Thứ Ba, 5 tháng 5, 2009

Tôi bình thơ

Thư mục: Tổng hợp | 

Đăng ngày: 19:40 19-03-2009 
Tính tôi chung thủy lắm, nhưng ở một số mặt thì lại luôn muốn thay đổi. Phần thì để cho vui, phần thì để làm mới mình. Một dạng update mà. Hôm nay tôi thận trọng nhảy vào lãnh vực phê bình thơ, một lãnh vực mà tôi thấy còn chưa có nhiều người khai phá. Trừ LUV tôi chưa thấy ai bình thơ cho bài bản cả. Những cmt thường là chúc tụng, khen ngợi, chia xẻ….Có lẽ quí thi hữu sợ đụng chạm. Cũng đúng thôi.Tôi cũng sợ lắm, nhưng cái khát khao được khám phá mình khiến tôi không thể dừng lại. Đành tới luôn. Nếu thấy khấm khá thì đại hạnh. Còn nếu bị chửi thì xin lỗi rồi thôi. Nhưng nếu không đi thì không thành đường , không làm thì sao biết mình làm không được. Do đó, hôm nay, với mọi sự thận trọng vốn có, tôi rụt rè bước một chân vào lãnh vực này.

Bài thơ đầu tiên tôi bình là của Gió heo may, một cây viết không lạ gì với các blogger hâm mộ thơ. Bài thơ có tựa đề là :




Ô hay

Ô hay ! ta chợt nhớ mình 
Nhớ thời mắt liếc lung linh tơ trời 
Mình cười nắng bỗng vàng tươi 
Tim ta ngọn sóng hát lời tình ca



Ta với Mình _ Mình với Ta 
Tình yêu là chút ngân nga của lòng 
Ta con dế nhỏ phiêu bồng 
Ngủ ngoan giữa cõi hư không đất trời



Ta - Mình …gần gũi , xa xôi 
Có – không , không – có , bồi hồi nhớ quên 
Mình - Ta một cõi u huyền 
Ngày nghiêng nghiêng xuống miền đêm ngọt ngào



Ta – Mình riêng cõi chiêm bao 
Chút vu vơ , chút dạt dào nhớ thương 
Chút xôn xao, chút vui buồn 
Chút hờn giận , chút dư hương dịu dàng 



Ta – Mình chếch ánh trăng tan 
Lửng lơ chiếc bóng đêm tàn lặng thinh 
Ô hay ! Ta chợt nhớ Mình 
Vần thơ loang dưới bình minh gọi ngày



Ta – Mình tuy một mà hai 
Mình – Ta vẫn một bóng dài quạnh hiu .

Cảm tác từ bài thơ Ta - Mình của Từ Thức

Bình rằng: 

Bài thơ bắt đầu bằng “Ô hay!” . Bất ngờ vô cùng. Rõ là thế còn gì. Ví dụ như: “Ô hay! Gió đến đây rồi”. Bất ngờ, nhưng là một bất ngờ thú vị, cái bất ngờ làm người ta sung sướng ( a nice surprise ), chứ nếu là một cái bất ngờ không ưng ý thì ta sẽ nói “Ô dở!”, Đúng chưa? Rồi sau khi ngạc nhiên là nhớ. Nhớ gì? Ta thấy có mắt liếc, tơ trời, nắng vàng, sóng hát…, những hình tượng cực kỳ lãng mạn, thân thương. Người ta nói kỷ niệm là chiếc nôi êm ái của tuổi già. Cho nên khi hồi tưởng lại những kỷ niệm đẹp như thế, Gió bèn ngủ, sẵn gối êm mà. Trong giấc ngủ Gió còn nghe tiếng dế kêu ri rỉ, tiếng ngân nga của cõi lòng. Ngủ thì đâm ra lơ mơ, nên những hình ảnh đó như chấp chới, ẩn hiện, xa gần, u huyền, nghiêng ngiêng . Thỉnh thoảng chép miệng còn thấy vị ngọt ngào của đêm. Vâng, ngủ rất ngoan. Hãy nhớ! ngủ ngoan, đừng có mà đọc ngủ ngon là hỏng bét. Có người ngủ ngon nhưng quậy tưng trong giấc ngủ, hoặc mộng du, đi lung tung, nhưng vẫn ngủ ngon. Ở đây là ngủ NGOAN, làm ta chợt nhớ lời hát ru của mẹ “ Con ơi con ngủ cho ngoan, để mẹ gì gì đó….”

Ngủ ngoan không có nghĩa là không chiêm bao, nhưng cả chiêm bao cũng rất ngoan. Có những người chiêm bao toàn máu me bạo lực không hà. Ở đây ta thấy Gió chiêm bao toàn những điều rất dịu dàng. Xem này: vu vơ, dạt dào, xôn xao, vui buồn,hờn giận, dư hương, nhớ thương…và hay là cái nào cũng một chút thôi. Cực kỳ tinh tế và kinh tế. Chút thôi để lần sau còn có cái mơ tiếp chứ

Gần cuối bài thơ ta lại nghe tiếng “Ô hay!” một lần nữa. Rồi, dậy rồi. Tỉnh mông và chợt nhớ. Nhớ mình trước cái đã. Khôn thế! Và trong mơ những vần thơ vẫn sinh sôi nảy nở, nh ưng kh ông đ ư ợc h ứng l ại đ ể vi ết ra n ên th ơ ph ải chảy loang dưới bình minh. Uổng quá. Tôi cũng đã từng kinh qua những giấc chiêm bao như thế. Trong mơ tôi viết những vần thơ mà Lý Bạch phải nhảy xuống sông sớm hơn, Đỗ Phủ phải vất bút đi kinh tế mới, những thần Siêu thánh Quát phải cúi đầu gọi sư phụ. Những vần thơ ấy, tiếc thay, cứ chảy loang dưới b ì nh minh như trong thơ Gió. Không tài nào hốt lại được. Có ráng chỉ được vài giọt. Thơ mà tính bằng giọt là vất. Cực phí!

Chỉ một giấc ngủ ngắn mà đã viết được như thế r õ l à tuy ệt. Nh ưng ch ưa h ết đ âu. Hãy để ý xem: Trong bài thơ này, những danh xưng Ta , M ình – khi viết thường , lúc viết hoa - nhưng không bao giờ nằm hay đứng bên nhau; hoặc cách nhau vài từ, hoặc cách nhau một cái gạch ngang. Ôi! Những dấu gạch ngang như những chiếc cầu, không nối những bờ vui, mà luôn ngăn cách Ta-Mình. Một dấu gạch ngang ngắn ngủi mà đi qua được nó phải mất cả một kiếp người. Dầu hai câu cuối có xác định “Ta-Mình tuy một mà hai”. Nói dzậy mà hổng phải dzậy, bởi hãy đọc câu cuối: “ Mình – Ta vẫn một bóng dài quạnh hiu”. Thế là ta đã biết chiếc cầu vẫn còn sừng sững đó, nếu không thì sao lại “ bóng dài quạnh hiu được” C ái dấu g ạch ngang ấy có khi lại thành một dấu trừ của định mệnh., để ta phải mất mình, để mình không còn ta. Ngậm ngùi cay đắng biết bao!!!

Cái hay của bài thơ chưa dừng ở đó. Ta hãy thử đếm những chữ Mình, Ta trong bài. Tuy không cùng nhau xuất hiện , có lúc đứng riêng ra, nhưng tổng số những lần xuất hiện là 11 cho Mình, và 12 cho Ta. Các bạn không thấy gì sao? Một sự khẳng định nữ quyền rất rõ ràng. Gió heo may không chỉ là một nhà th ơ mà còn là một nhà hoạt động nữ quyền xuất sắc. Xuất sắc ở chổ sự khẳng định nữ quyền ở đây rất tinh tế. Phe “địch” có tức cũng chẳng nói gì được. 

Nói túm lại. Bài thơ bắt đầu từ một nỗi nhớ vu vơ, dẫn đến một giấc ngủ dịu êm và có một cái kết cực kỳ phi lô: Có Ta, có Mình nhưng chỉ có một bóng, dài, rất dài…..như Gió heo may. Bài thơ còn kết hợp cả với hình học và số học, đồng thời là một tuyê n ngôn nữ quyền, khẳng định quyền xuất hiện và phát ngôn của phái nữ . Tôi tin rằng không phải vô tình mà Gió đăng bài thơ vào ngày 11/3 chứ không phải ngày 8/3. Để phe địch tặng hoa đã chứ . Nói theo ngôn ngữ quảng cáo thì đây là một bài thơ 3 trong một.
Và do đó, nó có giá trị gấp 3 l ần. HAY! HAY! HAY!

Tôi chỉ có thể nói như thế.

T.B. Lần đầu bình thơ. Có gì sơ suất xin Gió và chư vị thi hữu niệm tình tha thứ

Không có nhận xét nào: