi mặt vào cỏ rối, bên lối đi nhiều hoa dại, lúa xỏ mầm qua đất, xanh non. Những cô gái gạt mồ hôi, ánh mắt cười lung linh trao cho tôi một con đường.
Những ngày rong ruỗi trên đất lạ, tôi một lần dừng chân lại hỏi con đường, lối nào sẽ dẫn đến người. Đường im lặng đi lên đồi mải miết, người ngốc ơi, chỉ cần dừng chân lại, sẽ thấy người.
Khúc hát rời Nho Quế
Sông chiều
nhiều nắng mỏng
giang hồ ngồi nhớ mênh mông quê nhà...
*
Cầu nát
Tôi ở bên bờ ngơ ngác
lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong
Lũ trẻ chăn dê thản nhiên qua sông
*
Em vớt củi giữa dòng
váy em ướt đẫm
phơi củi bằng nắng,
váy lay gió rồi khô,
em hong phận người thương khó bằng gì ?
*
Người lẻ bảy ngày ngồi đây muốn khóc
Sông chảy một mình giữa đá, buồn không ?
Sương mù
Chân lý ngủ mê,
vào cái ngày sương mù ấy
lá đang xanh hay đã phai màu ?
hoa bạc đầu hay sắc tím vẫn nhói sâu ?
Đường thăm thẳm vô biên, hay đường chỉ năm ba bước ?
Mây lang thang trên vai, hay không bao giờ ta tới được trời cao ?
Mắt tôi vừa rụng giọt sương
hay nước mắt cất lời ?
Người còn ở bên tôi
hay người để tình trôi ?
Thênh thang thênh thang sương rơi…
Những câu hỏi liêu xiêu hư thực,
trong ngày sương thức giấc,
nuốt vào lòng nó sự thật giống như sự thật
Tin còn có vành tai, nhờ lạnh buốt
Tin còn có bàn tay, vì lạnh buốt
Mặt trời ơi mặt trời ơi,
cũng có khi tôi nhớ người…
Về quê...
Thằng bạn tôi, thằng bạn bụi bậm, thằng bạn giang hồ của tôi về nhà.
Tôi không biết nhà nó ở đâu, nghe nói có một ngọn đèo, có cây, có cỏ, có khói tỏa lên từ
những mái nhà dưới thung.
Đứa tinh quái, nhiều ý tưởng mới lạ, nhưng nói về quê mình thì cũng chỉ ba từ “đẹp mà buồn”.
Giống cái cách người đời khi kể về quê của họ.
Ở quê nó có một bầy em nhỏ. Đứa ngoan đứa không ngoan. Về quê là nghe mẹ trách ba ba trách mẹ, em này méc em kia. Ngơ ngác xử phân mà đằng nào đúng cũng xốn xang.
Về quê thấy có bầy dê mới, góc cột thêm một ổ mối, cây ổi vườn sau bị gãy mất nhánh rồi. Không có vẻ gì chờ đợi người lang bạt.
Chái sau nhà đã lợp thêm mà không đợi.
Cỏ trên đồi không đợi, mịt mùng xanh.
Hoa bên rào không đợi, đã nở, cũng vừa xong nát rữa
Láng giềng không đợi, đi mua rượu cho chồng, chân rối vào chân. Tay níu chặt cái chai và chiếc nón loay hoay nửa như giấu đôi má rám nửa muốn che vồng ngực chảy não nề. bên xóm có người về…
Trẻ con không đợi, cứ lũ lượt ra đời, khóc rạn cả một vạt chiều lơi nắng.
Chỉ mẹ đợi bạn về để nói : “ba mầy lúc này suốt ngày say…”
Chỉ ba đợi bạn về để nói : “mẹ mầy đã cạn tình yêu…”
Chỉ những đứa em đợi bạn về để khoe vết chém còn mới trên vai, "Thù này quyết trả...”
Đứa em gái níu tay anh thầm thì, “anh ơi, môi chạm vào môi thì có con không ?”
Bạn tôi mỉm cười.
Cỏ trên đồi đã từng qua mùa cháy.
Xanh xanh.
Hỏi đường
Những ngày lang thang trên đất lạ, với tấm bản đồ rách rã, đôi khi tôi phải dừng lại hỏi đường. Ông ơi, lối đi này dẫn tới đâu, cháu muốn tới những thung sâu
những bãi cỏ buổi sáng từng là chợ, ông già im lặng và ngón tay gầy quắt, vẽ cho tôi một con đường
Những ngày hoang mang trên đất lạ, tôi hỏi những em bé gầy gò, lem luốc
em ơi, đi lối nào tôi sẽ đến đỉnh ngọn núi kia, để nhìn dòng sông kẽ một chân mày nơi đáy vực. Những em bé ngó nhau, lời ngọng ngịu trên môi vạch cho tôi một con đường.
Những ngày phiêu lưu trên đất lạ, tôi hỏi những cô gái tỉa bắp bên đường, chị ơi ngã nào thì tới cánh đồng, bầy dê nhỏ vùi mặt vào cỏ rối, bên lối đi nhiều hoa dại, lúa xỏ mầm qua đất, xanh non. Những cô gái gạt mồ hôi, ánh mắt cười lung linh trao cho tôi một con đường.
Những ngày rong ruỗi trên đất lạ, tôi một lần dừng chân lại hỏi con đường, lối nào sẽ dẫn đến người. Đường im lặng đi lên đồi mải miết, người ngốc ơi, chỉ cần dừng chân lại, sẽ thấy người.
Khúc hát rời Nho Quế
Sông chiều
nhiều nắng mỏng
giang hồ ngồi nhớ mênh mông quê nhà...
*
Cầu nát
Tôi ở bên bờ ngơ ngác
lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong
Lũ trẻ chăn dê thản nhiên qua sông
*
Em vớt củi giữa dòng
váy em ướt đẫm
phơi củi bằng nắng,
váy lay gió rồi khô,
em hong phận người thương khó bằng gì ?
*
Người lẻ bảy ngày ngồi đây muốn khóc
Sông chảy một mình giữa đá, buồn không ?
Sương mù
Chân lý ngủ mê,
vào cái ngày sương mù ấy
lá đang xanh hay đã phai màu ?
hoa bạc đầu hay sắc tím vẫn nhói sâu ?
Đường thăm thẳm vô biên, hay đường chỉ năm ba bước ?
Mây lang thang trên vai, hay không bao giờ ta tới được trời cao ?
Mắt tôi vừa rụng giọt sương
hay nước mắt cất lời ?
Người còn ở bên tôi
hay người để tình trôi ?
Thênh thang thênh thang sương rơi…
Những câu hỏi liêu xiêu hư thực,
trong ngày sương thức giấc,
nuốt vào lòng nó sự thật giống như sự thật
Tin còn có vành tai, nhờ lạnh buốt
Tin còn có bàn tay, vì lạnh buốt
Mặt trời ơi mặt trời ơi,
cũng có khi tôi nhớ người…
Về quê...
Thằng bạn tôi, thằng bạn bụi bậm, thằng bạn giang hồ của tôi về nhà.
Tôi không biết nhà nó ở đâu, nghe nói có một ngọn đèo, có cây, có cỏ, có khói tỏa lên từ
những mái nhà dưới thung.
Đứa tinh quái, nhiều ý tưởng mới lạ, nhưng nói về quê mình thì cũng chỉ ba từ “đẹp mà buồn”.
Giống cái cách người đời khi kể về quê của họ.
Ở quê nó có một bầy em nhỏ. Đứa ngoan đứa không ngoan. Về quê là nghe mẹ trách ba ba trách mẹ, em này méc em kia. Ngơ ngác xử phân mà đằng nào đúng cũng xốn xang.
Về quê thấy có bầy dê mới, góc cột thêm một ổ mối, cây ổi vườn sau bị gãy mất nhánh rồi. Không có vẻ gì chờ đợi người lang bạt.
Chái sau nhà đã lợp thêm mà không đợi.
Cỏ trên đồi không đợi, mịt mùng xanh.
Hoa bên rào không đợi, đã nở, cũng vừa xong nát rữa
Láng giềng không đợi, đi mua rượu cho chồng, chân rối vào chân. Tay níu chặt cái chai và chiếc nón loay hoay nửa như giấu đôi má rám nửa muốn che vồng ngực chảy não nề. bên xóm có người về…
Trẻ con không đợi, cứ lũ lượt ra đời, khóc rạn cả một vạt chiều lơi nắng.
Chỉ mẹ đợi bạn về để nói : “ba mầy lúc này suốt ngày say…”
Chỉ ba đợi bạn về để nói : “mẹ mầy đã cạn tình yêu…”
Chỉ những đứa em đợi bạn về để khoe vết chém còn mới trên vai, "Thù này quyết trả...”
Đứa em gái níu tay anh thầm thì, “anh ơi, môi chạm vào môi thì có con không ?”
Bạn tôi mỉm cười.
Cỏ trên đồi đã từng qua mùa cháy.
Xanh xanh.
lamkhanhlam wrote on Aug 16 Em rat thich bai tho* 1, 2 ,3 dde^m' tu` tre^n xuo^ng' !
Cam' on anh H. post ! la^u ro^i` em ko^ ghe' qua trang web cua? chi. Tu* . |
phuongphat wrote on Aug 16 NNT đem đến cho văn đàn VN hiện nay những làn gió mới lạ kỳ . Cách sử dụng từ , phân chia bố cục và thể hiện chủ đề rất kỳ lạ và thu hút . "Cánh đồng bất tận " đã được đưa lên sàn kich và chuẩn bị được mổ xẻ trên màn ảnh nay mai . |
haphan52 wrote on Aug 16 Hà cũng không thích bài nào, chỉ thích Nguyễn Ngọc Tư của ngày xưa với những truyện ngắn mà giọng văn chân chất, đầy chất nam bộ, đọc xong bao giờ cũng múôn đọc lại. Cánh đồng bất tận có nổi đình nổi đám, có làm mới NNT ở cách viết mạnh hơn nhưng sao vẫn cảm thấy không ổn.. kỳ vậy đó. Phải chi Thế Vũ còn ảnh sẽ phân tích cho Hà nghe. Từ ngày ảnh không còn Hà mù thiệt rồi! |
ngocyen054 wrote on Aug 16 Mình ngưỡng mộ NNT, một phụ nữ với những ý tưởng sắc nét và lạ lẫm, một người dám dấn thân, một tài năng đang độ chín. Nhưng sao lạ, những tác phẩm NNT mình đã đọc qua, chưa hề muốn đọc lại lần thứ hai. Mặc dù mình vẫn thấy rất hay và độc đáo.
Mình tự tìm hiểu, không biết cái mắc mứu ấy nó nằm ở chỗ nào. Phải mất một thời gian rất lâu, và đọc hầu hết những tác phẩm của cô, mình mới hiểu rằng, đó là sự cường điệu thái quá trong các tác phẩm ấy. Chỉ là ý riêng của mình thôi nhé. |
gioheomay wrote on Aug 16 Có lẽ xin trở lại với cái entry này một lần nữa và xin gởi lại một cái com nữa . Gió rất thích những cái tản của NNT ở thời kì đầu mới tập tễnh viết . Lúc ấy cái nhìn của cô mộc mạc nhưng lại tràn trề cảm xúc .Gió có cảm giác NNT chỉ đủ sức nhìn những cái quanh mình , viết về những cái quanh mình vì tất cả gần như hơi thở của cô và vì cô yêu chúng .Khi chạm đến một cánh cửa khác hơn , NNT dường như bị hụt. Đây là một người trẻ có cái nhìn hồn hậu mà sắc nét,chân thật mà sâu sắc ...một cái nhìn đẹp ngay từ trong cái xấu .Gió cũng không thích đọc truyện ngắn của NNT không phải vì sự cường điệu mà bởi đôi lúc nó cứ như chưa phải là truyện ngắn _ Nó như một cái tản hơi quá dài , quá nhiều tình tiết, quá nhiều nhân vật nên ít truyện ngắn nào đọng lại một cốt truyện rõ ràng trong người đọc .
Cũng là ý riêng của mình thôi nhé |
giaogia wrote on Aug 16 GG thì rất thich nhà văn này- nhờ HG bây giờ mới biết cô còn là nhà thơ nữa-
Nếu có sống lăn lộn ở miền sông nước Nam bộ thì mới thấm được cái hồn truyện của NNT . Sau 1975 có thời gian GG về miền Tây làm đủ thứ nghề như theo đoàn hát rong (để ...kéo màn và soát vé hhehehe) cấy lúa mướn, phụ chăn vịt, bốc vác ở bến xe, ăn bờ ngủ bụi ,giang hồ trên các ghe buôn bán theo sông, nên đọc NNT rất thấm và như sống lại những ngày đó.... |
kimhoan55 wrote on Aug 17 Thực sự mà nói, từ khi anh ấy ra đi, em mãi miết chạy theo cơm áo gạo tiền lo cho bọn trẻ, không hề có một thì giờ nào dành cho mình. Em chưa hề biết NNT là ai và có thể không biết rất rất nhiều những điều nên biết. Em chỉ cảm nhận thơ như nó là của chính mình. Em thích cả hai bài 2 và 3 vì nơi đó em nhìn thấy được tình cảm của nhà thơ ( có thể của cả em ? ). Theo em, " Khúc hát rời Nho Quế " có phải nói lên nỗi cô đơn quạnh quẽ, một kiếp người. Một chiều bên cầu nhìn sông nước chảy ngậm ngùi cảm thán thân phận mình. Nhìn " lũ trẻ chăn dê thản nhiên qua sông " vì đời chúng còn thơ dại chưa thấu hiểu được " lòng đục nghẹn ngào trước nước quá trong " Rồi cũng cái suy tư ấy, suy tư về thân phận một con người, nhà thơ nhìn thấy chuyện đời thường rất dễ như " phơi củi bằng nắng, váy lay gió rồi khô " thế nhưng câu hỏi ray rứt " em hong phận người thương khó bằng gì ? " Thật xót xa lắm thay ! Hai câu kết nghe như một lời than vãn. Sự cô đơn của thi nhân " Người lẻ bảy ngày ngồi đây muốn khóc " Bảy ngày nói lên thời gian dài dằng dặc của tuần vẫn đơn lẻ phận mình thì câu cảm thán hỏi cả đến vật vô tri " sông chảy một mình giữa đá, buồn không ? " " Buồn không ? " lời nhẹ nhàng nhưng cô đọng lắm, gỏi trọn nỗi cô quạnh của mình, thi nhân chỉ biết diễn tả bằng lệ " ngồi đây muốn khóc " . Bài nói lên niềm đau , nỗi cô đơn của thi nhân, em cảm xúc nhưng có một điều em chưa hiểu được là tại sao từ " Nho Quế " lại viết hoa nên có thể em sẽ nhận xét không xác thực tâm tư tình cảm của NNT
Còn bài " Sương mù " theo em là nói lên tình cảm nhớ thương một bóng hình xa hun hút. Trong đám mù sương thì cái chân lý là một cơn mê, những câu hỏi được đặt ra giữa mộng và thật. " Lá đang xanh hay đã phai màu ? có lẽ là nói lên tuổi xuân đã trôi qua nhanh như chiếc lá xanh không còn màu xanh tươi thắm nữa. " Hoa bạc đầu hay sắc tím vẫn nhói sâu ? " Chẳng phải nói lên tình yêu vẫn sâu đậm trong tim, cái màu tím thủy chung và buồn da diết đó đến bạc tóc vẫn đau xót cả lòng. NNT cho ta thấy tình yêu trong cô , mong mỏi đến bên người thể hiện qua cái chẩm hỏi " Đường thăm thẳm vô biên, hay đường chỉ năm ba bước ? Mây lang thang trên vai, hay chẳng bao giờ ta tới được trời cao ? " Người tình thấy gần như " mây trên vai " mà lại xa thăm thẳm như trời cao vòi vọi. " Người còn ở bên tôi. Hay người để tình trôi ? " Và cô rơi nước mắt khi nghĩ đến người yêu xa, xa lắm ! Nước mắt như sương rôi thênh thang ! Rồi qua những câu hỏi hư hư thực thực đó cái chân lý từ lúc mê đến lúc tỉnh thì sự thật vẫn là sự thật. Sờ tai thấy lạnh , biết lạnh. Nắm tay lại thấy lạnh, biết lạnh . Cái lạnh này nói lên sự mong đợi một hơi ấm tình yêu. Một cháy bỏng nồng nàn của mặt trời. Cô kêu lên tha thiết " Mặt trời ơi mặt trời " nhưng lại chỉ nhỏ nhẹ " cũng có khi tôi nhớ người ...".Một câu nhẹ thật nhẹ nhưng nói lên nỗi xót xa sau tiếng gào kêu người tình tự sâu thẳm. Bài " Sương mù " nói lên nỗi nhớ thương, lòng yêu chung thủy như một chân lý của NNT, thật cảm động ! Em yêu thơ nên thích nhìn nhận sự việc như một bài thơ nhẹ nhàng chứ em không nhìn dưới góc cạnh một tản văn. Vài lời cảm xúc khi đọc hai bài thơ của NNT vì em nhìn theo khía cạnh riêng tư, nếu có gì không chuẩn thì xin anh Hg đừng cười chê nghe ! Cảm ơn anh có những entry rất sống ! |
vphu0ng wrote on Aug 17, edited on Aug 17 Những cánh đồng khô cháy , cạn nước , những kiếp người cô đơn , già ngắt ,đầy bi kịch . Những bi kịch cường điệu đến gai góc , rướm máu của đời người . Em xa quê lâu quá , nếu có về quê , cũng chỉ thấy ánh đèn lấp lánh nơi đô thị , đâu thấy được những mảnh đời rách nát của dân quê . Đọc cánh đồng bất tận , em thấy rờn rợn , ghê ghê , sờ sợ . Rồi em mệt , chưa kịp thấm một bi kịch , đã tiếp nối ngay một bi kịch khác . Gấp sách lại , thấy mình như qua một cơn mê dài , nặng nề , u ám , với cảnh vật tang thương , với đời người tăm tối .
Giọng văn NNT rặt ròng Nam bộ , nhưng sao em thấy gai góc quá , sần sượng quá . Em thích văn Nam bộ với quần lãnh Mỹ a phơi phới , với cá kho mặn mòi rau luộc xanh mát , như Hồ Biểu Chánh , như Nguyễn Chánh Sắt ... . Mấy bài thơ trên , đọc mệt mỏi quá . Mệt vì những câu thơ dài ngắn , mệt vì ý thơ rối rắm nhiều tình tiết . Lạ thì lạ thật đấy , nhưng hay thì không dám nói là hay . Có một câu thơ ,rất tới , rất đời ,nhưng chua chát quá " em hong phận người thương khó bằng gì ? ". |
Comment deleted at the request of the author.
lamkhanhlam wrote on Aug 17 Em RẤT ghét cái tản văn cuối cùng vì sự nhăng cuội trong nó, vì em đã từng đọc qua cái phong cách tản giông hệt như thế ở vài người. Nó cho em có cảm giác tác giả cố tình đưa những triết lý vụn vặt & những ý tưởng lạ lẫm, bí ẩn vào để tỏ ra mình khác thường, cao siêu nhưng thực chất là chẳng có gì đặc biệt hay siêu cao cả ! và thật kì, là bây giờ ngày càng có nhiều nhà văn (hay chỉ khoát lớp áo nhà văn chứ kô phải nhà văn) thích phô trương mình bằng lối viết khác thường kiểu này và tự hào như thể đó là sự sáng tạo, phá cách trong văn thơ.
Em thật may mắn là được cái duyên quen biết những người bạn không phải là nhà văn, thơ nhưng lại viết những cái tản, thơ hay tuyệt, chạm đáy tâm hồn. Những người đó ở quanh đây thôi, là anh Hoàng G., là các chị, các em trên gốc phố mạng này! Em thích Tư ở 1 vài tác phẩm của chị ấy, nhưng kô thích tất cả. Và lúc gần đây nhất là em thích 1 bài diễn văn chị Tư đọc ở Hàn Quốc, nói về sự cô đơn trong sự nghiệp viết văn. Bài viết rất hay vì nó thể hiện những bức xúc trong lòng nhà văn này đối với nghề. Ngẫu hứng, nghĩ tới đâu xổ tới đó. hehe |
trucngth wrote on Aug 17 Có lẽ ý của em gần với ý của chị Ngọc Yến , thoạt đầu thấy cách viết của NNT rất hay , rất lạ ; mang đậm chất Nam Bộ nên thích thú tìm đọc . Nhưng rồi cứ thấy cách viết ôm đồm và na ná như nhau qua nhiều truyện ngắn và tản văn nên cũng mau chán ... Riêng những bài "thơ" này thì ... có lẽ bài 1 có những tứ lạ và hay , bài 4 thì ... không thích lắm . |
thunhan wrote on Aug 18 Có lẽ mình hơi cổ lổ sỉ, nhưng mình khó thích thơ tự do. Nói đúng ra là cũng có thích một vài bài, ví dụ bài Thơ viết ở biển của Hữu Thỉnh. Theo mình, thơ hay là khi đọc, mình bị “dính” ngay vào nó, không cách nào gỡ ra được, nó cứ như ám ảnh mình suốt. Mà những bài thơ như thế, hiếm lắm. Những năm đi dạy, cái khổ tâm nhất của mình là giảng thơ, đôi khi mình nghe rân rân trên mặt, cái cảm giác như là nói dối đó.
Về mấy bài này của NNT, mình chỉ thích cái tứ thơ thôi, chứ lời thì… chưa nhập tâm được. Với mình, NNT phải là văn, văn của những ngày đầu, của Ngọn đèn không tắt và Cánh đồng bất tận. Nó xoáy ghê lắm. Đọc mà rớt nước mắt không kềm được. Có lẽ là có cái đồng cảm trong chất Nam bộ chăng, hay vì những mảnh đời trong tác phẩm? Không dưng mà câu nói của thằng Điền “Phải chi ông này là ông nội mình, thương đỡ hén Hai” khiến mình đau thắt trong ngực, nghe nhói một cái muốn nín thở. Lạ vậy đó, dù không hề có điều gì giống nhau trong hoàn cảnh, trong tình cảm… Rồi cánh đồng với cô gái, uất nghẹn và tuyệt vọng, sự xót thương và nỗi đau, nhiều nữa… Có điều, nhưng tác phẩm sau này của cô ấy, mình lại không còn có cảm giác như vậy nữa. Cũng phải thôi, làm sao buộc người ta phải cứ viết hay hoài theo ý mình? So sánh thì rõ là khập khiễng, nhưng món ngon ăn mãi cũng chán chứ! |
hoathiold wrote on Aug 26 Mặt Trời ơi Mặt Trời ơi
có đôi khi tôi nhớ người ! đã nhiều lần trong đời em cũng gào to như thế - và cuối cùng chỉ nói khẽ đủ mình nghe... Cảm ơn Nguyễn ngọc Tư ! bạn đã mở ra một chân trời để chúng tôi nhìn ngắm cho dù thế nào - đó cũng là chân trời riêng của bạn ! |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét