Phen này nhất định tớ sẽ viết hồi ký : “ Những mẫu chuyện v ề đời hoạt động của Hoàng Guitar
Nhưng viết như thế nào mới thật ấn tượng đây. Tớ vào mạng , lục tung hồi ký của các danh nhân thế giới lên. Chẳng anh chị nào gây được ấn tượng với tớ cả. Đang lúc cực kỳ thất vọng thì tớ vớ ngay được cái con chuồn chuồn. Tớ hét lên “Eureka” ( vẫn còn mặc quần áo đấy nhé)
Nguyên mẫu của tớ là một vĩ nhân vô cùng thân thương với tất cả chúng ta : Trần dân Tiên - Hồ chí Minh
Chiêu này nhà văn Kim Dung gọi là “kim thiền thoát xác” đây. Nghĩa là tui s ẽ thoát ra khỏi… chính tui rồi đứng ngoài nghía và ca tui hết volume. Một chiêu th ức độc thế mà sao trong hai năm vận động làm theo gương Bác không thấy cháu nào kể lại ta? Thi ếu sót vô cùng
Nhà văn giáo sư Hà Minh Đức trong cuốn Những tác phẩm văn của chủ tịch Hồ Chí Minh, nxb Khoa Học Xã Hội – Hà Nội 1985, trang 132 ghi:
"Đáp lại tình cảm của đồng bào và bè bạn trên thế giới, Hồ chủ tịch với bút danh Trần Dân Tiên đã viết tác phẩm "Những mẩu chuyện về đời hoạt động của chủ tịch Hồ chí Minh".
Xin trích vài chiêu ( nhớ có ai sử dụng xin gởi tui ít đồng bản quyền nha )
Sau đây là nguyên văn ông Hồ viết, ở trang 113:
"Khi Chủ tịch bắt đầu đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập giọng sang sảng của Chủ tịch còn nhắc lại rừng núi xa xăm, chiến tranh du kích. Đọc một đoạn ở giữa những tiếng vỗ tay, tiếng hoan hô nhiệt liệt. Chủ tịch nói: Tôi nói đồng bào nghe rõ không? Câu hỏi đơn giản này làm tiêu tan tất cả những gì còn xa cách giữa Chủ tịch và nhân dân, và làm thành một mối tình thắm thiết kết chặt lãnh tụ và quần chúng. Với câu hỏi lạ lùng này, không ai ngờ Chủ tịch Hồ chí Minh đã trừ bỏ tất cả lễ tiết, tất cả hình thức, Chủ tịch trở thành _CHA GIÀ_ của dân tộc Việt Nam".
Cũng trong sách này, ông Hồ viết: "Tôi nói đồng bào nghe rõ không, tất cả quần chúng cảm thấy sâu sắc lòng thương yêu của một người_CHA_, của chủ tịch Hồ chí Minh đối với quần chúng, với nhân dân".
Xin nói thêmvào cái thời điểm 1945, Hồ chí Minh mới vào khoảng 55 tuổi, có thể giỏi giang hơn những người trong nhóm lãnh đạo đảng cộng sản. Nhưng nhiều lắm thì ông Hồ chỉ có thể bắt mấy ông Giáp, Duẫn, Chinh, Đồng gọi ông là Bác hay là cha già, chứ làm sao lại bắt hết cả dân chúng Việt Nam gọi ông là Cha.
Bây giờ đến trang 138, Hồ chí Minh lại viết như thế này: "Nhiều nhà báo và nhiều người bạn ngoại quốc rất lấy làm ngạc nhiên trước lòng kính yêu của nhân dân Việt Nam đối với vị _CHA GIÀ_ Hồ chí Minh".
Cũng trang 138, ông Hồ viết, "Đối với nhi đồng, tên Bác Hồ là như một người mẹ hiền. Chỉ nhắc đến tên Bác là các em trở nên ngoan ngoãn".
Bác đảm đang tè. Vừa làm cha vừa làm mẹ. Đúng la 2 IN 1
Cuốn Những mẩu chuyện về đời hoạt động của Hồ Chủ tịch, Trần Dân Tiên không dùng hình thức tự truyện, mà thuật chuyện bằng lời một người khác. Ông đóng vai trò một nhà báo xin gặp Hồ Chí Minh để ghi lại tiểu sử của Chủ tịch nhưng không đạt yêu cầu. Trần Dân Tiên phải đi tìm gặp gỡ những người đã từng quen biết với Hồ Chí Minh để hỏi chuyện, thu thập tài liệu rồi viết ra tác phẩm này. Trong tác phẩm có đoạn viết như sau:
“...Nhiều nhà văn, nhà báo Việt nam và ngoại quốc muốn viết tiểu sử của vị chủ tịch nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa, nhưng mãi đến nay, chưa có người nào thành công. Nguyên nhân rất giản đơn: chủ tịch Hồ chí Minh không muốn nhắc lại thân thế của mình. Ngày 2-9-45, lần đầu tiên tôi trông thấy Hồ chủ tịch. Đó là một ngày lịch sử. Ngày hôm ấy, đứng trước rất đông quần chúng hoan hô nhiệt liệt, Hồ chủ tịch trang nghiêm đọc bản Tuyên ngôn độc lập của nước Việt nam Dân chủ Cộng hòa.”
Sao? Anh chị em đồng ý với tui là hàng độc chứ hả? Mà hình như Bác bắt chước tác giả cuốn “ Mein Kampf” “ . (Tui hổng rành tiếng Đức à nha. Có viết sai xin chỉ giáo chớ đừng có mắng mỏ tội nghiệp em )
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét