Bộ GDDT đã giao cho Cục Khảo thí và kiểm định chất lượng giáo dục một công việc vừa vinh quang vừa cay đắng : Thẩm định lại chất lượng của các văn bằng du học sinh Việt nam nhận được từ nước ngoài ( không có ngoại lệ) để công nhận chúng tương đương với văn bằng của đại học Việt nam.
Hàng năm chúng ta có đề án đưa hàng ngàn sinh viên đi du học và hàng nhiều lần số đó du học theo các con đường khác nhau. Các sinh viên ta trước khi chính thức nhập học thường được yêu cầu học lại hoặc học thêm một số môn nhằm thu hẹp khoảng cách với các sinh viên bản địa. Điều này cho thấy có một khoảng cách giữa hệ thống giáo dục giữa ta và các trường nước ngoài mà ta là những kẻ ở chiếu dưới. Điều này cũng phải thôi. Biết được mình là ai, mình đang ở vị trí nào mới có hướng để cố gắng tiến bộ.
Nay với việc làm này ta chứng tỏ ta không còn ở chiếu dưới nữa mà đã bỗng chốc “ giũ bùn đứng dậy sáng lòa”. Phen này thì cử nhân tiến sĩ gì của Harvard, Oxford, Cambridge…đều phải cúc cung nạp hồ sơ chờ được thẩm định, công nhận bằng của họ ...tương đương với bằng cấp Việt nam.. Mà ai thẩm định nhỉ. Thuê các giáo sư nước ngoài thẩm định ? Hay chính các giáo sư tiến sĩ của ta sẽ trực tiếp thẩm định. Lưu ý là số giáo sư tiến sĩ của ta nói rành một ngoại ngữ không nhiều đâu nhé. Chắc rồi sẽ có “cò” thẩm định thôi.
Không biết cái đầu bò nào...à quên cái đầu thông thái nào nghĩ ra được chiêu này thế nhỉ ? Chỉ cần một quyết định như thế là nền giáo dục chúng ta vụt cái vươn lên hàng đầu thế giới. Thế thì chúng ta việc gì phải loay hoay xây dựng một trường đại học đẳng cấp quốc tế làm gì nữa ? Chúng ta đã có đẳng cấp …siêu quốc tế rồi mà. Ặc…ặc…Đến chết vì sặc mất thôi.
27 Comments
anhoiemkhocne wrote on Aug 14 |
vphu0ng wrote on Aug 14 Cũng phải , vì có rất nhiều du học sinh ra nước ngoài chỉ biết tìm cách kiếm tiền và ở lại , không lo học . Rất nhiều , không có nghĩa là tất cả , nhưng thật sự rất nhiều . Em đã từng gặp du học sinh sang Đức , mở miệng ra là khoe Cha , Mẹ là Ông to Bà lớn gì đó bên VN . Lớp học tiếng Đức dành cho du học sinh tròn 6 tháng mà cấm có đứa nào nói được suôn sẻ . Cái lạ nhất là em thấy có nhiều em không biết nói tiếng Anh ,dù là tiếng Anh sơ đẳng nhất, một ngôn ngữ cần thiết cho một học sinh đi du học .Thế nên Bộ GD Việt nam thẩm định lại văn bằng của du học sinh chắc có nguyên nhân của nó .Nhưng loại này thì làm gì có văn bằng Đại học Âu Mỹ mà BGD ra quyết định này làm chi cho dư thừa ? Nhưng nói đi thì phải nói lại , cũng có du học sinh học hành đàng hoàng , chăm chỉ siêng năng , cần mẫn học hành đạt được tấm bằng xứng đáng .Nếu vậy BGD tính thẩm định cái gì ? Thẩm định chương trình học ? Thẩm định chất lượng học ? Thẩm định phương cách học ? Mấy ông mấy bà trong equipment thẩm định có từng học tới nơi tới chốn tại Oxford , Haward hay không ? Khổ ghê . Đã gởi học sinh qua nước người ta học , rồi còn đòi thẩm định văn bằng của người ta , thật là chuyện cười thời nay . Sao em nghi cái này là chuyện nói chơi cho vui thôi , chứ không phải chuyện nghiêm chỉnh đâu .Nếu là chuyện có thiệt thì ..hết ý kiến . |
Comment deleted at the request of the author.
lienhoa2009 wrote on Aug 14 Uh. Thật buồn cười. Mỗi năm lại nghĩ ra một chiêu mới. Hình như BGD hết việc làm thì phải. Chán từ chán đến chán. Không biết ai đủ khả năng để thẩm định đây. Các trường chất lượng cao của VN còn phải mời GV nước ngoài về dạy kia mà, đừng nói chi là trường thuộc đẳng cấp quốc tế. |
gioheomay wrote on Aug 14 Đó chỉ là một trong nhiều việc làm vô lý , vô nghĩa và vô duyên của GD nước nhà .... có gì để cười nữa đâu anh ? Sao lại không dành thời gian thẩm định lại chất lượng các văn bằng trong giáo dục đào tạo của chính ta xem , lúc đó có mà bật ngửa chứ chẳng chơi . Giờ thì hiện tượng học giả mà bằng thật đầy ra ...nghĩ là ngao ngán |
laodochanh wrote on Aug 14, edited on Aug 14 Thẩm định lại các văn bằng trong nước thì có mà... bẽ mặt cả lũ à? Thẩm định văn bằng của nước ngoài để ta được làm thày thiên hạ chứ. Nhưng khổ một nỗi. Việc đó chỉ có giá trị đối với cơ quan nhà nước thôi... |
laodochanh wrote on Aug 14 "Thẩm định lại chất lượng của các văn bằng du học sinh Việt nam nhận được từ nước ngoài ( không có ngoại lệ) để công nhận chúng tương đương với văn bằng của đại học Việt nam..." Cũng có nghĩa là thừa nhận số đông các con cháu các cụ đi học bằng tiền của chùa, của nhà... chúng nó có học gì đâu. Nói đến chuyện này. Lão nhớ câu chuyện hồi hội nghị Pari năm 1972 ý. Bác Thọ vơí ngài Kít đi hóng nắng ở ngoài trời. Ngài Kít khoe tôi có 3 bằng Tiến sĩ. Còn Ngài? Bác Thọ chẳng cần suy nghĩ trả lời ngay: Tôi không có bằng nào cả. Nhưng tôi kí ra bằng...?" ha ha ha / VN muôn năm??? |
professionalrat wrote on Aug 14 Giáo dục Việt nam đứng đầu thế giới từ dưới đếm lên!!! :D |
giaogia wrote on Aug 14, edited on Aug 14 Các bác ạ, thẩm định cũng đúng thôi, ở Mỹ có hàng ngàn trường "dỏm" cấp bằng vô tội vạ cho các sinh viên nước ngoài với giá rẻ mạt khỏang 500USD cho cử nhân, khoảng 1000USD cho tiến sĩ (chỉ có du học sinh và các quan chức các nước chậm tiến mua để lòe - còn công dân Mỹ mua cũng chẳng ích gì) GG biết nhiều du sinh qua học thì ít ,ăn chơi thì nhiều, không bao giờ dám ở lại, nằng nặc đòi về "giúp nước" với những bằng 'dzỏm" rất ghê. Bác nào thích loại bằng cấp này GG sẽ cung cấp thông tin cho.... Có đủ dấu nổi rất đẹp, có chụp hình chung với các giáo sư danh tiếng,(chỉ cần gởi hình cái mặt là được) có hình mặc với mũ áo tốt nghiệp hehheheh mại dzô .. |
chauvehieppho wrote on Aug 14 nói thẳng ra, đứa nào qua đây học hành thành tài và được ở lại hợp pháp thì những đứa đó dek có thèm về lại VN làm gì đâu anh. Nên những đứa học xong và quay về chắc là có vấn đề, |
tintinmilou wrote on Aug 15 Dạ đúng !!!... giáo dục VN đứng đầu thế giới ...... có nhiều Tiến sỹ lém !..em ủng hộ xin hoan hô VN .... nhưng mà em có thắc méc ... đứng đầu thế giới về giáo dục sao nước ta lại đứng chung mới các nước anh em Châu Phi nghèo khổ .... thôi em không thắc méc nữa đâu ... dù sao cũng được giải an ủi , có còn hơn không ...nhịn đói đứng đầu thế giới về giáo dục thì cũng ok roài.....heeeeeê |
hongdwc wrote on Aug 15 tiếp ý bác Giáo Già: Mấy cái trường dzỏm đó cũng đã vào đầu tư và giáo dục đầy hiệu quả tại Việt Nam đấy. Hồi nẳm, em cũng đã từng dạy ở một cái như vậy, dạy toàn VIP của tỉnh thôi nhá. (2 tỷ đồng VN để đào tạo ngoại ngữ cho khoảng 60 em cán bộ cao cấp của tỉnh trong 2 năm. Ôi tiền dân!) |
giahien wrote on Aug 15 @hongdwc, thật vậy sao bạn.. eheh .. lãnh đạo thì được quyền ...dốt và cực kỳ hài hước nửa chứ . Sắp tới sẽ có thêm cái quyết định số 97, các bác trí thức khoa hoc mà "phản biện" lạng quạng lề trái không xin phép cơ quan nhà nước ...luôn sáng suốt thì có mà tới số .... http://www.doi-thoai.com/baimoi0809_147.html |
phuong2124 wrote on Aug 15 Hà hà, phen này ông cứ gọi là cho bọn tiến sĩ giáo sư trường Hà vợt ví Ốc xì phợt đứng xếp hàng chờ thẩm định văn bằng của chúng nó tại Việt Nam Văn Hiến nhá. Ngờ đâu có ngày ông lại oai thế này cơ chứ!!!! |
lienhoa2009 wrote on Aug 15 giaogia said Các bác ạ, thẩm định cũng đúng thôi, ở Mỹ có hàng ngàn trường "dỏm" cấp bằng vô tội vạ cho các sinh viên nước ngoài với giá rẻ mạt khỏang 500USD cho cử nhân, khoảng 1000USD cho tiến sĩ (chỉ có du học sinh và các quan chức các nước chậm tiến mua để lòe - còn công dân Mỹ mua cũng chẳng ích gì)GG biết nhiều du sinh qua học thì ít ,ăn chơi thì nhiều, không bao giờ dám ở lại, nằng nặc đòi về "giúp nước" với những bằng 'dzỏm" rất ghê. Bác nào thích loại bằng cấp này GG sẽ cung cấp thông tin cho.... Có đủ dấu nổi rất đẹp, có chụp hình chung với các giáo sư danh tiếng,(chỉ cần gởi hình cái mặt là được) có hình mặc với mũ áo tốt nghiệp hehheheh mại dzô .. Nói vậy thì giáo dục ở Mỹ cũng nhiều tiêu cực quá. Thế thì biết tin vào đâu? Đâu là nơi tốt đẹp? Uh, xã hộ nào cũng thế mà thôi. |
minht wrote on Aug 16 Tặng các vị bài trên Talacu đọc cho vui. "Hội Hài hước Thế giới trao tặng chính phủ Việt Nam giải Chú Hề Vàng 2006 Las Vegas, 15.04.06 – Tuần qua, Hội Hài hước Thế giới (World Humor Association), tổ chức quốc tế danh tiếng và có uy tín nhất trên thế giới trong lĩnh vực sáng tác hài hước và châm biếm, đã công bố trao giải Chú Hề Vàng năm 2006 cho chính phủ Việt Nam. Đây là lần đầu tiên Hội trao giải thưởng này không cho một cá nhân, mà là cho một tập thể, và đây cũng là lần đầu tiên người được giải không hoạt động trong lĩnh vực phim ảnh hay truyền hình. Ông Phuck Themall, chủ tịch Hội, phát biểu trong bài diễn văn long trọng tại đêm trao giải được tổ chức ở Las Vegas: “Có thể nói không một chút phóng đại rằng bộ máy nhà nước Việt Nam hiện nay là trò hề lớn nhất mà chúng ta từng được biết tới, không có đối thủ cạnh tranh. Tác giả của nó, chính phủ Việt Nam, đã bỏ ra nhiều công sức trong nhiều năm qua để tạo ra một tác phẩm tổng thể, một Gesamtkunstwerk bao trùm nhiều lĩnh vực từ giáo dục tới y tế, từ giao thông tới xây dựng, mà lĩnh vực nào cũng tiếu lâm như lĩnh vực nào.” Thủ tướng Phan Văn Khải đọc diễn văn cám ơn trong đêm trao giải Chú Hề Vàng 2006 của Hội Hài hước Thế giới Ông Phuck Themall nhấn mạnh là tính khôi hài của bộ máy nhà nước Việt Nam vượt quá sức tưởng tượng của bất cứ người sáng tác nào. “Không một nhà viết kịch bản nào có thể bịa ra được những tình tiết ly kỳ như hiện thực Việt Nam, không một nhà hài hước nào có thể nghĩ ra được những phát ngôn tiếu lâm của các quan chức nhà nước này.” Ông Themall khẳng định. Ông cho biết thêm Hội đã theo dõi bộ máy nhà nước Việt Nam trong nhiều năm, và những sự kiện xung quanh PMU18 và Bộ Giao thông Vận tải gần đây đã giúp Hiệp hội khẳng định quyết định trao giải của mình. Ông cũng cho biết thêm năm nay không có giải bạc và đồng. Giải khuyến khích lần thứ ba về tay Mugabe, tổng thống của nền dân chủ lâu đời mang tên Mozambic. Phát biểu trong đêm trao giải, Thủ tướng Phan Văn Khải thay mặt chính phủ Việt Nam bày tỏ vinh dự được đứng trong hàng ngũ các Chú Hề lớn của thế giới. Ông cũng hứa sẽ cùng với những lãnh đạo Việt Nam khác tiếp tục sáng tạo, nâng bộ máy nhà nước Việt Nam lên thành một tấn tuồng mới quy mô hơn, hoành tráng hơn. Trong một trao đổi ngắn với talaCu bên lề lễ trao giải, Thủ tướng Phan Văn Khải tỏ ra bức xúc về hiện trạng nóng là gu hài hước của người dân Việt Nam rất kém phát triển. Trong khi thế giới đánh giá màn kịch PMU18 là đỉnh cao của cái sự hề nước nhà thì các bệnh viện lớn hiện nay đang bị quá tải vì phải điều trị rất nhiều người dân bị hộc máu mồm (chuẩn đoán bệnh: tức). Ông khuyên nhân dân nên phát triển gu hài hước của mình, ví dụ bằng cách đọc talaCu, để góp phần trực tiếp bảo vệ sức khỏe của mình, vui vẻ chờ đón những tác phẩm sắp ra đời của chính phủ. |
giaogia wrote on Aug 16 lienhoa2009 said Nói vậy thì giáo dục ở Mỹ cũng nhiều tiêu cực quá. Thế thì biết tin vào đâu? Đâu là nơi tốt đẹp? Uh, xã hộ nào cũng thế mà thôi. Không phải vậy LH à, Mỹ là dân kinh doanh nên nó bán đủ thứ cho những ai cần. Những bằng này người Mỹ không ai thèm vì họ không trọng bằng cấp như ở các nhước chậm tiến như ở VN. Những người có tài đều có những công trình nghiên cứu công khai và rõ ràng - rất dễ kiểm chứng- nên những bằng cấp này không làm gì được ở Mỹ - dù chỉ để xin làm một công việc bình thuờng - Nhân tiện GG xin nói về cách tuyển nhân sự ở Mỹ và các nước phương tây : - Mỗi người xin việc đều được trải qua một cuộc phỏng vấn của các chuyên gia về lãnh vực đó, chỉ hỏi vài câu là lòi ra anh có biết gì về công việc đó hay không liền. - Vì quyền lợi của công ty họ, họ không bao giờ tin vào bất cứ học hàm học vị nào mà nhận người không qua phỏng vấn của các chuyên gia trong ngành.. |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét