HHĐBG giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành. Câu hỏi đầu tiên sẽ là. Đây có công bằng không.?
Không cần phải vòng vo, cho dù quan chức chính phủ có nói gì đi nữa thì điều mà ai cũng nhận thấy rằng đây là một hiệp định không công bằng cho Việt Nam.
Lãnh thổ Việt Nam đã mất đi một phần, chẳng cần phải mất công đi đến tận nơi để xem xét rằng có mất hay không.
Việc lãnh thổ Việt Nam trong HĐBG vừa ký bị mất đi một phần là điều hiển nhiên. Mọi chứng cứ trình bày rằng không mất hoặc này nọ chỉ là ngụy biện vô ích. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn rõ vào sự thật rằng. Đất nước của chúng ta đã mất đi một phần. Cái đáng bàn là phần ấy về thiết thực quan trọng như thế nào, còn về tâm linh thì dù là ngọn cỏ dại của đất nước mất về tay kẻ khác cũng không thể chấp nhận được.
Vì sao chúng ta mất đất ?
Câu trả lời rất rõ ràng, chúng ta yếu hơn.
Trong hiệp định này Đảng cộng sản Việt Nam ở vai trò lãnh đạo đất nước đương nhiên phải có trách nhiệm vì chính phủ mà họ lãnh đạo thay mặt nhân dân Việt Nam đứng ra đàm phán và ký kết. Nếu có lợi cho đất nước thì họ được ca ngợi, còn thiệt hại họ bị chỉ trích là điều tự nhiên.
Tuy nhiên để chỉ trích được công tâm và rạch ròi, chúng ta cần bớt chút thời gian để đánh giá tình hình đi đến việc mất một phần lãnh thổ vào tay Trung Quốc.
Nếu nói những người lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc, hay nhượng bộ để mưu lợi cá nhân tôi nghĩ chưa hẳn đã đúng. Vì ở cương vị lãnh đạo đất nước, các vị ấy đã quá giàu có rồi. Ai trong chúng ta có ở cương vị họ cũng thế thôi. Tiền của không thiếu, chả ai dại gì đi nhường đất, bán đất cho ngoại bang để kiếm thêm tiền. Mang tiếng nghìn đời sau, con cháu cũng bị tiếng xấu lây. Chưa nói đến chuyện có sự thay đổi gì về chính thể thì việc làm ấy sẽ bị lôi ra phán xét đầu tiên mà không hề nhận được sự thông cảm nào. Cho nên ông Vũ Dũng có nói việc lãnh thổ là thiêng liêng, không được phép làm thiệt hại cũng có phần sự thật. Tôi nghĩ tâm tư của ông và những người lãnh đạo đều nghĩ như vậy.
Nhiều ý kiến thiên về đả kích lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam thỏa hiệp bán đất cho Trung Quốc có phần bị ảnh hưởng do thành kiến không ưa Đảng Cộng Sản. Những bài viết xoáy sâu vào ý này mang tính lăng mạ chỉ thỏa mãn lòng mình chứ không phân tích để tìm ra cái khắc phục.
Tôi cũng không ưa Đảng cộng sản,cho dù đứng trước bất kỳ cơ quan công quyền nào nếu bị hỏi tôi cũng khẳng định điều đó. Ưa hay không ưa là quyền của cá nhân mỗi con người. Còn nếu hành động của tôi vi phạm pháp luật, hoặc bị giăng bẫy thành vi phạm pháp luật tôi cam chịu. Vì một nhà nước do bất kỳ ai lãnh đạo đều cần có pháp luật. Phong kiến hay tư bản, thực dân, đế quốc cũng vậy. Nhưng việc ưa hay không ưa là tình cảm của mỗi cá nhân, pháp luật không có quyền định đoạt tình cảm con người. Sở dĩ phải dài dòng về vấn đề này để nhấn mạnh rằng, khi chúng ta nhìn nhận sự việc gì phải rõ bản chất mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân.
Tôi bác bỏ ý kiến cho rằng lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam bán đất cho Trung Quốc qua HĐBG vừa ký xong. Ý kiến đó hơi thành kiến, cực đoan. Nhưng sự nhượng bộ của lãnh đạo Viêt Nam là điều cần phải nói.
Ở HĐBG này, sự nhượng bộ của VN trước TQ ngày hôm nay là vào tình thế bắt buộc phải làm vậy. Bất kỳ ai trong cương vị này cũng không làm khác được. Cho dù có thay đổi thể chế chính trị ngay để có lấy lòng cường quốc nào, để họ giúp cho vị thế đàm phán đủ đảm bảo công bằng cũng chả kịp. Chưa nói đến chuyện là các cường quốc ngày này đã hợp tác bắt tay nhau để mưu lợi, hy sinh hay bỏ mặc các nước nhỏ bé.
Như một ván cờ mà bên đen đã đi trước đến chục nước, bên trắng mới bắt đầu đi. Một thế cờ như vậy thì dù ai cầm quân bên trắng cũng chả mong cách gì lật được. Có tâm huyết đến mấy cũng chỉ mong hạn chế thiệt hại hoặc kéo dài thời gian đợi cơ may đến bất thình lình. Hàng chục năm qua Trung Quốc đã triển khai những việc cần làm, một kế hoạch đầy đủ trường kỳ để chiếm đoạt biển Đông và biên giới nước ta. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hơn hẳn những nhà lãnh đạo VN về tinh thần dân tộc và ngay cả người dân Trung Quốc cũng hơn người dân ở tinh thần dân tộc. Đến dây nhiều bạn sẽ chạnh lòng, nhưng các bạn thử nhìn, xem kỹ có đúng thế không. Hay nhìn xung quanh về văn hóa đối xử cộng đồng chúng ta đang sống. Không cần tìm câu trả lời ở sách vở xa xưa nào, chúng ta thấy rõ ngay. Chỉ cần tâm chúng ra tĩnh.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có một kế hoạch dài hơi từ những thập kỷ cuối 70, họ đặt ra mục tiêu đến đầu thế kỷ sau họ sẽ có vị thế gì trên quốc tế. Kinh tế, chính trị, quân sự của họ sẽ thế nào. Và họ đã làm được. Những năm đầu 90 tôi có đọc hồi ký của Todogipcop, người giữ cương vị Tổng bí thư hàng chục năm của một nước XHCN Đông Âu đã nhắc tới những mực tiêu dài hơi mà người Trung Quốc thực hiện. Đến hôm nay thì thật khâm phục cho họ (TQ) và đáng buồn cho chúng ta là họ đã làm được điều mà thế hệ lãnh đạo đi trước đã vạch ra. Phải có một tinh thần dân tộc cao xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo mới có thể làm được như vậy, vì từ khi kế hoạch của họ thành hình đến khi có kết quả phải trải qua bao nhiêu thời kỳ lãnh đạo. Nhưng những người lãnh đạo kế thừa đều trung thành với hoạch định mà người đi trước đã vạch ra. Phải nói để thuyết phục được những người kế cận thi hành, thì định hướng phải chính xác và người tạo nên định hướng phải có uy tín cao về đạo đức cũng như tài năng. Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ mà không người dân Trung Quốc nào nghi ngờ về phẩm chất, tư duy. Một lãnh tụ được tin tưởng một cách tuyệt đối về mọi mặt.
Việt Nam chúng ta không có những thứ đó.
Vì không có nên ngày hôm nay, chúng ta thụ động trước một cuộc cờ mà đối phương đã đi hàng chục năm. Ai cầm quân cũng phải lựa chọn nước đi như vậy mà thôi. Không nhượng bộ cũng chẳng được. Nếu tìm kỹ về thực lực quân đội Trung Quốc, về máy bay tốc độ,giờ bay trên không, hỏa lực trang bị, về tuần dương, chiến hạm, khí tài...về vệ tinh do thám so sánh với quân đội Việt Nam sẽ đến một kết luận bi quan. Còn trông chờ vào phản ứng quốc tế từ các cường quốc quân sự mạnh như Nga, Mỹ hãy xem những hoạt động ngoại giao của họ, để biết quan điểm của họ thì cũng càng bi quan hơn. May chăng có Pháp vì chút tình nghĩa nào xa xưa với nước bảo hộ, hay Nhật vì nằm kế bên Trung Quốc hoặc Đài Loan cũng vậy. Những nước này ít nhiều muốn giúp đỡ Việt Nam hơn cũng là vì họ muốn Việt Nam mạnh mẽ khiến Trung Quốc bận tâm. Bởi vậy họ giúp đỡ nhiều mặt về đầu tư tài chính, mong cho Việt Nam có thực lực. Số tiền đầu tư của Đài Loan, Nhật , Hàn suốt bao năm qua đều đứng đầu trong topten những nước đầu tư tại VN vì ý vậy. Ngay cả với dụng ý này chúng ta cũng để phụ lòng họ khi tham nhũng cả tiền viện trợ phát triển. Hỏi chúng ta trông mong gì ở cường quốc khác xa xôi hơn
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét