Thứ Bảy, 28 tháng 3, 2009
Vọng tưởng
Em ngồi bới tóc làm dây
Thả diều tình ái giữa ngày còn xanh
Ta giăng sợi khói mong manh
Treo chùm hạnh phúc lên cành tang thương
Đi về giữa chốn vô thường
Tìm em những nẻo mù sương xa vời
Em ơi, ta thả đao rồi
Cho ta theo với, luân hồi có nhau
QUĂNG
Ta quăng thơ giữa trang đời
Ta quăng ta giữa tuyệt vời bao dung
Ta quăng ngày tháng long đong
Vào vùng huyễn mộng vào trong vô thường
Ta quăng em giữa đoạn trường
Ta quăng con giữa muôn trùng âu lo
Ta quăng tim xuống bùn nhơ
Ta quăng chử nghĩa giữa giờ suy tư
Ta quăng tình cũ vào thư
Ta quăng thần thánh vào hư không rồi
Ta quăng ai giữa mệnh đời
Ta quăng tiếc nuối vào lời ăn năn
Ta quăng mệnh bạc vào tim
Ta quăng ta nữa vào điên đảo buồn
Ta quăng trần thế đi luôn
Còn ta một nữa, ta buồn….lệ tu ôn
Ta quăng giọt lệ vào hồn
Nghe vô thường mộng khóc trong vô thường
Những cuộc chia ly không màu
Đời người , ai chẳng từng chia tay một cái gì đó. Từ những cái rất nhỏ như cái áo , đôi giày cũ, con chó, con mèo cưng… cho đến những cái lớn lao hơn như một người thân, một mối tình… Chia tay thường là buồn. Càng buồn hơn nếu đó là lần vĩnh biệt.
Cái máu sở hữu của con người thật mạnh mẽ, nên chẳng ai muốn rời bỏ những gì mình có. Nên khi chia tay, thôi thì khóc lóc, kể lể đủ trò.Văn học, điện ảnh, thi ca, âm nhạc… mô tả đến phát chán những cảnh chia tay, nên quả thật là thừa nếu tôi muốn cạnh tranh, mong tả được một cái gì đó lâm ly hơn, bi thảm hơn.
Dù vậy vẫn cứ kể, góp thêm vào một rừng những cuộc chia tay màu đỏ, màu xanh, màu vàng đó những cuộc chia tay không màu của tôi. Một lý do khác nữa là cả mấy tuần nay tôi đùa nhiều rồi, đóng vai một anh hề trên mạng, thuật ngữ khoa học gọi là netclown. Tôi đùa thì tôi vui, vài người khác cũng vui, nhưng tôi bắt đầu thấy mình bắt đầu thiếu nghiêm chỉnh. Gặp bác Nguyễn văn Vĩnh thế nào cũng bị mắng “ …gì cũng cười. Nhe răng hì một tiếng mọi việc hết nghiêm trang”. Đấy, hồi nhỏ tôi đã học như thế.
Thế thì hôm nay tôi nghiêm chỉnh, tôi tâm tư… chẳng qua cũng chỉ là một liệu pháp để cân bằng sinh thái, không , cân bằng …sinh lý thì đúng hơn. Cái cười của tôi làm thế quái nào lại ảnh hưởng đến môi trường sinh thái được.Nhưng đang cười cợt bỗng dưng đổ nghiêm chỉnh thế nào chẳng có người cho là tôi bệnh, thành ra phải mào đầu dài dòng thế để những ai yêu thương tôi, số này không nhiều, được an tâm. Và cũng để những ai đang rủa thầm mong tôi chết đừng có mà hí hửng. Dĩ nhiên từ cười chuyển qua khóc thế nào cũng vẫn còn thấp thoáng nụ cười. Phải thế thôi, không thể ngay một lúc mà đóng mặt nghiêm ngay được. Thôi, vào cuộc chia tay thôi.
Tôi vốn tính chung thuỷ. Cái ấy là do bẩm sinh chứ không phải nhờ rèn luyện. Vất cái áo, đôi giày cũ để dùng cái mới là cả một vấn đề với tôi. Cứ xài cái gì mới là tôi lóng ngóng, đi đứng cứ như con rô bốt. Nhưng buộc phải dùng thì tôi dùng chứ không chịu vất đi hẳn, thành ra kho đồ cũ của tôi có lúc như một cửa hàng second-hand nho nhỏ. Do đó đồ đạc tôi dùng thường là đi sau thế hệ đến hàng chục năm. Nói cho khoa học là tôi ít chịu update đồ dùng cá nhân, ngay cả những khi có nhiều tiền.Có ai tin là bây giờ tôi vẫn còn mang đồng hồ Timex sản xuất thời Tự Đức không? Ai mà cũng như tôi là công nghệ thời trang phá sản ngay tắp lự. Tóm lại, bẩm sinh tôi đã là thằng ghét sự chia tay, cho dù với những món vặt vãnh nhất.
Cái đầu tiên làm tôi khóc khi chia tay là một … con chó. Dĩ nhiên phải loại ra những lần khóc vì bị đòn. Cái đó thì liên quan gì đến chia tay đâu? Khi nó qua đời tôi ôm nó khóc, nhất định không cho ba tôi chôn nó. Bây giờ mà nhớ lại đôi mắt nó nhìn tôi khi sắp chết mà tôi vẫn còn muốn khóc. Nó cũng biết là nó sắp ra đi , và nó cũng buồn khi phải xa tôi. Tôi biết thế. Lần tôi đóng kịch nhân lễ tốt nghiệp, tôi đóng một vai có màn khóc lóc thê thảm. Đạo diễn, anh Bửu Ý, bảo”mi cứ ráng nhớ lại kỷ niệm nào thật buồn, có không”. Và tôi đã thành công khi nhớ đến đôi mắt con chó khi nó nhìn tôi trứớc lúc chết. Ngay cả khi đã chết rồi mà nó vẫn còn giúp tôi đấy.
Gần như ngay sau khi con Ki từ bỏ tôi, tôi lại phải khóc vì một lần chia tay nữa. Lần này thì ly kỳ hơn. Số là tôi vốn là con một trong nhà, bỗng một đêm ba tôi rụt rè bảo tôi lên nhà bác Hai tôi có việc. Thái độ của ổng như của một người có lỗi, khác với phong thái phát xít thường ngày. Lên nhà bác, tôi được giới thiệu với một người đàn bà, mà đó mới chính là … mẹ ruột của tôi. Cứ như sét nổ ngang tai. Hóa ra cái người mà mà lâu nay tôi vẫn coi là mẹ lại không phải là mẹ ruột. Mẹ tôi vào để giao lại cho ba tôi thằng em ruột của tôi mà lâu nay mẹ nuôi. Tôi ngạc nhiên hơn là cảm động, vả lại cái ông nhóc em tôi trông có vẻ lấc khấc làm tôi cũng bực. Chẳng thấy cảm xúc gì cả. Các đạo diễn mà cứ dựng phim như cảnh của tôi thế nào cũng bị chửi. Tôi về, cảm giác cũng lơ mơ. Ngay chiều hôm sau phải ra phi trường đưa mẹ tôi về nguyên quán ở Quảng nam. Đang ở phòng chờ, khi nghe thông báo hành khách chuẩn bị lên máy bay , tôi chợt có cái cảm giác như bị đứt một cái gì đó trong người và tôi bỏ chạy, từ phi trường Nha trang ra mãi tới đường Duy tân, bây giờ là Trần Phú, vừa chạy vừa khóc. Ông em mới nhận của tôi thấy ông anh chạy cũng chạy theo. Sao hồi đó chúng tôi chạy khỏe thế! Đã bảo tôi không chịu được cái cảnh chia ly mà. Về đến nhà, anh em mới ôm nhau khóc. Có lẽ nó khóc nhiều hơn tôi, vì nó sống với mẹ nhiều hơn. Tôi thì chỉ có gặp vài tiếng, đã xi nhê gì. Thế mới biết cái tình máu mủ nó có cái gì đó thiêng liêng vô cùng.
Mà thôi. Hôm nay cứ tạm thế đã. Cái tạng người tôi không hạp với việc buồn lâu. Nó cứ nẫu cả người. Thế là tạm cân bằng sinh lý rồi đấy. Chuyện gì sẽ xảy ra. Xin xem hồi sau sẽ rõ.
Ngậm ngùi miền ký ức
Chợt nghe vọng sang bài Hello của Lionel Ritchie. Bao nhiêu ký ức tràn về. Nhớ một đêm trắng ngồi dịch bài này sang tiếng Việt để tặng em. Bây giờ tay nghề ngon hơn hồi ấy nhiều nhưng dịch lại không được nữa rồi. Không có tâm trạng yêu sao dịch được. Chỉ nhớ câu “ Hello! Is it me you’re looking for?” Mình dịch là “ Hello! Em chờ anh hay em chờ ai? “. Lúc ấy mắt hai đứa đã có đuôi rồi, đã từng kinh qua những ngọt bùi đắng cay của tình yêu rồi. Hôm rồi gặp lại em khoe vẫn còn giữ bài thơ đó. Em vẫn vậy. Anh vẫn thế. Đuôi mắt đã dài hơn. Chợt nhớ cụ Phan Khôi “ Ra về đôi mắt còn có đuôi”. Hình như thế.
Thứ Tư, 25 tháng 3, 2009
Tôi làm thơ … đàng hoàng nè
Làm hài thi ( chơi chữ cho sang, tức là thơ hài đó. Đừng có nhầm là thi hài thì bỏ mịa tui) hoài cứ bị cô em thần y kê đòn gánh dữ quá. Nay chuyển sang chính thi ( cũng như chính kịch ấy mà). Muốn làm loại này thì cần phải có tâm trạng một chút, chứ không như làm thi hài, í quên hài thi, thì cứ vừa nhe răng cười vừa viết là 30 giây xong một bài. Bắt đầu tâm trạng nhé. Không cười nữa. Ai chọc tớ cười thì cư nhớ: tớ là cây đòn gánh à nha. Rồi , bắt đầu thấy đau khổ rồi, Viết thôi.
Có những nỗi buồn…
( giàn hát bè phải đệm : có những, có những nỗi buồn)
Như giọt sương – mong manh
Khô ngay khi nắng lên
Có những nỗi buồn…
Như ngọn lửa - rừng rực
Thiêu đốt trái tim ta
Có những nỗi buồn…
Như giông bão – cuồng loạn
Giật tung đời ta
Có những nỗi buồn …
Như bầy sói đói – điên rồ
Cắn xé đời ta
Có những nỗi buồn
Như lũ sâu mọt - lặng lẽ
Gặm nhấm đời ta
Nhiều lắm… thơ nào tả cho hết
Những nỗi buồn ấy ta đã trải qua rồi
Ta biết rồi ta sẽ còn buồn
Nên ta muốn tìm một nỗi buồn sang trọng,
một nỗi buồn đàng hoàng đĩnh đạc,
một nỗi buồn tung trời lên Bắc đẩu,
một nỗi buồn tan tác bụi thu bay
Nhưng ta biết ta chưa đủ tầm…
Đành chịu buồn như con chó ốm của Nguyên sa
Ủ ê…Bèo nhèo……
Có những nỗi buồn…
( giàn hát bè phải đệm : có những, có những nỗi buồn)
Như giọt sương – mong manh
Khô ngay khi nắng lên
Có những nỗi buồn…
Như ngọn lửa - rừng rực
Thiêu đốt trái tim ta
Có những nỗi buồn…
Như giông bão – cuồng loạn
Giật tung đời ta
Có những nỗi buồn …
Như bầy sói đói – điên rồ
Cắn xé đời ta
Có những nỗi buồn
Như lũ sâu mọt - lặng lẽ
Gặm nhấm đời ta
Nhiều lắm… thơ nào tả cho hết
Những nỗi buồn ấy ta đã trải qua rồi
Ta biết rồi ta sẽ còn buồn
Nên ta muốn tìm một nỗi buồn sang trọng,
một nỗi buồn đàng hoàng đĩnh đạc,
một nỗi buồn tung trời lên Bắc đẩu,
một nỗi buồn tan tác bụi thu bay
Nhưng ta biết ta chưa đủ tầm…
Đành chịu buồn như con chó ốm của Nguyên sa
Ủ ê…Bèo nhèo……
Lời kêu gọi của Đàn Ông nhân ngày 8 - 3 (Chị em không nên đọc)
Lang thang trên net bỗng gặp bài này hay quá. Bèn chép về tặng chị em nhân ngày 8/3. Xin lỗi tác giả vì phải biên tập lại chút xíu
Hỡi anh em !
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
Thưa anh em !
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Ðã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.
Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
Hỡi anh em !
Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Ðường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa...
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết! .
Hội liên hiệp Quốc tế về bình đẳng Nam giới
ngày 8.3
Hỡi anh em !
Lại một lần nữa, cái ngày đáng sợ ấy sắp tới. Không thể thoát được nó, không thể hoãn được nó, càng không thể chạy trốn nó. Vậy chúng ta hãy đứng sát vào nhau, hãy nắm chặt tay và đối diện với nó một cách anh hùng.
Thưa anh em !
Có bất công không? Khi trong suốt cuộc đời vất vả, nặng nhọc đầy gian lao chúng ta không có một ngày dành cho mình. Ðã từ lâu, cái thế giới mỏng manh này có ngày chống thuốc lá, ngày phòng si-đa, thậm chí có cả ngày cúm gà mà vẫn làm ngơ, không dành cho đàn ông một hôm nào cả.
Vì sao thế? Và đã từ lâu, thế giới bị phụ nữ thao túng mất rồi. Từ trong nhà ra đường phố, từ công ty tới bệnh viện, phụ nữ đã tràn ngập, đã cai quản, đã ra lệnh. Chúng ta mặc gì, chúng ta ăn gì, chúng ta đi đâu, quan hệ với ai, kiếm ra tiền và cất ở chỗ nào đều bị phụ nữ kiểm soát, bắt bớ, theo dõi và tra khảo. Vậy phụ nữ là ai?
Về bản chất, phụ nữ cũng là con người như chúng ta. Nghĩa là cũng thích ăn, thích uống, thích vui chơi và tụ tập đàn đúm (khoản sau cùng này thì hơn hẳn). Ta thuốc lá, chị em có thuốc lá. Ta rượu, chị em có rượu. Ta cờ bạc, chị em cũng bạc cờ, ta... vân vân, chị em cũng... vân vân và vân vân.
Sở dĩ "chúng" hơn ta, làm khổ ta, hại được ta và "chúng" có những vũ khí tối tân mà chả bao giờ ta có: đấy là nước da trắng, đấy là làn môi cong, đấy là mắt bồ câu, đấy là mũi dọc dừa, là giọng nói dịu dàng và tiếng cười khanh khách như chim.
Mang những dụng cụ “giết người hàng loạt” như thế, xông vào đám đàn ông ngơ ngác, tội nghiệp, thiếu đoàn kết, phụ nữ đã xây dựng nên một chế độ hà khắc, một hoàn cảnh sống thật tội nghiệp: Bao nhiêu đàn ông bị giam cầm trong các gia đình, bị ăn, ngủ, xem ti vi và cả tắm nữa theo điều lệnh. Bao nhiêu trai trẻ bị áp tải đi chơi, bị ép phải mua quà, bị dồn vào thế phải tặng hoa, tặng bánh sinh nhật hoặc phải chờ đợi đến mềm nhũn dưới trời mưa như rất nhiều bộ phim tình cảm đã tố cáo. Bằng các thủ đoạn quỷ quyệt như nhảy múa tung tăng, chớp chớp mắt (có gắn lông mi) và kêu thét lên mỗi khi thấy chuột, phụ nữ làm đội ngũ đàn ông tan tác, mất hết lý trí, không còn chút sáng suốt, quên mình, quên cả tiền bạc của mình.
Bằng những mảnh vải mỏng, nhẹ, gọi là áo, bằng những miếng cắt xéo, quấn bí hiểm gọi là váy, bằng những sợi dây sặc sỡ như con giun gọi là ruy-băng, phụ nữ làm chúng ta phải đầu hàng, phải sung sướng khi bị bắt làm tù binh, thà chết (và đã chết) chứ không vượt ngục. Hậu quả chính sách hà khắc của nền cai trị chuyên chế đó là trong khi chúng ta còng lưng bên máy tính, đổ mồ hôi trong nhà xưởng thì phụ nữ ngồi chễm chệ trong tiệm gội đầu, vểnh tay làm móng hoặc ngồi gật gù quanh gánh bún riêu. Trong khi chúng ta kiệt sức vì hội thảo, vì nghe lời la mắng của sếp thì phụ nữ hào hứng lắc vòng, nằm dài trong phòng hơi nước để giảm cân. Trong khi chúng ta mất ngủ vì giá xăng dầu, giá xi măng, phụ nữ cứ vác về mà chả quan tâm tới giá tiền kem dưỡng da, kem tan mỡ và kem trị mụn.
Hỡi anh em !
Tưởng như vậy đã tột cùng, phụ nữ vẫn không dừng lại. Chả tham khảo ý kiến, chả cần tìm hiểu sức khỏe và tiền bạc của đàn ông, phụ nữ tung ra ngày 8/3 như một ngày tổng phản công cuối cùng, nhằm quét sạch những ước mong chống đối.
Trong cái ngày dài hơn thế kỷ ấy, hàng triệu thân xác gầy gò, lóng cóng tội nghiệp của anh em chúng ta sẽ phải chúi đầu vào chậu rửa chén, rụt cổ trong giỏ thức ăn mua từ chợ, lê bước trong phòng với chổi lau nhà. Trong cái ngày kinh khiếp đó, anh em sẽ giặt tã đến mười hai giờ, bổ củi đến ba giờ, rửa tủ lạnh, khua mạng nhện, đổ rác đến đêm, những lúc giải lao thì khâu quần áo.
Anh em có sống sót qua một ngày như thế không? Tôi tin là không. Nhưng nổi loạn à? Ðường lối đấu tranh của chúng ta đã định hướng từ lâu là không manh động. Chạy trốn à? Chưa từng có ai chạy thoát, mà thoát là thoát đi đâu?
Vậy anh em hãy chứng tỏ sức mạnh của mình bằng cách làm thật tốt những gì phải làm, khiến phụ nữ kinh ngạc, hoảng sợ choáng váng: Nếu rửa bát, anh em hãy rửa sạch đến mức ba tuần sau vẫn không cần rửa lại. Nếu lau nhà, anh em hãy lau bóng tới mức con ruồi đậu xuống không bay nữa vì mải soi gương. Nếu đi chợ, anh em hãy mặc cả ráo riết, trả giá gắt gao, mua rẻ tới độ sau ngày này, các hàng bán cá, bán gà đều phá sản.
Tóm lại, hãy dùng “gậy bà đập lưng bà”. Hãy biến ngày 8/3 là ngày của chúng ta, khi đàn ông cười nói râm ran, í ới gọi nhau trong siêu thị và túm tụm ăn quà ngoài vỉa hè. Hãy làm cho phụ nữ tiếc đứt ruột và không có cơ hội nào trong giây phút ấy được sờ vào dụng cụ gia đình, được tắm mình trong không khí bếp núc hội hè. Hãy khiến các cô gái khắp nơi hiểu rằng chỉ có ý chí, sức mạnh và khả năng sáng tạo của đàn ông mới biến được một ngày thành một đời. Nếu có một lá cờ thêu chữ 8/3, tôi muốn anh em giật lấy nó, cầm nó xông lên và vẫy thật cao như ngọn đuốc rực lửa...
Anh em tiến lên. Chiến thắng hay là chết! .
Hội liên hiệp Quốc tế về bình đẳng Nam giới
ngày 8.3
Tự trào ngày 8/3
Nếu là chim ư?
Tôi chẳng làm bồ câu trắng
Đẹp dịu dàng nhưng dễ bị … rôti
Tôi sẽ là loài đại bàng dũng mãnh
Vút lên trời cao, khoe dáng kiêu kỳ
Lao xuống vồ mồi, bạo tàn dữ dội
Từ trên cao tôi nhìn xuống cuộc đời
Ngu ngơ, lừa lọc…Cười ngạo nghễ
Khà khà khà
( Chim đại bàng kêu thế đấy )
Là hoa ư ?
Tôi chẳng thèm là hồng là huệ
Để bị bó thành chùm bày bán
Cho người ta tặng nhau nhân 8/3
Rồi sau đó vứt vào thùng rác
Mà sẽ là xương rồng gai góc
Động vào là chít
Phơi mình trong mưa giông nắng gắt
Và chỉ nở hoa khi nào tôi thích
Là cây à?
Tôi chẳng màng làm tùng làm bách
Tưởng đứng thẳng mà ngon sao ?
Tôi sẽ là cây … đòn gánh
Gánh cả giang san
Và khi cần, phang vào đầu lũ vô lương mất dậy
( Ai đã từng ăn đòn gánh rồi thì biết)
Là gì nữa đây???
Mà có là gì thì mơ ước của tôi luôn khác người
Tôi mơ những điều kỳ quặc
Nhưng vẫn dịu dàng chúc thiên hạ những điều bình dị
Những điều mà ai cũng thích
Ứớc thế thôi
Đại bàng ư? Tôi chỉ là con kiwi trong bụi rậm, sắp tuyệt chủng
Là xương rồng sao? Ôi chỉ là loài hoa dại mọc lẫn lộn cùng rau muống rau răm
Đòn gánh à? Chỉ là cây … ráy tai bé nhỏ, mà đôi khi ta quay quắt kiếm tìm
Nhưng ai cấm tôi mơ ước nào?
( Oánh bỏ mịa)
Tôi chẳng làm bồ câu trắng
Đẹp dịu dàng nhưng dễ bị … rôti
Tôi sẽ là loài đại bàng dũng mãnh
Vút lên trời cao, khoe dáng kiêu kỳ
Lao xuống vồ mồi, bạo tàn dữ dội
Từ trên cao tôi nhìn xuống cuộc đời
Ngu ngơ, lừa lọc…Cười ngạo nghễ
Khà khà khà
( Chim đại bàng kêu thế đấy )
Là hoa ư ?
Tôi chẳng thèm là hồng là huệ
Để bị bó thành chùm bày bán
Cho người ta tặng nhau nhân 8/3
Rồi sau đó vứt vào thùng rác
Mà sẽ là xương rồng gai góc
Động vào là chít
Phơi mình trong mưa giông nắng gắt
Và chỉ nở hoa khi nào tôi thích
Là cây à?
Tôi chẳng màng làm tùng làm bách
Tưởng đứng thẳng mà ngon sao ?
Tôi sẽ là cây … đòn gánh
Gánh cả giang san
Và khi cần, phang vào đầu lũ vô lương mất dậy
( Ai đã từng ăn đòn gánh rồi thì biết)
Là gì nữa đây???
Mà có là gì thì mơ ước của tôi luôn khác người
Tôi mơ những điều kỳ quặc
Nhưng vẫn dịu dàng chúc thiên hạ những điều bình dị
Những điều mà ai cũng thích
Ứớc thế thôi
Đại bàng ư? Tôi chỉ là con kiwi trong bụi rậm, sắp tuyệt chủng
Là xương rồng sao? Ôi chỉ là loài hoa dại mọc lẫn lộn cùng rau muống rau răm
Đòn gánh à? Chỉ là cây … ráy tai bé nhỏ, mà đôi khi ta quay quắt kiếm tìm
Nhưng ai cấm tôi mơ ước nào?
( Oánh bỏ mịa)
Thư gởi người học trò cũ
Đọc đi đọc lại thư em, thầy vô cùng thông cảm với những lo âu trăn trở của em, và bỗng dưng thầy lại đâm ra lo, không chỉ cho em, mà cho con cháu thầy, cho những lớp học sinh của thầy sắp bước vào cái vòng quay khốc liệt của cuộc đời. Em sắp ra trường và sẽ công tác trong một ngành có nhiều điều tiếng; và em sợ không giữ mình trong một môi trường như vậy.
Chà! Nếu cách đây 30 năm thầy đã cho em một lời khuyên chắc nịch : “Hãy cứ là mình. Chính con người làm vinh quang cho nghề nghiệp” hoặc “Không có nghề nào xấu. Chỉ có người tốt hay xấu thôi”. Và còn nhiều câu châm ngôn đại loại như thế .
Nhưng khuyên em thế nào được khi chính thầy cũng đang phân vân; thầy cũng không biết liệu có giữ mình được trong một môi trường như thế không. Phải thừa nhận là trong xã hội ta hiện nay có một số công việc được xếp vào loại có “nguy cơ cao” dễ bị tha hóa. Những nghề mà quyền hạn được trao quá lớn so với cái tầm văn hoá của họ.
Nói thế thầy bỗng chợt ngượng khi nhìn lại nghề của mình. Một nghề cực kỳ sang trọng và nguy cơ lây nhiễm ít nhất. Vậy mà… em thấy đấy. Chuyện gì đang xảy ra cho cái nghề cao quí này đây? Cái câu ca dao “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nghe mới thật thơ mộng, lãng mạn và phi thực tế làm sao. Chắc em còn nhớ câu chuyện thầy kể về một người mang đôi giày mới. Lúc đầu anh ta đi đứng cẩn thận, ngó trước ngó sau, cốt giữ cho đôi giày được sạch. Nhưng rồi một vết bùn, rồi lại một vết nữa…và chẳng bao lâu sau anh ta ào ào lội bùn.
Lâu lắm rồi, khi thầy bỗng dưng bỏ dạy , các em đã ngạc nhiên. Các em hỏi, thầy cười bảo thầy không quen soạn giáo án. Rồi các em còn ngạc nhiên hơn khi thấy thầy chạy xích lô. Có đứa còn rơm rớm nước mắt. Thầy cười xòa bảo “Ôi dào, bây giờ thầy chạy xe năm ngày là bằng cả tháng lương đi dạy, mà chẳng cần họp hành giáo án giáo iếc gì. Sướng quá chết”. Thật thế ư? Thầy sẵn sàng trở lại bục giảng cho dù đạp xe một ngày bằng một tháng lương. Nhưng !!!... Thế đấy. Bây giờ thì chắc các em hiểu rồi. Để mình là mình nhiều khi phải trả một cái giá nào đó.
Bây giờ , khi mọi chuyện đã ở sau lưng, thầy mới có thể nói lên những lý do khiến thầy nghiến răng từ bỏ cái nghề mình yêu quí, cái nghề duy nhất thầy được đào tạo để làm tốt. Lý do đó là : THẦY BỎ NGHỀ VÌ THẦY YÊU NGHỀ”. Này! Đừng đứa nào sau này bắt chước nhái thầy “ Em bỏ vợ vì em yêu vợ”. Hai cái thuộc hai phạm trù khác nhau đấy.
Mấy em còn nhớ Lữ thành Xuân chứ. Một đứa học trò nghèo, ngày ngày lội bộ 10 cây số đến trường, áo quần lôi thôi, nhưng học hành cực giỏi. Em thi tốt nghiệp đạt gần điểm tối đa nhưng vẫn không được nhận vào đại học. Lý do, lý lịch gia đình em vào hàng E, F gì đó. Ba em là đại tá đang cải tạo. Khi biết tin thầy muốn khóc ghê nhưng cố nén. Xuân nó phải an ủi ngược lại thầy: “Thôi không đi học thì em về làm rẫy. Không khéo mai mốt còn thành ông địa chủ ấy chứ”. Lần đâu thầy thấy mình bất lực. Hoàn toàn bất lực. Cũng may mà sau này Long vượt biên, bây giờ là tiến sĩ công nghệ thông tin.
Một lần khác trường làm lễ kết nạp đoàn cho học sinh. Cô giáo phụ trách phát biểu : “ Kể từ giờ phút này chúng ta là đồng chí…”. Lễ xong một em muốn thử xem cô Hoa nói thế có đúng không, bèn gọi thầy “đồng chí Hoàng”. Thầy sững lại như bị ong đốt, kêu em đó ra, tát em một cái. “ Mấy em muốn đồng chí với ai thì mặc. Nhưng với tôi thì phải là thầy, luôn luôn là thầy. Nghe rõ chưa”. Lần duy nhất trong đời thầy đánh học trò. Cũng chẵng nhớ đã đánh ai. Thầy đã phẫn nộ khi thấy chữ THẦY bị ai đó xúc phạm.
Một lần khác, khi đang giờ học, cô giáo phụ trách công đoàn mua hàng về. Toàn bộ giáo viên ( trừ thầy và một cô nữa) bỏ lớp chạy xuống văn phòng để dành hàng. Dễ hiểu thôi. Ai nhận trễ có khi lãnh một hộp sữa méo, một bao thuốc bị móp hay một gói bột ngọt không đủ trọng lượng. Và thế là bán lại không được giá. Hồi ấy ít ai giữ lại để dùng. Thầy cũng muốn mình nhận được những món hàng tinh tươm lắm chứ. Nhưng sự hổ thẹn níu thầy lại. Học sinh sẽ nghĩ gì khi thấy thầy làm thế nhỉ ? Thầy làm sao có thể cao giọng giảng những điều cao đẹp khi mình vừa làm một việc bẩn thỉu như thế. Vâng , đối với thầy như thế là bẩn thỉu, và thầy thấy rất xấu hổ khi làm như mọi người
Và vô vàn chuyện như thế. Kể làm sao xiết. Thế là thầy bỏ việc. Thanh thản như quẳng đi một cục nợ.
Trở lại với em. Biết khuyên em gì nhỉ?. Thế này nhé. Em nên phát huy tốt đức tính XẤU HỔ. Vâng, với thầy nó là một đức tính đấy. Nếu em còn biết xấu hổ, sẽ khó, khó chứ không phải là không thể, bị tha hóa.Bây giờ nhiều, rất nhiều người không còn biết xấu hổ nữa. Họ làm những điều xấu một các nhẹ nhàng như không.
Thế nhé. Hãy luôn biết xấu hổ. Này, chỉ những khi sắp làm bậy thôi nhé. Còn gặp em nó thì cứ bạo lên, lì lợm, mặt dầy đi. Chẳng sao cả. Thầy chỉ biết khuyên em thế thôi.
Chúc em vui
P.S. Thầy vẫn còn đi xe đạp. Mà cái này thì thầy không hề xấu hổ. Hè hè
Chà! Nếu cách đây 30 năm thầy đã cho em một lời khuyên chắc nịch : “Hãy cứ là mình. Chính con người làm vinh quang cho nghề nghiệp” hoặc “Không có nghề nào xấu. Chỉ có người tốt hay xấu thôi”. Và còn nhiều câu châm ngôn đại loại như thế .
Nhưng khuyên em thế nào được khi chính thầy cũng đang phân vân; thầy cũng không biết liệu có giữ mình được trong một môi trường như thế không. Phải thừa nhận là trong xã hội ta hiện nay có một số công việc được xếp vào loại có “nguy cơ cao” dễ bị tha hóa. Những nghề mà quyền hạn được trao quá lớn so với cái tầm văn hoá của họ.
Nói thế thầy bỗng chợt ngượng khi nhìn lại nghề của mình. Một nghề cực kỳ sang trọng và nguy cơ lây nhiễm ít nhất. Vậy mà… em thấy đấy. Chuyện gì đang xảy ra cho cái nghề cao quí này đây? Cái câu ca dao “ gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” nghe mới thật thơ mộng, lãng mạn và phi thực tế làm sao. Chắc em còn nhớ câu chuyện thầy kể về một người mang đôi giày mới. Lúc đầu anh ta đi đứng cẩn thận, ngó trước ngó sau, cốt giữ cho đôi giày được sạch. Nhưng rồi một vết bùn, rồi lại một vết nữa…và chẳng bao lâu sau anh ta ào ào lội bùn.
Lâu lắm rồi, khi thầy bỗng dưng bỏ dạy , các em đã ngạc nhiên. Các em hỏi, thầy cười bảo thầy không quen soạn giáo án. Rồi các em còn ngạc nhiên hơn khi thấy thầy chạy xích lô. Có đứa còn rơm rớm nước mắt. Thầy cười xòa bảo “Ôi dào, bây giờ thầy chạy xe năm ngày là bằng cả tháng lương đi dạy, mà chẳng cần họp hành giáo án giáo iếc gì. Sướng quá chết”. Thật thế ư? Thầy sẵn sàng trở lại bục giảng cho dù đạp xe một ngày bằng một tháng lương. Nhưng !!!... Thế đấy. Bây giờ thì chắc các em hiểu rồi. Để mình là mình nhiều khi phải trả một cái giá nào đó.
Bây giờ , khi mọi chuyện đã ở sau lưng, thầy mới có thể nói lên những lý do khiến thầy nghiến răng từ bỏ cái nghề mình yêu quí, cái nghề duy nhất thầy được đào tạo để làm tốt. Lý do đó là : THẦY BỎ NGHỀ VÌ THẦY YÊU NGHỀ”. Này! Đừng đứa nào sau này bắt chước nhái thầy “ Em bỏ vợ vì em yêu vợ”. Hai cái thuộc hai phạm trù khác nhau đấy.
Mấy em còn nhớ Lữ thành Xuân chứ. Một đứa học trò nghèo, ngày ngày lội bộ 10 cây số đến trường, áo quần lôi thôi, nhưng học hành cực giỏi. Em thi tốt nghiệp đạt gần điểm tối đa nhưng vẫn không được nhận vào đại học. Lý do, lý lịch gia đình em vào hàng E, F gì đó. Ba em là đại tá đang cải tạo. Khi biết tin thầy muốn khóc ghê nhưng cố nén. Xuân nó phải an ủi ngược lại thầy: “Thôi không đi học thì em về làm rẫy. Không khéo mai mốt còn thành ông địa chủ ấy chứ”. Lần đâu thầy thấy mình bất lực. Hoàn toàn bất lực. Cũng may mà sau này Long vượt biên, bây giờ là tiến sĩ công nghệ thông tin.
Một lần khác trường làm lễ kết nạp đoàn cho học sinh. Cô giáo phụ trách phát biểu : “ Kể từ giờ phút này chúng ta là đồng chí…”. Lễ xong một em muốn thử xem cô Hoa nói thế có đúng không, bèn gọi thầy “đồng chí Hoàng”. Thầy sững lại như bị ong đốt, kêu em đó ra, tát em một cái. “ Mấy em muốn đồng chí với ai thì mặc. Nhưng với tôi thì phải là thầy, luôn luôn là thầy. Nghe rõ chưa”. Lần duy nhất trong đời thầy đánh học trò. Cũng chẵng nhớ đã đánh ai. Thầy đã phẫn nộ khi thấy chữ THẦY bị ai đó xúc phạm.
Một lần khác, khi đang giờ học, cô giáo phụ trách công đoàn mua hàng về. Toàn bộ giáo viên ( trừ thầy và một cô nữa) bỏ lớp chạy xuống văn phòng để dành hàng. Dễ hiểu thôi. Ai nhận trễ có khi lãnh một hộp sữa méo, một bao thuốc bị móp hay một gói bột ngọt không đủ trọng lượng. Và thế là bán lại không được giá. Hồi ấy ít ai giữ lại để dùng. Thầy cũng muốn mình nhận được những món hàng tinh tươm lắm chứ. Nhưng sự hổ thẹn níu thầy lại. Học sinh sẽ nghĩ gì khi thấy thầy làm thế nhỉ ? Thầy làm sao có thể cao giọng giảng những điều cao đẹp khi mình vừa làm một việc bẩn thỉu như thế. Vâng , đối với thầy như thế là bẩn thỉu, và thầy thấy rất xấu hổ khi làm như mọi người
Và vô vàn chuyện như thế. Kể làm sao xiết. Thế là thầy bỏ việc. Thanh thản như quẳng đi một cục nợ.
Trở lại với em. Biết khuyên em gì nhỉ?. Thế này nhé. Em nên phát huy tốt đức tính XẤU HỔ. Vâng, với thầy nó là một đức tính đấy. Nếu em còn biết xấu hổ, sẽ khó, khó chứ không phải là không thể, bị tha hóa.Bây giờ nhiều, rất nhiều người không còn biết xấu hổ nữa. Họ làm những điều xấu một các nhẹ nhàng như không.
Thế nhé. Hãy luôn biết xấu hổ. Này, chỉ những khi sắp làm bậy thôi nhé. Còn gặp em nó thì cứ bạo lên, lì lợm, mặt dầy đi. Chẳng sao cả. Thầy chỉ biết khuyên em thế thôi.
Chúc em vui
P.S. Thầy vẫn còn đi xe đạp. Mà cái này thì thầy không hề xấu hổ. Hè hè
Thư gởi một đồng nghiêp
Chúc mừng bạn vừa được công nhận giáo viên giỏi cấp thành phố. Trông bạn chẳng có vẻ gì là một người vừa được tôn vinh cả. “ Cực hơn đi cày “. Bạn nói thế. Mình cũng cười. Ai lại đem so sánh lao động trí óc với việc đi cày nhỉ? Nhưng rồi mình thấy bạn nói đúng quá. Còn cực hơn cả đi cày nữa ấy chứ.
Có quá nhiều cái phải lo cho một tiết hội giảng. Đầu tiên là cái giáo án. Phải thật chi tiết như một kịch bản phim. Mình nhớ có lần đọc được một giáo án môn Văn. Trong đó ghi chú rõ khi nào đứng trên bục, khi nào bước xuống, đi xuống đến đâu, khi nào thì viết, khi nào lau….ôi trăm thứ hầm bà lằng. Vui nhất là yêu cầu tư tưởng. Có những bài chẳng có cái mục nào có thể nêu lên thành yêu cầu tư tưởng cả. Hồi ở trường mình từng là chuyên gia tìm ra yêu cầu tư tưởng cho một bài học. Đồng nghiệp nào bí thì cứ gọi mình. 30 giây là xong. Thế mà có lần mình đã bí khi một cô giáo trẻ hỏi mình phải gọi học sinh đứng lên trả lời như thế nào, dùng tay phải hay tay trái, xòe cả bàn tay hay chỉ một ngón, có cần phải hất tay lên không…Khi mình bảo cô quen chỉ thế nào thì cứ chỉ thế ấy, cô xem chừng không tin và tiếp tục đi tìm kiếm một gv khác kinh nghiệm hơn. Ơ hay! Cái việc chỉ học sinh đứng lên mà cũng khó khăn thế sao? Mà đấy là một tiết dạy thông thường đấy nhé, huống chi đây lại là một tiết hội giảng. Rồi sau đó lại còn những buổi dạy thử nữa, trước khi tổng dợt cho đơn vị chủ quản góp ý.
Nhớ hồi ấy khi thanh tra về, cả trường chẳng ai có đồng hồ. bạn phải phóng về Nha trang mượn được một cái Timex (đồng hồ Thụy sĩ đấy nhé ). Phải thế thôi, bởi vì chỉ cần sớm hay muộn vài phút là tiết dạy coi như vất đi. Khổ thân cho bạn là cái Timex phải gió ấy lại dở chứng đình công bất tử. Thế là xôi hỏng bỏng không. Mặt bạn cứ như cái thằng mất sổ gạo. Nói thật khi ấy mình chỉ sợ bạn hận quá hoá liều thì khổ. Bạn càng đau khổ hơn khi thấy mình, cái thằng chả biết giáo án là gì thì lại được xếp loại tốt.Chả là khi ấy bộ môn của mình còn ngoài vòng phủ sóng, được xếp vào tổ xã hội, mà anh tổ trưởng, một giáo viên A vào, thì chẳng biết tí gì về ngoại ngữ. Mình đưa cuốn vở “gọi là giáo án”. Thế là chàng cứ nhắm mắt ký.
Thanh tra về cũng có dự giờ mình, nhưng cũng chẳng có người chuyên trách ngoại ngữ thành ra ngồi nghe mình giảng cứ như nghe nhạc. Mình thì chả cần đồng hồ. Cứ trống đánh là mình tuyên bố “Class is over”, không dư lấy một giây đồng hồ. Các vị thì có biết đấy là đâu. Mà thường cái gì không biết thì đâm ra nể. Thế thì mình đươc xếp loại tốt cũng là chuyện tất nhiên thôi. Cứ đúng giờ là tốt. Cái việc đánh giá học sinh dựa theo từng phút là mình bực vô cùng. Dạy cho con người chứ có phải là cho rô bốt đâu. Có người chậm hiểu, có kẻ thì mau. Sao lại một khuôn duy nhất cho mọi người. Hèn gì học sinh bây giờ trông cứ như những con rôbốt. Hỏi một câu là trăm em trả lời như một. Chán chết được.
Nhớ lại hồi còn đi học. Thầy dạy một bài có khi ba buổi, có khi chỉ nữa buổi là xong, Lại có bài thầy bảo về coi sách. Có cả trong sách ấy. Mà hồi ấy bọn mình cực nể những thầy cô vào lớp như đi dạo công viên, cứ thế mà thao thao. Dạy thế mới là dạy chứ.
Mình là chúa ghét cái trò thao giảng. Toàn là đóng kịch cả. Mình đi dự thấy tội cho thầy cô thì ít mà tội cho học sinh thì nhiều. Mầm mống giả dối là ở đấy chứ đâu. Mới tí tuổi đầu đã bị bắt làm diễn viên bất đắc dĩ. Lòng tôn trọng thầy cô cứ ngày một phai dần. Thì làm sao còn nguyên vẹn lòng tôn trọng thầy cô khi thấy thầy cô đang đóng trò, nói thẳng ra là đang gian lận để hòng kiếm cái loại A, cái danh giáo viên giỏi. Thế thì các em việc gì chẳng gian lận quay cóp nhỉ. Cũng như nhau cả thôi.
Con cá chết vì miếng mồi thơm. Bây giờ người ta cũng đưa ra những miếng mồi như giáo viên giỏi cấp này cấp nọ, nhà giáo ưu tú, nhân dân. Chỉ tổ con cá nào ham mồi là chít . Mình được cái khoản không ham mồi. Hồi đó mỗi tháng còn bình bầu xếp hạng, mình tự xếp ngay cho mình cái loại C. Thế là yên giặc. Chẳng còn hạng nào để lôi mình xuống, mà thường là được nâng lên. Lại được tiếng là …khiêm tốn.
Buồn cười nhất là có lần hội giảng Anh văn. Ai nói gì thì nói mình cũng nhất định không dự thi. Đến chừng danh sách thí sinh đã có rồi thì Sở GD mới ngớ người ra khi Sở không có người chấm thi bộ môn này. Thế là phải năn nỉ mấy thằng không chịu thi … đi chấm thi.Ok. Chấm thì được. Đó đúng là nghề của thầy mà. Mấy thằng chấm hồi đó không hiểu sao bây giờ đi làm khách sạn cả. Đúng là ngay từ lúc đó tụi nó đã muốn bỏ nghề thành ra không thi. Điểm danh coi: Thằng Nhâm làm PGĐ Yasaka, thằng Tân GĐ Paradise. Oai phết. Chỉ còn thằng mình là lận đận.
Định viết thư chúc mừng bạn thế mà mình lại chuyện nọ xọ chuyện kia. Thì tính mình vốn thế mà. Buồn cười nhất là cái hồi mình còn dạy kê. Hồi ấy người ta gọi những thằng không dạy đúng chuyên môn mình như vậy. Mình dạy bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. Cũng chẳng hiểu sao mãi cuối giờ mình mới nhận ra mình đang dạy” Hai sắc hoa Tigôn” của TTKH. Đến chết cười. Chà! Lại lan man nữa rồi.
Thôi, chúc bạn vui với danh hiệu giáo viên giỏi. Mong bạn phấn đấu để tiếp tục giỏi. Nhưng cũng xin nhắc nhỏ bạn thế này: NGƯỜI DUY NHẤT ĐÁNH GIÁ CHÚNG TA CÓ GIỎI HAY KHÔNG CHÍNH LÀ CÁC EM HỌC SINH. Điều thứ hai : ĐỪNG COI THƯỜNG HỌC SINH. CÁC EM BIẾT CẢ ĐẤY. HÃY NHÌN CÁC EM NHƯ NHỮNG VỊ GIÁM KHẢO NGHIÊM KHẮC. ĐỪNG XEM CÁC EM NHƯ NHỮNG CON CỪU NON, NÓI GÌ NGHE NẤY
Có quá nhiều cái phải lo cho một tiết hội giảng. Đầu tiên là cái giáo án. Phải thật chi tiết như một kịch bản phim. Mình nhớ có lần đọc được một giáo án môn Văn. Trong đó ghi chú rõ khi nào đứng trên bục, khi nào bước xuống, đi xuống đến đâu, khi nào thì viết, khi nào lau….ôi trăm thứ hầm bà lằng. Vui nhất là yêu cầu tư tưởng. Có những bài chẳng có cái mục nào có thể nêu lên thành yêu cầu tư tưởng cả. Hồi ở trường mình từng là chuyên gia tìm ra yêu cầu tư tưởng cho một bài học. Đồng nghiệp nào bí thì cứ gọi mình. 30 giây là xong. Thế mà có lần mình đã bí khi một cô giáo trẻ hỏi mình phải gọi học sinh đứng lên trả lời như thế nào, dùng tay phải hay tay trái, xòe cả bàn tay hay chỉ một ngón, có cần phải hất tay lên không…Khi mình bảo cô quen chỉ thế nào thì cứ chỉ thế ấy, cô xem chừng không tin và tiếp tục đi tìm kiếm một gv khác kinh nghiệm hơn. Ơ hay! Cái việc chỉ học sinh đứng lên mà cũng khó khăn thế sao? Mà đấy là một tiết dạy thông thường đấy nhé, huống chi đây lại là một tiết hội giảng. Rồi sau đó lại còn những buổi dạy thử nữa, trước khi tổng dợt cho đơn vị chủ quản góp ý.
Nhớ hồi ấy khi thanh tra về, cả trường chẳng ai có đồng hồ. bạn phải phóng về Nha trang mượn được một cái Timex (đồng hồ Thụy sĩ đấy nhé ). Phải thế thôi, bởi vì chỉ cần sớm hay muộn vài phút là tiết dạy coi như vất đi. Khổ thân cho bạn là cái Timex phải gió ấy lại dở chứng đình công bất tử. Thế là xôi hỏng bỏng không. Mặt bạn cứ như cái thằng mất sổ gạo. Nói thật khi ấy mình chỉ sợ bạn hận quá hoá liều thì khổ. Bạn càng đau khổ hơn khi thấy mình, cái thằng chả biết giáo án là gì thì lại được xếp loại tốt.Chả là khi ấy bộ môn của mình còn ngoài vòng phủ sóng, được xếp vào tổ xã hội, mà anh tổ trưởng, một giáo viên A vào, thì chẳng biết tí gì về ngoại ngữ. Mình đưa cuốn vở “gọi là giáo án”. Thế là chàng cứ nhắm mắt ký.
Thanh tra về cũng có dự giờ mình, nhưng cũng chẳng có người chuyên trách ngoại ngữ thành ra ngồi nghe mình giảng cứ như nghe nhạc. Mình thì chả cần đồng hồ. Cứ trống đánh là mình tuyên bố “Class is over”, không dư lấy một giây đồng hồ. Các vị thì có biết đấy là đâu. Mà thường cái gì không biết thì đâm ra nể. Thế thì mình đươc xếp loại tốt cũng là chuyện tất nhiên thôi. Cứ đúng giờ là tốt. Cái việc đánh giá học sinh dựa theo từng phút là mình bực vô cùng. Dạy cho con người chứ có phải là cho rô bốt đâu. Có người chậm hiểu, có kẻ thì mau. Sao lại một khuôn duy nhất cho mọi người. Hèn gì học sinh bây giờ trông cứ như những con rôbốt. Hỏi một câu là trăm em trả lời như một. Chán chết được.
Nhớ lại hồi còn đi học. Thầy dạy một bài có khi ba buổi, có khi chỉ nữa buổi là xong, Lại có bài thầy bảo về coi sách. Có cả trong sách ấy. Mà hồi ấy bọn mình cực nể những thầy cô vào lớp như đi dạo công viên, cứ thế mà thao thao. Dạy thế mới là dạy chứ.
Mình là chúa ghét cái trò thao giảng. Toàn là đóng kịch cả. Mình đi dự thấy tội cho thầy cô thì ít mà tội cho học sinh thì nhiều. Mầm mống giả dối là ở đấy chứ đâu. Mới tí tuổi đầu đã bị bắt làm diễn viên bất đắc dĩ. Lòng tôn trọng thầy cô cứ ngày một phai dần. Thì làm sao còn nguyên vẹn lòng tôn trọng thầy cô khi thấy thầy cô đang đóng trò, nói thẳng ra là đang gian lận để hòng kiếm cái loại A, cái danh giáo viên giỏi. Thế thì các em việc gì chẳng gian lận quay cóp nhỉ. Cũng như nhau cả thôi.
Con cá chết vì miếng mồi thơm. Bây giờ người ta cũng đưa ra những miếng mồi như giáo viên giỏi cấp này cấp nọ, nhà giáo ưu tú, nhân dân. Chỉ tổ con cá nào ham mồi là chít . Mình được cái khoản không ham mồi. Hồi đó mỗi tháng còn bình bầu xếp hạng, mình tự xếp ngay cho mình cái loại C. Thế là yên giặc. Chẳng còn hạng nào để lôi mình xuống, mà thường là được nâng lên. Lại được tiếng là …khiêm tốn.
Buồn cười nhất là có lần hội giảng Anh văn. Ai nói gì thì nói mình cũng nhất định không dự thi. Đến chừng danh sách thí sinh đã có rồi thì Sở GD mới ngớ người ra khi Sở không có người chấm thi bộ môn này. Thế là phải năn nỉ mấy thằng không chịu thi … đi chấm thi.Ok. Chấm thì được. Đó đúng là nghề của thầy mà. Mấy thằng chấm hồi đó không hiểu sao bây giờ đi làm khách sạn cả. Đúng là ngay từ lúc đó tụi nó đã muốn bỏ nghề thành ra không thi. Điểm danh coi: Thằng Nhâm làm PGĐ Yasaka, thằng Tân GĐ Paradise. Oai phết. Chỉ còn thằng mình là lận đận.
Định viết thư chúc mừng bạn thế mà mình lại chuyện nọ xọ chuyện kia. Thì tính mình vốn thế mà. Buồn cười nhất là cái hồi mình còn dạy kê. Hồi ấy người ta gọi những thằng không dạy đúng chuyên môn mình như vậy. Mình dạy bài “Nhớ con sông quê hương” của Tế Hanh. Cũng chẳng hiểu sao mãi cuối giờ mình mới nhận ra mình đang dạy” Hai sắc hoa Tigôn” của TTKH. Đến chết cười. Chà! Lại lan man nữa rồi.
Thôi, chúc bạn vui với danh hiệu giáo viên giỏi. Mong bạn phấn đấu để tiếp tục giỏi. Nhưng cũng xin nhắc nhỏ bạn thế này: NGƯỜI DUY NHẤT ĐÁNH GIÁ CHÚNG TA CÓ GIỎI HAY KHÔNG CHÍNH LÀ CÁC EM HỌC SINH. Điều thứ hai : ĐỪNG COI THƯỜNG HỌC SINH. CÁC EM BIẾT CẢ ĐẤY. HÃY NHÌN CÁC EM NHƯ NHỮNG VỊ GIÁM KHẢO NGHIÊM KHẮC. ĐỪNG XEM CÁC EM NHƯ NHỮNG CON CỪU NON, NÓI GÌ NGHE NẤY
Chuyện cổ tích thời @
Chuyện cổ tích thời @
Chàng là con nhà trâm anh thế phiệt ( chẳng biết nghĩa là gì nhưng người ta hay nói thế cho nó sang ). Rãnh rổi không biết làm gì cho hết thì giờ chàng bèn viết blog. Chàng thay blast xoành xoạch tùy theo tâm trạng. Một hôm phởn chí chàng tung ra một cái blast cực kỳ kiêu:
Nhà anh xa cách quá chừng
Anh van em đấy, em đừng thương anh
Nàng là một thần y chốn kinh thành. Sau những giờ chăm sóc bệnh nhân nàng cũng chơi blog. Một sáng nọ, trong khi lướt blog, nàng tia được cái blast kia. Tự ái đồn dập. “ A! anh chàng này láo” . Thế là nàng phang cho anh ta một cái comment:
Ai thương mà đã vội van
Xin thương chưa được còn than thở gì.
Đọc thấy thế chàng căm lắm, bèn double cái cmt khác cho nó chất lượng:
Muội ơi đừng nói thị phi
Kẻo huynh điên tiết huynh thì … yêu luôn
Khi ấy chớ có mà chuồn
Chân trời góc biển anh ruồng cũng ra
Nàng cười khẩy: “Đúng là ngựa non háu đá. Gặp trúng chị hai thi chỉ có chít”
Nhìn thôi tim đã rộn ràng
Tim anh còn khỏe gặp nàng mà yêu
Ái chà. Thách hử? Có điều nàng ở xa quá, chàng không thể bỏ công vụ mà đi được, bèn hăm he:
Xời ơi cách trở quan san
Chứ mà gần hả? huynh “fan” muội liền
Nàng đâu có ngán. Xa thế này hắn làm gì được mình chứ. Bèn thách tiếp:
Muội đâu là thứ dễ nghiền
Huynh mà gặp muột biết liền ai thua
Cuộc chiến sắp đến hồi gay cấn thì chàng có khách , bèn hẹn hồi sau tái chiến.
Xong việc chàng quay lại blog thì….Cảnh cũ còn mà người xưa đâu tá?
Buồn qúa, chàng bèn thay blast
Muội ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng muội rồi say với ai
………Từ đó trở đi ngoài giờ blogging, chàng thường đi nhậu, xưng hô cứ huynh đài, tiểu đệ…lung tung cả.
( Gõ say sưa cho xong cái entry này thì nghe mùi khét. Hỡi ơi, soong thịt kho đã thành than từ lúc nào. Ôi! Tình là ảo mà thịt cháy thì lại thật, rất rất thật)
P.S.
Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Tính tắt máy đi xử lý cái soong thịt kho thì chợt thấy một cái quick comment:
Đời vắng Muội rồi còn cái chai
Ngày ba đêm bảy nhậu cùng ai
Cho đến khô bình đèn tắt lửa
lăn ra giường ngáy tận sáng mai.hehehe
Thế này không chiến là không được rồi. Nhưng đói r ồi. Đồ ăn thì không còn n ữa. Ra quán thôi. Chén no rồi huynh s ẽ xử muội sau. Đừng có ai can tui nhen. Văng miểng ráng chịu đó
Chàng là con nhà trâm anh thế phiệt ( chẳng biết nghĩa là gì nhưng người ta hay nói thế cho nó sang ). Rãnh rổi không biết làm gì cho hết thì giờ chàng bèn viết blog. Chàng thay blast xoành xoạch tùy theo tâm trạng. Một hôm phởn chí chàng tung ra một cái blast cực kỳ kiêu:
Nhà anh xa cách quá chừng
Anh van em đấy, em đừng thương anh
Nàng là một thần y chốn kinh thành. Sau những giờ chăm sóc bệnh nhân nàng cũng chơi blog. Một sáng nọ, trong khi lướt blog, nàng tia được cái blast kia. Tự ái đồn dập. “ A! anh chàng này láo” . Thế là nàng phang cho anh ta một cái comment:
Ai thương mà đã vội van
Xin thương chưa được còn than thở gì.
Đọc thấy thế chàng căm lắm, bèn double cái cmt khác cho nó chất lượng:
Muội ơi đừng nói thị phi
Kẻo huynh điên tiết huynh thì … yêu luôn
Khi ấy chớ có mà chuồn
Chân trời góc biển anh ruồng cũng ra
Nàng cười khẩy: “Đúng là ngựa non háu đá. Gặp trúng chị hai thi chỉ có chít”
Nhìn thôi tim đã rộn ràng
Tim anh còn khỏe gặp nàng mà yêu
Ái chà. Thách hử? Có điều nàng ở xa quá, chàng không thể bỏ công vụ mà đi được, bèn hăm he:
Xời ơi cách trở quan san
Chứ mà gần hả? huynh “fan” muội liền
Nàng đâu có ngán. Xa thế này hắn làm gì được mình chứ. Bèn thách tiếp:
Muội đâu là thứ dễ nghiền
Huynh mà gặp muột biết liền ai thua
Cuộc chiến sắp đến hồi gay cấn thì chàng có khách , bèn hẹn hồi sau tái chiến.
Xong việc chàng quay lại blog thì….Cảnh cũ còn mà người xưa đâu tá?
Buồn qúa, chàng bèn thay blast
Muội ơi lửa tắt bình khô rượu
Đời vắng muội rồi say với ai
………Từ đó trở đi ngoài giờ blogging, chàng thường đi nhậu, xưng hô cứ huynh đài, tiểu đệ…lung tung cả.
( Gõ say sưa cho xong cái entry này thì nghe mùi khét. Hỡi ơi, soong thịt kho đã thành than từ lúc nào. Ôi! Tình là ảo mà thịt cháy thì lại thật, rất rất thật)
P.S.
Đúng là cây muốn lặng mà gió chẳng chịu ngừng. Tính tắt máy đi xử lý cái soong thịt kho thì chợt thấy một cái quick comment:
Đời vắng Muội rồi còn cái chai
Ngày ba đêm bảy nhậu cùng ai
Cho đến khô bình đèn tắt lửa
lăn ra giường ngáy tận sáng mai.hehehe
Thế này không chiến là không được rồi. Nhưng đói r ồi. Đồ ăn thì không còn n ữa. Ra quán thôi. Chén no rồi huynh s ẽ xử muội sau. Đừng có ai can tui nhen. Văng miểng ráng chịu đó
Trùi ui, lại thơ nè
Lại một bài “ thơ phổ từ nhạc”. Điều kiện trúng thưởng như cũ ( xem bài trước)
Vô đề vô số ( diễn Nôm là Bài không tên không số )
……Nâng niu cuộc tình
Như hoa mới nở
Anh yêu đời mình ?
Như quên hơi thở
Anh quên sầu đời?
Vì em! Vì em
Ôi! Đêm thẹn thùng
Môi khô cháy đỏ
Đốm lửa đầu đời
Tắt rồi! Ngày xưa.
Ngày xưa…
Cơn mưa buồn phiền
Dài bao nhiêu ngày
Hôm nay mới gặp
Mặt trời dịu hiền
Xa xôi mà gần
Bâng khuâng như đã…
Yêu hoa mười giờ
Để rồi ngày qua…
Ngày qua.
Vẫn thân du tử
Quán rượu là nhà
Như ngôi “tinh tửu”
Trên dãy Ngân hà
Chiều say ngất ngưỡng
Hát bài tình lơ...Tình lơ…
Ôi! Ta ngù ngờ
Như hòn đá vỡ
Em ngồi lên trên
Bên giòng suối buồn…
Em làm tôi sợ
Nước mắt chực tuôn
Than nguội, tro tàn…
Lang thang một kiếp
Yêu tôi làm gì?
Mượn ly rượu dỏm
Làm thơ, làm thơ
Thơ ta ngù ngờ
Như con gà mờ
Gục đầu xó bếp
Con tim mù lòa
Khổ cho đáng kiếp!
Phải chăng ngờ nghệch?
Chẳng hiểu tình em…
Tình em!
Rồi tàn cuộc say…cuộc say!
Tôi không còn buồn…
Bỗng nhiên quên sầu.
Bỗng yêu bầu trời
Và yêu cuộc đời…
Mượn nhạc phổ lời
Tặng em, tặng em.
Phan tiên Hoàng
Vô đề vô số ( diễn Nôm là Bài không tên không số )
……Nâng niu cuộc tình
Như hoa mới nở
Anh yêu đời mình ?
Như quên hơi thở
Anh quên sầu đời?
Vì em! Vì em
Ôi! Đêm thẹn thùng
Môi khô cháy đỏ
Đốm lửa đầu đời
Tắt rồi! Ngày xưa.
Ngày xưa…
Cơn mưa buồn phiền
Dài bao nhiêu ngày
Hôm nay mới gặp
Mặt trời dịu hiền
Xa xôi mà gần
Bâng khuâng như đã…
Yêu hoa mười giờ
Để rồi ngày qua…
Ngày qua.
Vẫn thân du tử
Quán rượu là nhà
Như ngôi “tinh tửu”
Trên dãy Ngân hà
Chiều say ngất ngưỡng
Hát bài tình lơ...Tình lơ…
Ôi! Ta ngù ngờ
Như hòn đá vỡ
Em ngồi lên trên
Bên giòng suối buồn…
Em làm tôi sợ
Nước mắt chực tuôn
Than nguội, tro tàn…
Lang thang một kiếp
Yêu tôi làm gì?
Mượn ly rượu dỏm
Làm thơ, làm thơ
Thơ ta ngù ngờ
Như con gà mờ
Gục đầu xó bếp
Con tim mù lòa
Khổ cho đáng kiếp!
Phải chăng ngờ nghệch?
Chẳng hiểu tình em…
Tình em!
Rồi tàn cuộc say…cuộc say!
Tôi không còn buồn…
Bỗng nhiên quên sầu.
Bỗng yêu bầu trời
Và yêu cuộc đời…
Mượn nhạc phổ lời
Tặng em, tặng em.
Phan tiên Hoàng
Thơ nữa nè
Nhân bài thơ vừa rồi chợt thấy nhớ thơ quá. Lôi chồng sách cũ tìm lại coi có bài thơ xưa nào còn sót lại sau bao nhiêu lần di dời không. May quá còn những … hai bài. Hai bài này làm vào lúc đang yêu, khoảng thời gian sáng nào cũng lên Thái nguyên ngồi quán cà phê Cây Sứ. Tính mình thích làm chuyện ngược đời: Người ta đem thơ phổ nhạc, còn mình thì dựa vào nhạc mà làm thơ. Sẵn đây đố luôn : Ai biết bài thơ mình làm dựa trên nền nhạc của bài hát nào. Xin cho biết có bao nhiêu người đồng ý vơi mình. Trúng sẽ có thưởng , tất nhiên rồi.
Tình bỡ ngỡ
Mùa Thu xưa!
Chào em không nói
Có cây me trước ngõ nhìn tôi
Và người em làn môi khép kín
Có hương thơm ổi chín đâu đây.
Vào mùa Đông
Me không trút lá
Tôi như mây vội vã đi về
Và người em, sao trầm tư quá.
Có hương bay, tình sắp xuân rồi ?
Tàn mùa Đông
Tìm em bỡ ngỡ
Chỉ cây me trước ngõ chào tôi
Và người em làn môi hé mở
Ôi hương bay! Thơ tôi thở thầm thì…
Giờ mùa Xuân
Lòng sao ấm áp
Nhớ đôi môi, vội vã quay về
Và người em, nụ hoa nồng thắm
Ôi hương bay!
Ôi đam mê
Ta quên cõi đi về
Phan tiên Hoàng
Tình bỡ ngỡ
Mùa Thu xưa!
Chào em không nói
Có cây me trước ngõ nhìn tôi
Và người em làn môi khép kín
Có hương thơm ổi chín đâu đây.
Vào mùa Đông
Me không trút lá
Tôi như mây vội vã đi về
Và người em, sao trầm tư quá.
Có hương bay, tình sắp xuân rồi ?
Tàn mùa Đông
Tìm em bỡ ngỡ
Chỉ cây me trước ngõ chào tôi
Và người em làn môi hé mở
Ôi hương bay! Thơ tôi thở thầm thì…
Giờ mùa Xuân
Lòng sao ấm áp
Nhớ đôi môi, vội vã quay về
Và người em, nụ hoa nồng thắm
Ôi hương bay!
Ôi đam mê
Ta quên cõi đi về
Phan tiên Hoàng
Tôi làm thơ nè pà coong
Trên trời có bao nhiêu vì sao
Là trần gian này có bấy nhiêu thi sĩ
Có người như Bùi tiên sinh
Thơ cứ trào ra đầu ngọn bút
Chảy miên man…
Có kẻ gọt tới gọt lui
Đẽo đi đẽo lại
Trăn qua trở lại như đau đẻ
Có người thấy gì nói nấy
Có kẻ hô hào kêu gọi
Gọi là thơ cũng được mà vè cũng xong
Có kẻ treo ngược với cành cây
Nhìn nhân sinh với cái nhìn ngược ngạo
Người viết ngắn
Kẻ viết dài
Người hứng lên là viết
Người chỉ viết khi tiền đã nằm yên trong tài khoản
Có kẻ nhờ thơ mà lưu danh muôn thuở
Lại có người vì thơ mà khốn nạn, long đong
Người viết thẳng, kẻ viết cong
Người viết trên giấy kẻ dòng
Kẻ phóng bút lên trời mà viết
……………………..
Kể sao cho xiết
Còn tôi,
Làm thơ khi … không biết làm gì
Có lẽ vì thế mà…
THƠ TÔI DỞ
Là trần gian này có bấy nhiêu thi sĩ
Có người như Bùi tiên sinh
Thơ cứ trào ra đầu ngọn bút
Chảy miên man…
Có kẻ gọt tới gọt lui
Đẽo đi đẽo lại
Trăn qua trở lại như đau đẻ
Có người thấy gì nói nấy
Có kẻ hô hào kêu gọi
Gọi là thơ cũng được mà vè cũng xong
Có kẻ treo ngược với cành cây
Nhìn nhân sinh với cái nhìn ngược ngạo
Người viết ngắn
Kẻ viết dài
Người hứng lên là viết
Người chỉ viết khi tiền đã nằm yên trong tài khoản
Có kẻ nhờ thơ mà lưu danh muôn thuở
Lại có người vì thơ mà khốn nạn, long đong
Người viết thẳng, kẻ viết cong
Người viết trên giấy kẻ dòng
Kẻ phóng bút lên trời mà viết
……………………..
Kể sao cho xiết
Còn tôi,
Làm thơ khi … không biết làm gì
Có lẽ vì thế mà…
THƠ TÔI DỞ
ĐỜI CẬU HOÀNG (3) Chơi trò vợ chồng
Đọc lại hai chương đầu thấy giọng điệu có vẻ hơi buồn. Chương này viết cái gì vui hơn đi. Thì có gì vui hơn chuyện gái gú nhỉ ? Thế thì thử kể vài chuyện có lên quan đến gái thử xem có vui không.
Hồi nhỏ nhà tôi ở trên một con đường khá yên tĩnh, toàn là công chức nhà nước. Nhà nào cũng rộng, có sân, có vườn. Thì hồi đó đất rộng người thưa mà. Nghe ba tôi kể hồi đó ai muốn xin đất chỉ làm cái đơn là tuần sau có nhân viên Ty Điền địa xuống , cấp ngay cho một lô một ngàn thước vuông, chỉ với điều kiện là trong vòng 6 tháng phải cất nhà, không được để đất trống. Chuyện đó dễ ợt. Tôi nhớ căn nhà đầu tiên của gia đình tôi là một căn nhà vách đất, mái ngói, nền gạch. Chà! Bây giờ mà còn không chừng được xếp hạng nhà cổ cũng nên.
Căn nhà thì nhỏ, mảnh đất lại quá lớn. Thế thì trồng cây; trông cứ như một cái trang trại. Cứ mỗi chiều, bố tôi cắm cái ống nước vào cái trụ bơm để tưới cây. Nhiệm vụ của tôi là đứng lắc cái trụ bơm. Nói thế bây giờ chắc có người không hiểu. Đại để là cái bơm hoạt động bằng cách lắc một cái cần , cái cần này nó ăn với cái gì gì đó mà cứ một chu kỳ lắc tới lui là nó phun ra được khoảng 5 lít. Để tưới cái vườn một buổi như thế cần khoảng 2 khối nước. Lúc đầu tôi còn thấy vui nhưng riết rồi thì chắc các bạn cũng đoán ra rồi. Nhưng chẳng làm sao né được. Đấy! Con một hay ho thế đấy.
Thế nhưng sau này tôi đã ngộ ra được một cách tuyệt hay để tìm thấy niềm vui trong công việc. Chả là lúc ấy tôi vớ được cuốn “ Ba mươi ngày thành lực sĩ “ của bác sĩ Nguyễn văn Tươi, và tôi mơ được trở thành lực sĩ đẹp nhất Việt nam. Trong phòng tôi có một tấm hình của lực sĩ Nguyễn công Án, lực sĩ đẹp nhất lúc bấy giờ. Thế là tôi biến những buổi lao động công ích thành những buổi tập thể dục. Tôi lắc một cách say sưa, hăng hái, nhiệt tình đến nỗi bố tôi cũng ngạc nhiên, và … bỗng thương. Thế là ổng duyệt chi ngân sách cho tôi mua tạ, dây kéo ngực, mấy cái bóp tay. Những thứ mà trước đây ổng đã kiên qưyết từ chối. Có khi ổng cũng chẳng tử tế gì, mua dụng cụ cho tôi tập chỉ để cho tôi … lắc khỏe hơn thôi.
Buồn cười thật, đã bảo là nói chuyện gái gú mà lại lan man đi những cây với vườn, tạ với tiếc. Cái tính tôi nó hay lan man thế đấy.
Trở lại với chủ đề định nói lúc đầu đi. Phải trở lại cái chổ là nhà nào cũng có vườn rộng, nhưng chỉ vườn nhà tôi là được lát gạch, nên được bọn nhóc trong xóm chọn làm sân chơi. Cả khu vực tôi lúc ấy chẳng hiểu sao chỉ có mình tôi là trai, thành ra muốn chơi thì chỉ có chơi với đám con gái. Tôi vốn dễ tính, trai gái gì miễn có đồ chơi , có bạn chơi là chơi được thôi. Vậy là quãng đời thơ ấu của tôi trãi qua với những nhảy dây, cút bắt, cò cò, với những trò gỉ gì gì mà bây giờ tôi cũng quên cả tên. Nhưng tôi khoái nhất là trò chơi vợ chồng. Thì còn ai làm chồng nữa ngài cái thằng tôi.
Chẳng hiểu sao hồi đó bọn trẻ chúng tôi ngây thơ phát sợ luôn. Trong trò chơi này thì anh chồng phải đi làm .Thì cứ đi loanh quanh đâu đó một lát rồi về. Cũng có khi “đi làm” về lại bị vợ đuổi đi vì nó chưa nấu ăn xong. Vợ con láo thế đấy! Ăn uống chỉ toàn lá cây với cát sỏi thôi, nhưng khi “vợ” hỏi ngon không thì chớ có dại mà chê, có khi nó cáu tương cả mâm cơm vào mặt ấy chứ. Ăn xong là chồng phải đi ngủ. Vợ thì phải rửa chén bát rồi cũng lên ngủ. Ngủ tình lắm nhen. Chẳng hiểu bắt chước ai mà chúng nó qui định đã ngủ là phải ôm nhau. Thế mới giống chồng ngủ với vợ.
Làm chồng cả năm rồi vậy mà một hôm khi ôm vợ ngủ tôi mới phát hiện ra là nó không giống mình. Thắc mắc thì nó bảo cái ấy là để cho con bú. Nó còn chửi tôi ngu nữa. Mà đúng là tôi ngu thiệt. Bài học về giới tính đầu tiên của tôi đã diễn ra như thế đấy. Rồi đến mãi hơn năm sau nữa thì tôi lại phát hiện ra nó còn khác tôi một chổ nữa. Lần này thì chả dại mà hỏi, chỉ lẳng lặng quan sát thôi. Đúng là không thầy đố mày làm nên. Mãi năm sáu năm sau tôi mới biết cái khác ấy có công dụng gì. Thành ra sau này nghe nói đến giáo dục giới tính trong trường học thì tôi là thằng ủng hộ đầu tiên. Tôi không muốn thế hệ con cháu cũng bị ngu lâu như tôi hồi ấy.
Hồi ấy mỗi lần giận “chồng” là con vợ tôi nó “ nghỉ chơi với mày nữa”. Chúng tôi hồi ấy chưa biết đến thuật ngữ “ly dị”. Ít hôm sau lại chơi tiếp, và cũng không hề biết đến cái thuật ngữ “tái hôn”
Kể đến đây tự dưng mỉm cười. Thế là đạt mục đích rồi. Đã nói là kể chuyện gì vui vui mà.
Hồi nhỏ nhà tôi ở trên một con đường khá yên tĩnh, toàn là công chức nhà nước. Nhà nào cũng rộng, có sân, có vườn. Thì hồi đó đất rộng người thưa mà. Nghe ba tôi kể hồi đó ai muốn xin đất chỉ làm cái đơn là tuần sau có nhân viên Ty Điền địa xuống , cấp ngay cho một lô một ngàn thước vuông, chỉ với điều kiện là trong vòng 6 tháng phải cất nhà, không được để đất trống. Chuyện đó dễ ợt. Tôi nhớ căn nhà đầu tiên của gia đình tôi là một căn nhà vách đất, mái ngói, nền gạch. Chà! Bây giờ mà còn không chừng được xếp hạng nhà cổ cũng nên.
Căn nhà thì nhỏ, mảnh đất lại quá lớn. Thế thì trồng cây; trông cứ như một cái trang trại. Cứ mỗi chiều, bố tôi cắm cái ống nước vào cái trụ bơm để tưới cây. Nhiệm vụ của tôi là đứng lắc cái trụ bơm. Nói thế bây giờ chắc có người không hiểu. Đại để là cái bơm hoạt động bằng cách lắc một cái cần , cái cần này nó ăn với cái gì gì đó mà cứ một chu kỳ lắc tới lui là nó phun ra được khoảng 5 lít. Để tưới cái vườn một buổi như thế cần khoảng 2 khối nước. Lúc đầu tôi còn thấy vui nhưng riết rồi thì chắc các bạn cũng đoán ra rồi. Nhưng chẳng làm sao né được. Đấy! Con một hay ho thế đấy.
Thế nhưng sau này tôi đã ngộ ra được một cách tuyệt hay để tìm thấy niềm vui trong công việc. Chả là lúc ấy tôi vớ được cuốn “ Ba mươi ngày thành lực sĩ “ của bác sĩ Nguyễn văn Tươi, và tôi mơ được trở thành lực sĩ đẹp nhất Việt nam. Trong phòng tôi có một tấm hình của lực sĩ Nguyễn công Án, lực sĩ đẹp nhất lúc bấy giờ. Thế là tôi biến những buổi lao động công ích thành những buổi tập thể dục. Tôi lắc một cách say sưa, hăng hái, nhiệt tình đến nỗi bố tôi cũng ngạc nhiên, và … bỗng thương. Thế là ổng duyệt chi ngân sách cho tôi mua tạ, dây kéo ngực, mấy cái bóp tay. Những thứ mà trước đây ổng đã kiên qưyết từ chối. Có khi ổng cũng chẳng tử tế gì, mua dụng cụ cho tôi tập chỉ để cho tôi … lắc khỏe hơn thôi.
Buồn cười thật, đã bảo là nói chuyện gái gú mà lại lan man đi những cây với vườn, tạ với tiếc. Cái tính tôi nó hay lan man thế đấy.
Trở lại với chủ đề định nói lúc đầu đi. Phải trở lại cái chổ là nhà nào cũng có vườn rộng, nhưng chỉ vườn nhà tôi là được lát gạch, nên được bọn nhóc trong xóm chọn làm sân chơi. Cả khu vực tôi lúc ấy chẳng hiểu sao chỉ có mình tôi là trai, thành ra muốn chơi thì chỉ có chơi với đám con gái. Tôi vốn dễ tính, trai gái gì miễn có đồ chơi , có bạn chơi là chơi được thôi. Vậy là quãng đời thơ ấu của tôi trãi qua với những nhảy dây, cút bắt, cò cò, với những trò gỉ gì gì mà bây giờ tôi cũng quên cả tên. Nhưng tôi khoái nhất là trò chơi vợ chồng. Thì còn ai làm chồng nữa ngài cái thằng tôi.
Chẳng hiểu sao hồi đó bọn trẻ chúng tôi ngây thơ phát sợ luôn. Trong trò chơi này thì anh chồng phải đi làm .Thì cứ đi loanh quanh đâu đó một lát rồi về. Cũng có khi “đi làm” về lại bị vợ đuổi đi vì nó chưa nấu ăn xong. Vợ con láo thế đấy! Ăn uống chỉ toàn lá cây với cát sỏi thôi, nhưng khi “vợ” hỏi ngon không thì chớ có dại mà chê, có khi nó cáu tương cả mâm cơm vào mặt ấy chứ. Ăn xong là chồng phải đi ngủ. Vợ thì phải rửa chén bát rồi cũng lên ngủ. Ngủ tình lắm nhen. Chẳng hiểu bắt chước ai mà chúng nó qui định đã ngủ là phải ôm nhau. Thế mới giống chồng ngủ với vợ.
Làm chồng cả năm rồi vậy mà một hôm khi ôm vợ ngủ tôi mới phát hiện ra là nó không giống mình. Thắc mắc thì nó bảo cái ấy là để cho con bú. Nó còn chửi tôi ngu nữa. Mà đúng là tôi ngu thiệt. Bài học về giới tính đầu tiên của tôi đã diễn ra như thế đấy. Rồi đến mãi hơn năm sau nữa thì tôi lại phát hiện ra nó còn khác tôi một chổ nữa. Lần này thì chả dại mà hỏi, chỉ lẳng lặng quan sát thôi. Đúng là không thầy đố mày làm nên. Mãi năm sáu năm sau tôi mới biết cái khác ấy có công dụng gì. Thành ra sau này nghe nói đến giáo dục giới tính trong trường học thì tôi là thằng ủng hộ đầu tiên. Tôi không muốn thế hệ con cháu cũng bị ngu lâu như tôi hồi ấy.
Hồi ấy mỗi lần giận “chồng” là con vợ tôi nó “ nghỉ chơi với mày nữa”. Chúng tôi hồi ấy chưa biết đến thuật ngữ “ly dị”. Ít hôm sau lại chơi tiếp, và cũng không hề biết đến cái thuật ngữ “tái hôn”
Kể đến đây tự dưng mỉm cười. Thế là đạt mục đích rồi. Đã nói là kể chuyện gì vui vui mà.
Thứ Bảy, 21 tháng 3, 2009
Tâm sự của một nhà giáo
Đăng ngày: 11:27 01-03-2009
Mới làm xong một chương trong loạt bài tự truyện, dạo quanh một vòng các blog của bạn bè để nạp năng lượng. Tình cờ đọc được trên blog của một đồng nghiệp một bài tâm sự về nghề. Dù chưa đầy đủ nhưng nó nói lên rất nhiều điều về nghề giáo, về những bức xúc của những người thật sự tâm huyết với nghề. Bèn xin phép bạn post lên đây. Mong chia xẻ được ít nhiều cùng các đồng nghiệp và các em học sinh thân yêu
Sáng hôm nay vào Blog của friends , lượn một vòng quanh thế giới , đọc nhiều bài viết hay và luôn cả những Comment . Điều mình suy nghĩ nhiều nhất là trong đó có nhiều Blogger là PHHS có cách đánh giá rất hay rất tốt về giáo dục ! Hôm nay mình cũng có nhiều chia sẻ đến cho mọi người với suy nghĩ của người trong cuộc .
Thật sự thì ngày xưa thầy cô giáo ít có ai trách mắng học sinh , đôi lúc chỉ là một cái nhìn , học sinh cũng biết mình sai ở đâu mà sửa vì ngày đó học sinh ngoan hơn bây giờ .Không bao giờ học sinh dám cải , hay trả lời với giáo viên như thế hệ @ hôm nay . PHHS ngày xưa không bênh con như bây giờ . Con mình sai thì đem về nhà mà dạy chớ không la la ó ó klhi GVCN gọi ĐT đến nhà mắng con té tát ngay trong ĐT dù GVCN chưa buông máy
Học sinh như những tờ giấy trắng , người lớn vẻ cái gì thì cứ thế mà định hình về nhân cách . MM thường hay đánh giá học sinh qua cách ăn , cách nói của học sinh với mọi người xung quanh . Một học sinh không ngoan trả treo với thầy cô giáo thông thường là từ một gia đình không dạy nổi một đứa con , thế nhưng lại xót xa khi cô giáo quở phạt con mình vì tội không thuộc bài , không làm bài . Một học sinh sẽ không thể nào trân trọng và thương yêu thầy cô mình khi ở nhà Cha và Mẹ luôn nói xấu thầy cô , có quan niệm không tốt về giáo dục . Dĩ nhiên cái gì cũng có thuyết tương đối không tuyệt đối , mà con người luôn đòi hỏi sự tuyệt mỹ khi bản thân một gia đình , bản thân của con người là một tập hợp " TÓAN TẬP MỜ " .
Mình rất thích cách giáo dục học sinh của thủ tướng Ấn Độ Ganđi : Giáo dục học sinh quậy và phá bằng cách cho đi tham quan miễn phí ở hai nơi miễn phí : Nhà thương và nghĩa trang ! Nói như phim Hồng Kông là : Chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ " Thấy con mình bị thầy cô giáo quở phạt thì đau , thì xót chửi 8 phương trãn địa nhưng khôing hề biết mình đang ở đâu mình nói gì và nói như thế nào . PHHS thời @ có khác gì học sinh thời @ . Chả trách làm sao thế hệ trẻ và cứ thế đổ lên trên đầu những người tạo ra sản phẩm mà không biết rằng sản phẩm chỉ thực sự tốt khi nguyên liệu cơ bản tốt và thực sự tốt và được đánh giá cao qua sự nhào nặn tái tạo của xã hội !
Một HS bị GVCN phạt quét lớp 2 ngày vì đi học mà sơn móng tay , ăn nói bổ bả với thầy cô bộ môn . GVCN mời PHHS vào và thú thật không thể nói gì thêm và cũng không biết nói gì khi GVCN quan sát tổng thể PHHS : Móng tay còn đỏ hơn móng tay của con gái , và trước mặt bao người chửi con ĐM ... và khỏi nói gì thêm .... cho PHHS về !
Có PHHS coi trường học như một nơi để gởi con vì nhà trẻ không nhận HSTHPT ! làm sao thuộc bài và học tốt ???
Lòng buồn mênh mang và trách ai đây ! Sức chịu đựng của con người hình như đã trao tặng hết cho những người làm giáo dục !
Nhưng tất cả đều không phải thế và không phải PHHS nào cũng như thế !
Hình như cả đời đi dạy cái MM tự hào nhất là " những gì mình tao ra là chính sức lực của mình , đêm ngủ ngon và không trăn trở vì ko ăn hối lộ hay đút lót của bất cứ ai để đem đến trong cơn mơ là những ác mộng như những nghành nghề khác .
Vui và bằng lòng !
Mới làm xong một chương trong loạt bài tự truyện, dạo quanh một vòng các blog của bạn bè để nạp năng lượng. Tình cờ đọc được trên blog của một đồng nghiệp một bài tâm sự về nghề. Dù chưa đầy đủ nhưng nó nói lên rất nhiều điều về nghề giáo, về những bức xúc của những người thật sự tâm huyết với nghề. Bèn xin phép bạn post lên đây. Mong chia xẻ được ít nhiều cùng các đồng nghiệp và các em học sinh thân yêu
Sáng hôm nay vào Blog của friends , lượn một vòng quanh thế giới , đọc nhiều bài viết hay và luôn cả những Comment . Điều mình suy nghĩ nhiều nhất là trong đó có nhiều Blogger là PHHS có cách đánh giá rất hay rất tốt về giáo dục ! Hôm nay mình cũng có nhiều chia sẻ đến cho mọi người với suy nghĩ của người trong cuộc .
Thật sự thì ngày xưa thầy cô giáo ít có ai trách mắng học sinh , đôi lúc chỉ là một cái nhìn , học sinh cũng biết mình sai ở đâu mà sửa vì ngày đó học sinh ngoan hơn bây giờ .Không bao giờ học sinh dám cải , hay trả lời với giáo viên như thế hệ @ hôm nay . PHHS ngày xưa không bênh con như bây giờ . Con mình sai thì đem về nhà mà dạy chớ không la la ó ó klhi GVCN gọi ĐT đến nhà mắng con té tát ngay trong ĐT dù GVCN chưa buông máy
Học sinh như những tờ giấy trắng , người lớn vẻ cái gì thì cứ thế mà định hình về nhân cách . MM thường hay đánh giá học sinh qua cách ăn , cách nói của học sinh với mọi người xung quanh . Một học sinh không ngoan trả treo với thầy cô giáo thông thường là từ một gia đình không dạy nổi một đứa con , thế nhưng lại xót xa khi cô giáo quở phạt con mình vì tội không thuộc bài , không làm bài . Một học sinh sẽ không thể nào trân trọng và thương yêu thầy cô mình khi ở nhà Cha và Mẹ luôn nói xấu thầy cô , có quan niệm không tốt về giáo dục . Dĩ nhiên cái gì cũng có thuyết tương đối không tuyệt đối , mà con người luôn đòi hỏi sự tuyệt mỹ khi bản thân một gia đình , bản thân của con người là một tập hợp " TÓAN TẬP MỜ " .
Mình rất thích cách giáo dục học sinh của thủ tướng Ấn Độ Ganđi : Giáo dục học sinh quậy và phá bằng cách cho đi tham quan miễn phí ở hai nơi miễn phí : Nhà thương và nghĩa trang ! Nói như phim Hồng Kông là : Chưa thấy quan tài thì chưa đổ lệ " Thấy con mình bị thầy cô giáo quở phạt thì đau , thì xót chửi 8 phương trãn địa nhưng khôing hề biết mình đang ở đâu mình nói gì và nói như thế nào . PHHS thời @ có khác gì học sinh thời @ . Chả trách làm sao thế hệ trẻ và cứ thế đổ lên trên đầu những người tạo ra sản phẩm mà không biết rằng sản phẩm chỉ thực sự tốt khi nguyên liệu cơ bản tốt và thực sự tốt và được đánh giá cao qua sự nhào nặn tái tạo của xã hội !
Một HS bị GVCN phạt quét lớp 2 ngày vì đi học mà sơn móng tay , ăn nói bổ bả với thầy cô bộ môn . GVCN mời PHHS vào và thú thật không thể nói gì thêm và cũng không biết nói gì khi GVCN quan sát tổng thể PHHS : Móng tay còn đỏ hơn móng tay của con gái , và trước mặt bao người chửi con ĐM ... và khỏi nói gì thêm .... cho PHHS về !
Có PHHS coi trường học như một nơi để gởi con vì nhà trẻ không nhận HSTHPT ! làm sao thuộc bài và học tốt ???
Lòng buồn mênh mang và trách ai đây ! Sức chịu đựng của con người hình như đã trao tặng hết cho những người làm giáo dục !
Nhưng tất cả đều không phải thế và không phải PHHS nào cũng như thế !
Hình như cả đời đi dạy cái MM tự hào nhất là " những gì mình tao ra là chính sức lực của mình , đêm ngủ ngon và không trăn trở vì ko ăn hối lộ hay đút lót của bất cứ ai để đem đến trong cơn mơ là những ác mộng như những nghành nghề khác .
Vui và bằng lòng !
Phỏng vấn dịch giả Dương Tường
Đăng ngày: 08:34 24-02-2009
Không hiểu sao tôi vẫn cứ thấy xúc động hơn với một người bị đàn áp về tư tưởng, mặc dù bị hành hạ về thể xác bề ngoài trông cũng khủng khiếp lắm. Có lẽ là người đọc sách, và cũng mạo muội tự nhận mình là người trí thức nên tôi hiểu hơn cái cảnh bị đày đọa về tinh thần, tôi nhạy cảm hơn với những bức xúc của những người biết lẻ phải mà không dám nói hay phải nói những điều ngược lại.
Với ý đó, và cũng với niềm xúc động như khi đọc bài phỏng vấn BNT, tôi post tiếp bài phỏng vấn dich giả Dương Tường , một nạn nhân văn hoá khác
Dương Tường - Người chưa mãn hạn
Lý lịch trích ngang:
Dương Tường- Nhà báo- Nhà thơ- Nhà phê bình nghệ thuật.
Tên thật: Trần Dương Tường
Sinh năm 1932
Cao
Nặng: 53kg
Cận 20 độ
“Thành tích” thời niên thiếu:
13 tuổi tham gia Tổng khởi nghĩa ở Me, 18 tuổi vào bộ đội.
Ba lần thi bị trượt, chưa tốt nhiệp lớp 7
40 năm sau:
Là dịch giả gần 60 đầu sách tiếng Anh, trong đó có nhiều bộ tiểu thuyết quan trọng như:
Anna Karenina (Lev Tolstoi, Nga)
Alexis Zorba (Nikos Kazantzaki, Hy Lạp),
Đất Dữ (Jorge Amado, Barazil),
Cuốn theo chiều gió, (Magarret Michel, Mỹ),
Đồi gió hú (Emily Bronte, Anh)
Cội rễ (Alex Haley, Mỹ)
Người dưng (Albert Camus, Pháp)
Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan Zweig, Ao)
Con đường xứ Flandres (Claude Simon, Pháp)
Cái trống thiếc (Gunter Grass, Đức, Nobel văn chương 1999)
Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami, Nhật)…
Người tạo dựng nhiều “sân chơi”, đặt nền tảng cho nhiều cuộc giao lưu nghệ thuật trong và ngoài nước: Triển lãm Nhìn Từ Hai Phía, Cách Nhau Một Đại Dương...
Nhận Bắc đầu bội tinh Văn học Nghệ thuật (Officier des Arts et des Lettres) do chính phủ Pháp trao tặng.
Phạm Tường Vân: Trong cuốn “Rừng xưa xanh lá”ông Bùi Ngọc Tấn “tố giác” ông là người đầu têu rủ bạn bè văn nghệ sĩ trí thức đi bán máu?Thực hư thế nào?
Dương Tường: Tôi chỉ rủ Mạc Lân và Châu Diên thôi.
Hồi đó tôi được ưu ái cấp cho một cái thẻ cho máu (viết tắt là TCM) tức là được công nhận là cộng tác viên cho máu thường xuyên của bệnh viện . Những người có thẻ được một “đặc quyền”, khi bệnh viện có ca nào cấp cứu, cần lấy máu gấp, nửa đêm cho xe đến đón. Mỗi lần bán máu, ngoài tiền (50 đồng 100cc), còn được cấp các phiếu đường, thịt, đậu……….. Phần đông “lính me” – tiếng lóng chỉ dân bán máu – bán luôn cả phiếu cho đám phe phiếu lúc nào cũng đứng đầy ở cổng bệnh viện. Tôi thì mang tất về nộp vợ. Bảo là của anh Hạnh cho (Ngô Quốc Hạnh, bạn tôi, hồi ấy là phó chủ tịch Hà Nội kiêm giám đốc Sở Công Thương, sau này là Thứ trưởng Bộ Nội Thương).Thỉnh thoảng bí quá, Trinh lại giục, anh qua anh Hạnh xin phiếu đi. Tôi lại đem thẻ TCM, đến năn nỉ người ta cho lấy sớm.
Phạm Tường Vân:Ông đã bán bao nhiêu lít máu tất thảy?
Dương Tường: Không thể tính được. Hơn một năm, cứ hai tuần 1 lần, trung bình 250 cc. Lúc cấp bách thì tuần/lần,
lần đạt “kỷ lục” nhờ Lê Phát giới thiệu với trưởng phòng huyết bệnh viện Việt Đức thì được ưu tiên bán 300 cc.
Phạm Tường Vân: Hồi đó ông nặng bao nhiêu ký lô?
Dương Tường: Hơn 40 kg
(PTV: lúc kết thúc cuộc phỏng vấn, ra phố Hàng Bài, tôi bảo ông cân thử , kết quả: hiện tại, trông ông không lấy gì mập mạp cho lắm, cân cả giày và cái áo bông kếch xù đựơc cả thảy 53 kg, thế mà vẫn cái hơn cái thời bán máu hẳn 12 kg!)
Phạm Tường Vân:Ngoài bán máu ra, ông còn có những cách nào khác để qua cơn bĩ cực?
Dương Tường: Cũng có một số cách khác tuy không đàng hoàng lắm nhưng lương thiện: Vợ Mạc Lân là nhân viên mậu dịch bán ở quầy thuốc. Tôi đi khám bệnh, xin đơn, đưa ra vợ Lân ghi hóa đơn từng ấy thứ thuốc rồi đem về cơ quan thanh toán, cộng cả tiền bồi dưỡng ốm. Bệnh thật, chỉ có chữa là giả. Mà với những cơ thể suy dinh dưỡng trầm trọng của chúng tôi hồi đó, chẳng lúc nào thiếu bệnh. Một cách nữa là bán thuốc lá cho căng-tin, công đoàn chia mỗi người được 3-4 bao theo giá cung cấp, mỗi tuần cố nhịn dành đựơc 2 bao đem ra bà hàng nước. Bán cũng không dễ, phải phục cho đến khuya, vắng vẻ mới dám thò thuốc ra. Một bao cũng mua được vài ký gạo. Tôi nghiện nặng nhưng chỉ dám hút thuốc lá cuộn, trong gạt tàn chẳng có cái đầu mẩu nào vì tất cả đều được gom gop tích laị, lúc bí đem xé ra vấn đi vấn lại. Cách nữa là tranh thủ nhịn cơm tiêu chuẩn, bớt được bữa nào thì bớt, dư ra phiếu nào bán lại cho nhà bếp lấy tiền đưa vợ đong gạo. Đến nhà người thân tình cứ nhè vào bữa cơm. Chuyện văn chương, triết học cứ đến bữa lại nở như ngô rang, bà chủ bưng cơm lên, mời rơi mình một tiếng. Lấy cớ nói nốt câu chuyện, vừa ăn vừa “làm khách” để giữ sĩ diện nên chỉ dám làm một bát. Thôi thì cầm hơi cho qua ngày, vợ con cũng đỡ được một suất. Nhưng xong rồi thì ngượng lắm!
Phạm Tường Vân: Ông bị xử tệ vì mắc tội gì?
Dương Tường: Xét lại, không đồng ý với nghị quyết 9
Phạm Tường Vân: Bằng cách nào?
Dương Tường: Bảo lưu.
Phạm Tường Vân:Nghe nói hồi đầu những năm 96, có vụ đám tang ông Dương Bạch Mai khá chấn động.Ông có tham gia?
Dương Tường:Vụ vòng hoa phúng Dương Bạch Mai trong cuốn ĐÊM GIỮA BAN NGÀY của Vũ Thư Hiên có chỗ không chính xác. Vòng hoa đó do tôi đứng ra quyên góp và đi đặt ở kios hoa Bờ Hồ góc Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay. Vòng hoa rất lớn không thể một mình vác chạy bộ gần một cây số đến trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc là nơi cử hành tang lễ được. May sao đến phút cuoi, tôi vớ được một chiếc xích lô nhảy đại lên. Tới nơi thì vừa bắt đầu. Ra đón là Bửu Tiến,Trần Trung Tín, Albert, hàng binh Pháp làm việc tại đài phát thanh. Albert bảo: “ Dépêche-toi! (Nhanh lên!)” Bốn người khệ nệ khiêng vào. Lát sau, dải băng tren vòng hoa với dòng chữ: “Tinh thần người cộng sản chân chính Dương Bạch Mai bất diệt!” do Vũ Thư Hiên ghi, bị bóc vứt đi. Sau này, tôi bị gọi lên nhiều lần và tôi nhận: “vòng hoa đó của riêng tôi, mua băng nhuận bút dịch Anna Karenina.”
Phạm Tường Vân:Đó là năm nào?
Dương Tường:1962.
Phạm Tường Vân:Sao ông không bị bắt giam?
Dương Tường: Nếu ở Hải Phòng hay một tỉnh nhỏ nào khác, chắc tôi có kết cục giống Bùi Ngọc Tấn. Thấy Vũ Thư Hiên, Kiến Giang, Vũ Huy Cương “đi”, tôi, Mac Lân, Xuân Khánh cũng khăn gói chuẩn bị đón khả năng xấu nhất. Nhưng chờ mãi không thấy bắt. Có lẽ họ bắt mấy ngừơi tiêu biểu. Mà bắt thế đã là quá nhiều rồi!
Phạm Tường Vân:Ông chuẩn bị những gì?
Dương Tường:Ba lô, vài bộ quần áo, dăm quyển sách, nếu lọt thì có cái giải khuây.
Phạm Tường Vân:Có người ác miệng nói ông là “đặc tình” của Bộ Công an vì “dính” bao nhiêu vụ mà không phải vào tù. Lại có kẻ bảo ông làm cho CIA vì hay thân với Mỹ! Ông có bận tâm?
Dương Tường:(Cười lặng lẽ. Một lúc sau:) Có người còn bảo tôi « tuần chay nào cũng có nước mắt. »
Phạm Tường Vân:Một điều hơi lạ là ông đọc sách rất nhiều, đọc “Phía tây không có gì lạ” lấy từ tay lính Pháp từ rất sớm. Điều đó không hề làm ông chán ghét chiến tranh ?
Dương Tường:Cho đến nay, tôi vẫn nghĩ – và vẫn khẳng định -- Kháng chiến chống Pháp là thời kỳ hoàng kim của cách mạng Việt Nam. Nếu được sống laị thời đó một lần nữa, tôi vẫn hành động như cũ nghĩa la bỏ nhà đi bộ đội. Suốt những năm đi lính, tuyệt nhiên không hề có ý định rời quân ngũ. Có lần ốm trên đường hành quân vào chiến dịch, tụt laị sau cả tuần, đã quyết đuổi theo đơn vị bằng được. Đi bộ hơn 300 cây số từ Đô Lương (Nghệ An) đến Hoà Bình để tìm đơn vị mà không mảy may có ý định rẽ về thăm nhà. Mỗi ngày chạy bộ gần 30 cây đuổi theo đơn vị, bị máy bay rượt suýt chết.
Phạm Tường Vân:Đến khi nào thì ông nhận ra mình sai, nhận ra chiến tranh là vô nghĩa?
Dương Tường:Đến chiến tranh chống Mỹ. Cho đến giờ tôi vẫn thấy chiến tranh chống Pháp là một thời kỳ tuyệt đẹp, thoải mái cực kỳ. Người ta sống với nhau đầy tình người. Không có húy kỵ như về sau này. Chả thế mà Phạm Duy viết trong Tình kỹ nữ:
Đêm nay đôi người khách giang hồ
Gặp nhau tình trăng nước
……………..
Ta ôm người đẹp bâng khuâng
Bên nhau mà lòng xa vắng
Ta nương theo làn hương xưa của khách năm xưa yêu nàng...
Mà vẫn phổ biến rộng rãi, vẫn hát công khai khăp nơi khắp chốn, không bị bắt bẻ hoặc phê phán gì cho tới khi có chỉnh huấn, chỉnh quân.
Phạm Tường Vân:Nhân Văn là chuyến tàu chở sự vỡ mộng lớn nhất của văn nghe sĩ- trí thức sau hoà bình lập lại. Nhóm Xét Lại: Ông, Bùi Ngọc Tấn, Xuân Khánh………, Mạc Lân là chuyến tàu thứ hai. Có phải vì các ông đi theo kháng chiến nhanh quá, đi vì mỹ cảm chứ ông phải……………..
Dương Tường: Rất thành thật, hoàn toàn vì lý tưởng! Các thế hệ sau khó mà hiểu được cái không khí hồi đó. Say lắm. Không bao giờ có lại thời kỳ dám bỏ tất cả, dám đốt cả Hà Nội mà đi chiến đấu như thế.
Phạm Tường Vân:Ông có yêu Bác Hồ không?
Dương Tường:Yêu chứ! Đến thời kỳ Xét Lại có bớt yêu đi nhưng vẫn còn kính trọng, kính trọng cho đến bây giờ!
Phạm Tường Vân:Nếu cháu gái 5 tuổi của ông hỏi: “Bác Hồ là ai? Tại sao phải yêu Bác Hồ?”, ông sẽ trả lời ra sao?
Dương Tường:Nó không bao giờ đặt câu hỏi như thế. Nó coi đó là đương nhiên. Cũng như nó không hề thắc mắc tại sao bông hoa lại tên là bông hoa, tại sao nó laị đẹp và thơm. Tôi cũng chưa gặp đưá trẻ nào đặt câu hỏi như vậy.
Có lẽ nó đã học được sự thản nhiên đó từ trong bụng mẹ?
Có lẽ nó và những đứa trẻ cùng lứa sinh ra khi mọi giá trị đã được xác định và chúng mặc nhiên công nhận.
Phạm Tường Vân: Thời kỳ ông tự đặt ra với mình nhiều câu hỏi nhất là baogiờ?
Dương Tường:Những năm 60, khi Đảng đàn áp Nhân Văn, đàn áp Xét Lại
Phạm Tường Vân:Câu trả lời chung là gì?
Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại. Và mọi thứ chủ nghĩa đều là không tưởng, con người bịa ra thứ đó để mà dối lừa nhau mà thôi.
Phạm Tường Vân:Phản ứng của ông?
Dương Tường:Tôi gần như bị tâm thần. Tôi phải tự chữa trị bằng nghe nhạc, chủ yếu là nhạc cổ điển. Tôi goị đó là nhạc liệu pháp (musicotherapy)
Phạm Tường Vân:Và hội hoạ nữa. Dường như ông trốn vào những lĩnh vực ít phải bày tỏ chính kiến, những lĩnh vực khá sang trọng đối với các nhà chức trách để ít bị bắt bẻ. Và lựa chọn khôn ngoan này khiến ông còn “lành lặn” đến bây giờ?
Dương Tường:Đúng. Tôi tự bảo mình: kiềm chế đi một tí, và ráng làm mỗi thứ một tí, cố gắng kiễng chân, cố gắng nhích lên. Mỗi người ráng ghé vai đẩy từng milimét, từng phần của milimét, làm sao để thế giới phải khác đi.
Phạm Tường Vân:Với hàng chục đầu sách dịch, những cuốn “đóng đinh” vào nhận thức của nhiều thế hệ nhà văn VN, hàng trăm bài phê bình mỹ thuật, hàng chục lần làm cầu nối cho văn nghệ trong nước với nước ngoài. Nói như nhà văn Bùi Ngọc Tấn: ông Dương Tường là “vụ văn hóa đối ngoại nghiệp dư”, người nhiều bạn bè, người giàu có nhất và người đi qua tất cả mà “mất” ít nhất, ông nghĩ sao?
Dương Tường:(Im lặng, ngồi như tượng)
Phạm Tường Vân:Ông trả lời với chính quyền như thế nào về những người bạn “khả nghi” của mình?
Dương Tường:Câu trả lời luôn là: “Đó là những người bạn tốt nhất của tôi, thương tôi nhất. Có chặt đầu tôi đi thì tôi cũng không tin họ là người xấu!”
Phạm Tường Vân:Một điều khó hiểu là ông có thể chơi với những người rất “khắc” nhau. Ví dụ như Trần Dần với Văn Cao chẳng hạn, hai người từng chung nhóm Nhân Văn, ở chung một góc phố, vậy mà chẳng bao giờ giáp mặt?
Dương Tường:Họ không chơi nhưng rất trọng nhau. Tôi rất thân với cả hai , tôi biết. Lần nào tôi đến chơi, Văn Cao cũng nhắc đến Trần Dần Và ngược lại. Dần bảo: “Thằng Văn nó chưa đẻ nhưng nó là voi, đẻ rất to!”. Hôm đám tang Văn Cao, Trần Dần chống gậy đến ngồi như pho tượng. Giữa họ có những vướng mắc do thời cuộc chứ hoàn toàn không phải vấn đề tư tưởng hay quan điểm
Phạm Tường Vân:Giới “quan chức” trong Hội Nhà Văn, ông chơi với ai?
Dương Tường:Nguyễn Khải, Hữu Mai, quen biết từ trong chiến tranh. Hai ông này bảo tôi vào Hôị Nhà Văn, tôi bảo: “thôi, hai anh cho em được trọn vẹn cái thân phận ngoài rìa của em”
Phạm Tường Vân:Tôi nói điều này, xin ông đừng giận: có cảm giác: ông chưa vào tù nhưng ông chưa bao giờ được ra tù! Chẳng thà hồi đó người ta bắt ông, nhốt vài năm rồi thả, ông còn được hưởng niềm vui mãn hạn. Đằng này, lúc nào ông cũng sống trong cảm giác của những ngày chờ đợi..
Dương Tường:Đúng!
Phạm Tường Vân:Và lúc nào cũng “giật mình một cái vỗ vai”*?
Dương Tường:Dù là những lúc vui nhất, tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy yên ổn. Tôi vẫn chưa thoát khỏi cái tâm thái bất an mà tôi gọi là angoisse khi nói chuyện với một nhà báo nước ngoài hồi đầu những năm 1980. Một thứ ám ảnh hồ như pre-apocalyptic, tiền-khải huyền, nơm nớp lo sợ một bất hạnh thình lình ụp xuống. Thấy cháu gái mình thông minh, 5 tuổi nói tiếng Anh như gió, ngữ điệu rất hay, hạnh phúc lắm nhưng ngay lập tức cái angoisse ấy lại ập đến. Xã hội đầy bất trắc, cái gì chờ nó ngay mai?
Tôi còn có một thói quen xấu: tích trữ giấy một mặt. Xưa kia toàn viết giấy xám xịt, có được tờ giấy trắng (như giấy A 4 bây giờ) hoặc pơ-luya là quý như vàng, bình thường không dám viết, chỉ dành cho dịp nào thật đặc biệt, chẳng hạn khi làm được bài thơ nào thật ưng ý mới dám trịnh trọng chép lên. Tôi giữ lại tất cả giấy loại, cái nào còn trắng một mặt là giữ lại, mặc dầu rất hiếm khi dùng đến. Dù bây giờ viết bằng máy tính nhưng cứ phòng sẵn 5- 6 cái bút mới yên tâm. Và tăm nữa. Trong túi lúc nào cũng thủ sẵn một cây (ông móc túi lấy ra cây tăm tre!). Hoàn toàn vớ vẩn, những cái đó! Giấy bây giờ đầy, tăm thì đâu chẳng có. Chẳng qua sống trong cùng quẫn quá lâu nên thành một tâm lý lúc nào cũng lo thiếu thốn, sợ khi hữu sự, không có cái mà dùng!
Phạm Tường Vân:Ở nhà, ông là người thế nào?
Dương Tường:Ở nhà tôi luôn bị mắng vì tội ăn dè làm vợ con phát bực. Cả đĩa thịt, tôi chỉ chọn mấy miếng nhỏ. Lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi. Mình nuôi con không bằng người. Chỉ được về mặt văn hóa, còn những cái khác thua kém hết. Đôi lúc thấy cháu mình được nuôi nấng đầy đủ, thấy vui lắm nhưng chỉ một lúc cái angoisse lại đến. Điều này chẳng đứa con nào của tôi hiểu được.
Phạm Tường Vân:Nhà ông là nơi tụ tập của giới họa sĩ trẻ bất kể ngày đêm. Ông thích chơi với họ hay họ thích chơi với ông?
Dương Tường:Cả hai. Có lẽ phần tôi còn nặng hơn. Càng ngày tôi càng thèm được chơi với họ.
Phạm Tường Vân:Ông có yêu nhiều không? Mối tình nào sâu nặng hơn cả?
Dương Tường:Tôi yêu một người từ năm 1964 đến nay. Gần 40 năm rồi. Yêu trong tâm tưởng, chưa bao giờ “gần” nhau.
Phạm Tường Vân:Sao ông không đến với bà ấy để sống nốt những ngày cuối đời?
Dương Tường:Không thể được. Tôi và bà Trinh có quá nặng tình. Giá như tôi chưa từng gặp hoạn nạn, giá như vợ con chưa bao giờ phải long đong vì tôi.
Phạm Tường Vân:Có khi nào ông ước mình là công dân nước khác?
Dương Tường:Khi sang Mỹ, tôi thấy đây quả là một đất nước của tự do và có cảm giác là nếu ở đó, mình sẽ làm được nhiều hơn. Nhưng chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác. Tôi không thể sống được ở một nơi nào ngoài Việt Nam.
Phạm Tường Vân:Đã bao giờ ông có ý định tự sát?
Dương Tường:Không bao giờ.
Phạm Tường Vân:Khi tranh luận, ông có bao giờ nổi giận đến nỗi muốn bóp chết một ai đó?
Dương Tường:Tôi không bao giờ tranh luận (dù biết chắc là mình đúng) nên chẳng bao giờ to tiếng với ai.
Phạm Tường Vân:Khi căm ghét một ai, ông xử sự thế nào?
Dương Tường:Không chơi nữa. Có những người ngay từ khi mới gặp đã thấy không thể chơi được.
Phạm Tường Vân:Cảm giác đỉnh cao của sự “không chơi được”?
Dương Tường:Buồn nôn.
Phạm Tường Vân:Ông đã gặp ai như thế chưa?
Dương Tường:Có. Nhiều. Xin đừng bắt tôi phải nêu tên.
Không hiểu sao tôi vẫn cứ thấy xúc động hơn với một người bị đàn áp về tư tưởng, mặc dù bị hành hạ về thể xác bề ngoài trông cũng khủng khiếp lắm. Có lẽ là người đọc sách, và cũng mạo muội tự nhận mình là người trí thức nên tôi hiểu hơn cái cảnh bị đày đọa về tinh thần, tôi nhạy cảm hơn với những bức xúc của những người biết lẻ phải mà không dám nói hay phải nói những điều ngược lại.
Với ý đó, và cũng với niềm xúc động như khi đọc bài phỏng vấn BNT, tôi post tiếp bài phỏng vấn dich giả Dương Tường , một nạn nhân văn hoá khác
Dương Tường - Người chưa mãn hạn
Lý lịch trích ngang:
Dương Tường- Nhà báo- Nhà thơ- Nhà phê bình nghệ thuật.
Tên thật: Trần Dương Tường
Sinh năm 1932
Cao
Nặng: 53kg
Cận 20 độ
“Thành tích” thời niên thiếu:
13 tuổi tham gia Tổng khởi nghĩa ở Me, 18 tuổi vào bộ đội.
Ba lần thi bị trượt, chưa tốt nhiệp lớp 7
40 năm sau:
Là dịch giả gần 60 đầu sách tiếng Anh, trong đó có nhiều bộ tiểu thuyết quan trọng như:
Anna Karenina (Lev Tolstoi, Nga)
Alexis Zorba (Nikos Kazantzaki, Hy Lạp),
Đất Dữ (Jorge Amado, Barazil),
Cuốn theo chiều gió, (Magarret Michel, Mỹ),
Đồi gió hú (Emily Bronte, Anh)
Cội rễ (Alex Haley, Mỹ)
Người dưng (Albert Camus, Pháp)
Bức thư của người đàn bà không quen (Stefan Zweig, Ao)
Con đường xứ Flandres (Claude Simon, Pháp)
Cái trống thiếc (Gunter Grass, Đức, Nobel văn chương 1999)
Kafka bên bờ biển (Haruki Murakami, Nhật)…
Người tạo dựng nhiều “sân chơi”, đặt nền tảng cho nhiều cuộc giao lưu nghệ thuật trong và ngoài nước: Triển lãm Nhìn Từ Hai Phía, Cách Nhau Một Đại Dương...
Nhận Bắc đầu bội tinh Văn học Nghệ thuật (Officier des Arts et des Lettres) do chính phủ Pháp trao tặng.
Phạm Tường Vân: Trong cuốn “Rừng xưa xanh lá”ông Bùi Ngọc Tấn “tố giác” ông là người đầu têu rủ bạn bè văn nghệ sĩ trí thức đi bán máu?Thực hư thế nào?
Dương Tường: Tôi chỉ rủ Mạc Lân và Châu Diên thôi.
Hồi đó tôi được ưu ái cấp cho một cái thẻ cho máu (viết tắt là TCM) tức là được công nhận là cộng tác viên cho máu thường xuyên của bệnh viện . Những người có thẻ được một “đặc quyền”, khi bệnh viện có ca nào cấp cứu, cần lấy máu gấp, nửa đêm cho xe đến đón. Mỗi lần bán máu, ngoài tiền (50 đồng 100cc), còn được cấp các phiếu đường, thịt, đậu……….. Phần đông “lính me” – tiếng lóng chỉ dân bán máu – bán luôn cả phiếu cho đám phe phiếu lúc nào cũng đứng đầy ở cổng bệnh viện. Tôi thì mang tất về nộp vợ. Bảo là của anh Hạnh cho (Ngô Quốc Hạnh, bạn tôi, hồi ấy là phó chủ tịch Hà Nội kiêm giám đốc Sở Công Thương, sau này là Thứ trưởng Bộ Nội Thương).Thỉnh thoảng bí quá, Trinh lại giục, anh qua anh Hạnh xin phiếu đi. Tôi lại đem thẻ TCM, đến năn nỉ người ta cho lấy sớm.
Phạm Tường Vân:Ông đã bán bao nhiêu lít máu tất thảy?
Dương Tường: Không thể tính được. Hơn một năm, cứ hai tuần 1 lần, trung bình 250 cc. Lúc cấp bách thì tuần/lần,
lần đạt “kỷ lục” nhờ Lê Phát giới thiệu với trưởng phòng huyết bệnh viện Việt Đức thì được ưu tiên bán 300 cc.
Phạm Tường Vân: Hồi đó ông nặng bao nhiêu ký lô?
Dương Tường: Hơn 40 kg
(PTV: lúc kết thúc cuộc phỏng vấn, ra phố Hàng Bài, tôi bảo ông cân thử , kết quả: hiện tại, trông ông không lấy gì mập mạp cho lắm, cân cả giày và cái áo bông kếch xù đựơc cả thảy 53 kg, thế mà vẫn cái hơn cái thời bán máu hẳn 12 kg!)
Phạm Tường Vân:Ngoài bán máu ra, ông còn có những cách nào khác để qua cơn bĩ cực?
Dương Tường: Cũng có một số cách khác tuy không đàng hoàng lắm nhưng lương thiện: Vợ Mạc Lân là nhân viên mậu dịch bán ở quầy thuốc. Tôi đi khám bệnh, xin đơn, đưa ra vợ Lân ghi hóa đơn từng ấy thứ thuốc rồi đem về cơ quan thanh toán, cộng cả tiền bồi dưỡng ốm. Bệnh thật, chỉ có chữa là giả. Mà với những cơ thể suy dinh dưỡng trầm trọng của chúng tôi hồi đó, chẳng lúc nào thiếu bệnh. Một cách nữa là bán thuốc lá cho căng-tin, công đoàn chia mỗi người được 3-4 bao theo giá cung cấp, mỗi tuần cố nhịn dành đựơc 2 bao đem ra bà hàng nước. Bán cũng không dễ, phải phục cho đến khuya, vắng vẻ mới dám thò thuốc ra. Một bao cũng mua được vài ký gạo. Tôi nghiện nặng nhưng chỉ dám hút thuốc lá cuộn, trong gạt tàn chẳng có cái đầu mẩu nào vì tất cả đều được gom gop tích laị, lúc bí đem xé ra vấn đi vấn lại. Cách nữa là tranh thủ nhịn cơm tiêu chuẩn, bớt được bữa nào thì bớt, dư ra phiếu nào bán lại cho nhà bếp lấy tiền đưa vợ đong gạo. Đến nhà người thân tình cứ nhè vào bữa cơm. Chuyện văn chương, triết học cứ đến bữa lại nở như ngô rang, bà chủ bưng cơm lên, mời rơi mình một tiếng. Lấy cớ nói nốt câu chuyện, vừa ăn vừa “làm khách” để giữ sĩ diện nên chỉ dám làm một bát. Thôi thì cầm hơi cho qua ngày, vợ con cũng đỡ được một suất. Nhưng xong rồi thì ngượng lắm!
Phạm Tường Vân: Ông bị xử tệ vì mắc tội gì?
Dương Tường: Xét lại, không đồng ý với nghị quyết 9
Phạm Tường Vân: Bằng cách nào?
Dương Tường: Bảo lưu.
Phạm Tường Vân:Nghe nói hồi đầu những năm 96, có vụ đám tang ông Dương Bạch Mai khá chấn động.Ông có tham gia?
Dương Tường:Vụ vòng hoa phúng Dương Bạch Mai trong cuốn ĐÊM GIỮA BAN NGÀY của Vũ Thư Hiên có chỗ không chính xác. Vòng hoa đó do tôi đứng ra quyên góp và đi đặt ở kios hoa Bờ Hồ góc Đinh Tiên Hoàng- Hàng Khay. Vòng hoa rất lớn không thể một mình vác chạy bộ gần một cây số đến trụ sở Mặt Trận Tổ Quốc là nơi cử hành tang lễ được. May sao đến phút cuoi, tôi vớ được một chiếc xích lô nhảy đại lên. Tới nơi thì vừa bắt đầu. Ra đón là Bửu Tiến,Trần Trung Tín, Albert, hàng binh Pháp làm việc tại đài phát thanh. Albert bảo: “ Dépêche-toi! (Nhanh lên!)” Bốn người khệ nệ khiêng vào. Lát sau, dải băng tren vòng hoa với dòng chữ: “Tinh thần người cộng sản chân chính Dương Bạch Mai bất diệt!” do Vũ Thư Hiên ghi, bị bóc vứt đi. Sau này, tôi bị gọi lên nhiều lần và tôi nhận: “vòng hoa đó của riêng tôi, mua băng nhuận bút dịch Anna Karenina.”
Phạm Tường Vân:Đó là năm nào?
Dương Tường:1962.
Phạm Tường Vân:Sao ông không bị bắt giam?
Dương Tường: Nếu ở Hải Phòng hay một tỉnh nhỏ nào khác, chắc tôi có kết cục giống Bùi Ngọc Tấn. Thấy Vũ Thư Hiên, Kiến Giang, Vũ Huy Cương “đi”, tôi, Mac Lân, Xuân Khánh cũng khăn gói chuẩn bị đón khả năng xấu nhất. Nhưng chờ mãi không thấy bắt. Có lẽ họ bắt mấy ngừơi tiêu biểu. Mà bắt thế đã là quá nhiều rồi!
Phạm Tường Vân:Ông chuẩn bị những gì?
Dương Tường:Ba lô, vài bộ quần áo, dăm quyển sách, nếu lọt thì có cái giải khuây.
Phạm Tường Vân:Có người ác miệng nói ông là “đặc tình” của Bộ Công an vì “dính” bao nhiêu vụ mà không phải vào tù. Lại có kẻ bảo ông làm cho CIA vì hay thân với Mỹ! Ông có bận tâm?
Dương Tường:(Cười lặng lẽ. Một lúc sau:) Có người còn bảo tôi « tuần chay nào cũng có nước mắt. »
Phạm Tường Vân:Một điều hơi lạ là ông đọc sách rất nhiều, đọc “Phía tây không có gì lạ” lấy từ tay lính Pháp từ rất sớm. Điều đó không hề làm ông chán ghét chiến tranh ?
Dương Tường:Cho đến nay, tôi vẫn nghĩ – và vẫn khẳng định -- Kháng chiến chống Pháp là thời kỳ hoàng kim của cách mạng Việt Nam. Nếu được sống laị thời đó một lần nữa, tôi vẫn hành động như cũ nghĩa la bỏ nhà đi bộ đội. Suốt những năm đi lính, tuyệt nhiên không hề có ý định rời quân ngũ. Có lần ốm trên đường hành quân vào chiến dịch, tụt laị sau cả tuần, đã quyết đuổi theo đơn vị bằng được. Đi bộ hơn 300 cây số từ Đô Lương (Nghệ An) đến Hoà Bình để tìm đơn vị mà không mảy may có ý định rẽ về thăm nhà. Mỗi ngày chạy bộ gần 30 cây đuổi theo đơn vị, bị máy bay rượt suýt chết.
Phạm Tường Vân:Đến khi nào thì ông nhận ra mình sai, nhận ra chiến tranh là vô nghĩa?
Dương Tường:Đến chiến tranh chống Mỹ. Cho đến giờ tôi vẫn thấy chiến tranh chống Pháp là một thời kỳ tuyệt đẹp, thoải mái cực kỳ. Người ta sống với nhau đầy tình người. Không có húy kỵ như về sau này. Chả thế mà Phạm Duy viết trong Tình kỹ nữ:
Đêm nay đôi người khách giang hồ
Gặp nhau tình trăng nước
……………..
Ta ôm người đẹp bâng khuâng
Bên nhau mà lòng xa vắng
Ta nương theo làn hương xưa của khách năm xưa yêu nàng...
Mà vẫn phổ biến rộng rãi, vẫn hát công khai khăp nơi khắp chốn, không bị bắt bẻ hoặc phê phán gì cho tới khi có chỉnh huấn, chỉnh quân.
Phạm Tường Vân:Nhân Văn là chuyến tàu chở sự vỡ mộng lớn nhất của văn nghe sĩ- trí thức sau hoà bình lập lại. Nhóm Xét Lại: Ông, Bùi Ngọc Tấn, Xuân Khánh………, Mạc Lân là chuyến tàu thứ hai. Có phải vì các ông đi theo kháng chiến nhanh quá, đi vì mỹ cảm chứ ông phải……………..
Dương Tường: Rất thành thật, hoàn toàn vì lý tưởng! Các thế hệ sau khó mà hiểu được cái không khí hồi đó. Say lắm. Không bao giờ có lại thời kỳ dám bỏ tất cả, dám đốt cả Hà Nội mà đi chiến đấu như thế.
Phạm Tường Vân:Ông có yêu Bác Hồ không?
Dương Tường:Yêu chứ! Đến thời kỳ Xét Lại có bớt yêu đi nhưng vẫn còn kính trọng, kính trọng cho đến bây giờ!
Phạm Tường Vân:Nếu cháu gái 5 tuổi của ông hỏi: “Bác Hồ là ai? Tại sao phải yêu Bác Hồ?”, ông sẽ trả lời ra sao?
Dương Tường:Nó không bao giờ đặt câu hỏi như thế. Nó coi đó là đương nhiên. Cũng như nó không hề thắc mắc tại sao bông hoa lại tên là bông hoa, tại sao nó laị đẹp và thơm. Tôi cũng chưa gặp đưá trẻ nào đặt câu hỏi như vậy.
Có lẽ nó đã học được sự thản nhiên đó từ trong bụng mẹ?
Có lẽ nó và những đứa trẻ cùng lứa sinh ra khi mọi giá trị đã được xác định và chúng mặc nhiên công nhận.
Phạm Tường Vân: Thời kỳ ông tự đặt ra với mình nhiều câu hỏi nhất là baogiờ?
Dương Tường:Những năm 60, khi Đảng đàn áp Nhân Văn, đàn áp Xét Lại
Phạm Tường Vân:Câu trả lời chung là gì?
Phải có một thế giới khác. Thế giới này đang hỏng. Thế giới này phải làm lại. Và mọi thứ chủ nghĩa đều là không tưởng, con người bịa ra thứ đó để mà dối lừa nhau mà thôi.
Phạm Tường Vân:Phản ứng của ông?
Dương Tường:Tôi gần như bị tâm thần. Tôi phải tự chữa trị bằng nghe nhạc, chủ yếu là nhạc cổ điển. Tôi goị đó là nhạc liệu pháp (musicotherapy)
Phạm Tường Vân:Và hội hoạ nữa. Dường như ông trốn vào những lĩnh vực ít phải bày tỏ chính kiến, những lĩnh vực khá sang trọng đối với các nhà chức trách để ít bị bắt bẻ. Và lựa chọn khôn ngoan này khiến ông còn “lành lặn” đến bây giờ?
Dương Tường:Đúng. Tôi tự bảo mình: kiềm chế đi một tí, và ráng làm mỗi thứ một tí, cố gắng kiễng chân, cố gắng nhích lên. Mỗi người ráng ghé vai đẩy từng milimét, từng phần của milimét, làm sao để thế giới phải khác đi.
Phạm Tường Vân:Với hàng chục đầu sách dịch, những cuốn “đóng đinh” vào nhận thức của nhiều thế hệ nhà văn VN, hàng trăm bài phê bình mỹ thuật, hàng chục lần làm cầu nối cho văn nghệ trong nước với nước ngoài. Nói như nhà văn Bùi Ngọc Tấn: ông Dương Tường là “vụ văn hóa đối ngoại nghiệp dư”, người nhiều bạn bè, người giàu có nhất và người đi qua tất cả mà “mất” ít nhất, ông nghĩ sao?
Dương Tường:(Im lặng, ngồi như tượng)
Phạm Tường Vân:Ông trả lời với chính quyền như thế nào về những người bạn “khả nghi” của mình?
Dương Tường:Câu trả lời luôn là: “Đó là những người bạn tốt nhất của tôi, thương tôi nhất. Có chặt đầu tôi đi thì tôi cũng không tin họ là người xấu!”
Phạm Tường Vân:Một điều khó hiểu là ông có thể chơi với những người rất “khắc” nhau. Ví dụ như Trần Dần với Văn Cao chẳng hạn, hai người từng chung nhóm Nhân Văn, ở chung một góc phố, vậy mà chẳng bao giờ giáp mặt?
Dương Tường:Họ không chơi nhưng rất trọng nhau. Tôi rất thân với cả hai , tôi biết. Lần nào tôi đến chơi, Văn Cao cũng nhắc đến Trần Dần Và ngược lại. Dần bảo: “Thằng Văn nó chưa đẻ nhưng nó là voi, đẻ rất to!”. Hôm đám tang Văn Cao, Trần Dần chống gậy đến ngồi như pho tượng. Giữa họ có những vướng mắc do thời cuộc chứ hoàn toàn không phải vấn đề tư tưởng hay quan điểm
Phạm Tường Vân:Giới “quan chức” trong Hội Nhà Văn, ông chơi với ai?
Dương Tường:Nguyễn Khải, Hữu Mai, quen biết từ trong chiến tranh. Hai ông này bảo tôi vào Hôị Nhà Văn, tôi bảo: “thôi, hai anh cho em được trọn vẹn cái thân phận ngoài rìa của em”
Phạm Tường Vân:Tôi nói điều này, xin ông đừng giận: có cảm giác: ông chưa vào tù nhưng ông chưa bao giờ được ra tù! Chẳng thà hồi đó người ta bắt ông, nhốt vài năm rồi thả, ông còn được hưởng niềm vui mãn hạn. Đằng này, lúc nào ông cũng sống trong cảm giác của những ngày chờ đợi..
Dương Tường:Đúng!
Phạm Tường Vân:Và lúc nào cũng “giật mình một cái vỗ vai”*?
Dương Tường:Dù là những lúc vui nhất, tôi cũng chưa bao giờ cảm thấy yên ổn. Tôi vẫn chưa thoát khỏi cái tâm thái bất an mà tôi gọi là angoisse khi nói chuyện với một nhà báo nước ngoài hồi đầu những năm 1980. Một thứ ám ảnh hồ như pre-apocalyptic, tiền-khải huyền, nơm nớp lo sợ một bất hạnh thình lình ụp xuống. Thấy cháu gái mình thông minh, 5 tuổi nói tiếng Anh như gió, ngữ điệu rất hay, hạnh phúc lắm nhưng ngay lập tức cái angoisse ấy lại ập đến. Xã hội đầy bất trắc, cái gì chờ nó ngay mai?
Tôi còn có một thói quen xấu: tích trữ giấy một mặt. Xưa kia toàn viết giấy xám xịt, có được tờ giấy trắng (như giấy A 4 bây giờ) hoặc pơ-luya là quý như vàng, bình thường không dám viết, chỉ dành cho dịp nào thật đặc biệt, chẳng hạn khi làm được bài thơ nào thật ưng ý mới dám trịnh trọng chép lên. Tôi giữ lại tất cả giấy loại, cái nào còn trắng một mặt là giữ lại, mặc dầu rất hiếm khi dùng đến. Dù bây giờ viết bằng máy tính nhưng cứ phòng sẵn 5- 6 cái bút mới yên tâm. Và tăm nữa. Trong túi lúc nào cũng thủ sẵn một cây (ông móc túi lấy ra cây tăm tre!). Hoàn toàn vớ vẩn, những cái đó! Giấy bây giờ đầy, tăm thì đâu chẳng có. Chẳng qua sống trong cùng quẫn quá lâu nên thành một tâm lý lúc nào cũng lo thiếu thốn, sợ khi hữu sự, không có cái mà dùng!
Phạm Tường Vân:Ở nhà, ông là người thế nào?
Dương Tường:Ở nhà tôi luôn bị mắng vì tội ăn dè làm vợ con phát bực. Cả đĩa thịt, tôi chỉ chọn mấy miếng nhỏ. Lúc nào cũng cảm thấy mình có lỗi. Mình nuôi con không bằng người. Chỉ được về mặt văn hóa, còn những cái khác thua kém hết. Đôi lúc thấy cháu mình được nuôi nấng đầy đủ, thấy vui lắm nhưng chỉ một lúc cái angoisse lại đến. Điều này chẳng đứa con nào của tôi hiểu được.
Phạm Tường Vân:Nhà ông là nơi tụ tập của giới họa sĩ trẻ bất kể ngày đêm. Ông thích chơi với họ hay họ thích chơi với ông?
Dương Tường:Cả hai. Có lẽ phần tôi còn nặng hơn. Càng ngày tôi càng thèm được chơi với họ.
Phạm Tường Vân:Ông có yêu nhiều không? Mối tình nào sâu nặng hơn cả?
Dương Tường:Tôi yêu một người từ năm 1964 đến nay. Gần 40 năm rồi. Yêu trong tâm tưởng, chưa bao giờ “gần” nhau.
Phạm Tường Vân:Sao ông không đến với bà ấy để sống nốt những ngày cuối đời?
Dương Tường:Không thể được. Tôi và bà Trinh có quá nặng tình. Giá như tôi chưa từng gặp hoạn nạn, giá như vợ con chưa bao giờ phải long đong vì tôi.
Phạm Tường Vân:Có khi nào ông ước mình là công dân nước khác?
Dương Tường:Khi sang Mỹ, tôi thấy đây quả là một đất nước của tự do và có cảm giác là nếu ở đó, mình sẽ làm được nhiều hơn. Nhưng chưa bao giờ tôi ước mình là công dân một nước khác. Tôi không thể sống được ở một nơi nào ngoài Việt Nam.
Phạm Tường Vân:Đã bao giờ ông có ý định tự sát?
Dương Tường:Không bao giờ.
Phạm Tường Vân:Khi tranh luận, ông có bao giờ nổi giận đến nỗi muốn bóp chết một ai đó?
Dương Tường:Tôi không bao giờ tranh luận (dù biết chắc là mình đúng) nên chẳng bao giờ to tiếng với ai.
Phạm Tường Vân:Khi căm ghét một ai, ông xử sự thế nào?
Dương Tường:Không chơi nữa. Có những người ngay từ khi mới gặp đã thấy không thể chơi được.
Phạm Tường Vân:Cảm giác đỉnh cao của sự “không chơi được”?
Dương Tường:Buồn nôn.
Phạm Tường Vân:Ông đã gặp ai như thế chưa?
Dương Tường:Có. Nhiều. Xin đừng bắt tôi phải nêu tên.
Phỏng vấn nhà văn Bùi ngọc Tấn
Đọc bài phỏng vấn BNT mà muốn ứa nước mắt, khóc cho những con người muốn sống thật, viết thật ở nước ta. Kể ra so với Phùng Quán, Trần Dần, Quang Dũng … thì cuối đời của ông không bi thảm bằng, nhưng cách trả lời phỏng vấn của ông tự dưng làm minh muốn khóc
Bùi Ngọc Tấn - Người chăn kiến
Tôi muốn gọi ông như vậy, dù đó là tên một nhân vật do chính ông tạo ra trong một truyện ngắn cùng tên.
Truyện kể về một ông giám đốc bị đi tù oan, rồi nhờ dáng vẻ trí thức, ông được một “đại bàng” giàu óc tưởng tượng và chán trò đấm đá tha cho trận đòn “nhập môn” mà đựơc trần truồng đứng làm tượng Nữ Thần Tự Do. Đóng vai này, ông thèm đựơc là một người trong cả chục người vây chung quanh phục dịch “đại bàng”, thèm đựơc như ông già chủ nhiệm hợp tác rụng hết răng móm mém ôm bọc “nội vụ” đi quanh buồng giam hát ru em bài Bé bé bằng bông. Và đặc biệt thèm đựơc chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam, một trò chơi do tay “đại bàng” nghĩ ra. Cho đến ngày ông được minh oan, trở về công việc cũ. Tất cả đều ổn. Nhưng cứ vào giờ ngủ trưa, phòng giám đốc luôn khóa trái: ông nhìn trước nhìn sau, rồi mở ngăn kéo, lôi ra hai con kiến, vẽ một cái vòng tròn nhốt chúng, bẻ bánh bích quy cho chúng ăn, lấy name-card chặn chúng... Rồi như sực nhớ, ông hốt hoảng cởi bỏ áo quần, leo lên bàn, mắt nhìn về phía xa, tay giơ cao kiêu hãnh, trong tư thế của Nữ thần Tự do.
Cái vòng tròn nhỏ xíu ấy không giữ nổi hai con kiến nhưng chính là cái vòng kim cô nhốt trọn thân phận của một con người! Bùi Ngọc Tấn không bao giờ ra khỏi câu chuyện đó, vòng tròn đó, vì nó là thân phận của chính ông. Cả những con chữ của ông cũng thế, như những con cá mới đánh lên từ biển, chúng căng mọng tình yêu và ròng ròng máu đỏ, dù vừa phải đi một chặng xa, từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đến trước thềm năm 2000. Cuộc trao đổi này diễn ra từ năm 2001, khi cuốn "Truyện kể năm 2000" của ông vừa in xong chưa lâu đã buộc phải đi vào "lưu hành bí mật". Toàn văn bài viết cũng chưa từng công bố.
Bùi Ngọc Tấn (BNT): Cảm ơn chị đã nhớ tới truyện ngắn đó. Tôi viết để dự thi cuộc thi truyện cực ngắn của Tạp chí Thế Giới Mới. Viết chỉ trong một ngày xong. Đinh ninh nó sẽ đựơc giải. Thế nhưng ngay cả in trên tạp chí cũng không. Sau vụ đó, tôi càng hiểu giải thưởng có ý nghĩa gì.
Phạm Tường Vân (PTV): Nghĩa là từ chỗ tin tưởng vào giải thưởng, ông trở nên hoài nghi và mất hết hy vọng. Thật ra, giải thưởng có đáng cho chúng ta kỳ vọng hay thất vọng tuyệt đối vào nó hay không?
BNT: Giải thưởng của các báo, các nhà xuất bản, của Hội Nhà văn đều nhằm định hướng cho sáng tác. Các định hướng mà chúng ta đều thấy cần phải thay đổi. Thế nhưng giải thưởng nói rằng: Hãy cứ viết như vậy. Và từ đó tôi không quan tâm đến giải thưởng cũng như các sáng tác đựơc giải.
PTV: Nhưng giải thưởng Hội Nhà văn cũng đã vài lần trao đúng địa chỉ, chẳng lẽ đó là ngoại lệ?
BNT: Những ngoại lệ hiếmhoi, đó là những năm trao giải cho các tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh, Mảnh đất lắm người nhiều ma và Bến không chồng, mà xuất sắc nhất là Nỗi buồn chiến tranh. Đó là cuốn tiểu thuyết làm vẻ vang cho nền tiểu chuyết Việt Nam. Nhưng thật đáng buồn, sau đó đã có cuộc vận động những người bỏ phiếu cho nó đựơc giải thưởng viết bài phản tỉnh, nghĩa là đã có định hướng lại công cuộc sáng tác. Đáng buồn hơn, đã có nhiều nhà văn trong hội đồng xét thưởng viết bài tự phê phán. Nhưng một tác phẩm văn chương đích thực không bao giờ vì thế mà chết hay mất đi vài nấc thang giá trị. Văn chương là thế. Dìm không xuống, kéo không lên. Đó cũng là một trong nhiều lý do tôi thích công việc này. Nó tồn tại bằng giá trị tự thân. Sống bằng cái gì mình có.
PTV: Một nhà phê bình văn học nhận xét: “Tiểu thuyết Việt Nam, nỗi buồn triền miên, có thể kéo dài từ năm nay sang năm khác, hết hội thảo này đến hội thảo khác”. Là tác giả của một cuốn tiểu thuyết gây chấn động năm 2000, ông nhìn nhận thế nào về thực trạng và tương lai của tiểu thuyết Việt Nam?
BNT: Tiểu thuyết nứơc ta quá ít thành tựu. Đã có quyển được tung hô, đựơc phát động đọc, được giảng dạy, đựơc bao cấp để rồi in đi in lại, nghĩa là quyết tâm hà hơi tiếp sức nhưng nó cứ chết thôi. Như tôi vừa nói, năm nào cũng có giải thưởng văn chương, giải thưởng tiểu thuyết nhưng chẳng lưu lại điều gì trong lòng bạn đọc. Thời chiến tranh, làm văn học minh họa, văn học “phải đạo”, điều đó hiểu dược. Bây giờ không thể thế. Bạn đọc đã bội thực, chúng ta đã chán chúng ta. Cuối năm tổng kết thành tựu này thành tựu khác. Rồi ít lâu sau lại nói chúng ta còn hời hợt, chưa phản ánh đựơc cuộc sống, thời đại này là thời đại của tiểu thuyết mà không có tiểu thuyết, kêu gọi hãy viết các tác phẩm lớn ngang tầm thời đại. Và năm sau tổng kết lại có nhiều thành tựu. Để sau đó lại nói là không đọc tiểu thuyết mười năm sau cũng chẳng có vấn đề gì. Rồi khẳng định tiểu huyết là xương sống của một nền văn học. Và kêu gọi... Cái vòng luẩn quẩn cứ như vậy tiếp diễn, không biết bao giờ mới thoát đựơc ra.
PTV: Và các hội thảo vẫn cứ tiếp tục diễn ra như thể người ta thực lòng mong có một nền tiểu thuyết tầm cỡ. Nhưng thật ra...
BNT: Vâng, hội thảo, chi tiền, mới nhà văn, nhà lý luận. Học thuật. Kinh nghiệm. Trong và ngoài nứơc. Tổng kết và rút ra rất nhiều điều. Cứ như là thực lòng mong có tiểu thuyết hay! Cuối năm 2002, Hội Nhà văn tổ chức hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết có mời tôi. Nhưng tôikhông đi. Tôi cảm thấy hết tính chất hình thức của những cuộc hội thảo kiểu này. Tôi sợ mình vốn trung thực, lên đấy muốn đóng góp cho thành công của hội thảo cứ nói toạc ra ra những điều mình nghĩ thì lại thành scandal, bất tiện. Ví dụ tôi sẽ hỏi: Có thật chúng ta muốn có tiểu thuyết hay, tiểu thuyết lớn hay không? Hay chỉ nói để mà nói? Nó dzậy mà không phải dzậy? Những đề dẫn, những tham luận trong các buổi hội thảo đều rất hay, rất công phu nhưng có một điều ngày thường khi trao đổi cùng nhau ai cũng coi như điều kiện tối thiểu bắt bụộc để có tiểu thuyết hay lại không hề được nhắc đến hay phân tích. Đó là Tự Do! Không có tự do làm sao có tiểu thuỵết hay được. Làm sao hội thảo về tiểu thuyết lại có A.25? Có sự giám sát của công an? Mới chỉ bàn về tiểu thuyết thôi đã không có tự do rồi. Tôi không trách hay ghét gì các anh công an văn hóa. Hãy nhìn các anh công an văn hóa đến dự những buổi hội họp văn chương nghệ thuật, họ mới ngượng nghịu làm sao! Tôi nói đây là nói về cơ chế. Một cơ thế tồn tại quá lâu, quá phi lý nhưng đã trở thành tự nhiên như cuộc sống. Không ai dám đúng ra tháo gỡ. Cần lưu ý rằng nhà văn là những người yêu nứơc. rất yêu nứơc. Hãy tin ở họ. Họ yêu nứơc không kém bất kỳ một người Việt Nam nào.
PTV: Chừng nào xã hội còn được sắp xếp theo kiểu đó, nền văn học của một quốc gia còn được Hội Nhà văn “điều hành” theo kiểu đó thì sẽ không có tiểu thuyết?
BNT: Có thể nói thế này: Tôi hoài nghi về tương lai của tiểu thuyết Việt Nam.
PTV: Quan hệ giữa nhà văn và nhà cầm quyền thường ít khi suôn sẻ, ở bất kỳ quốc gia nào. Nhưng xin nói thật, có thể tin rằng có một cái gọi là lòng yêu nứơc của các nhà văn, nhưng ít ai trông cậy vào bản lĩnh và ý chí của họ, bởi anh ta quá yếu ớt và yếm thế. Và như vậy, việc các nhà chức trách để mắt đến nhà văn và các hội thảo vô thưởng vô phạt của họ là một việc làm vô ích và lãng phí.
BNT: Những nhà văn đúng nghĩa thường lặng lẽ ngồi bên bàn viết, cặm cụi tháng năm hao tâm tổn trí trên từng dòng chữ kể lại những gì đã làm họ xúc động và mong đựơc chia sẻ. Họ chẳng thể áp đặt đựơc gì đối với ai. Làm sao một người viết tiểu thuyết chân chính dù tài năng như L. Tolstoi. G. Marquez hay E. Hemingway bằng những trang viết của mình lại có thể lật đổ đựơc chế độ
Tôi muốn dẫn ra đây ý kiến của M. Kundera, nhà tiểu thuyết người Pháp gốc Tiệp: “Tôi đã nhìn thấy và sống qua cái chết của tiểu thuyết, cái chết bất đắc kỳ tử của nó (bằng những cấm đoán, kiểm duyệt, bằng áp lực của ý thức hệ), trong cái thế giới mà tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời tôi và và ngày nay người ta gọi là thế giới toàn trị(...) Tiểu thuyết không thể tương hợp được với thế giới toàn trị. Sự xung khắc này còn sâu sắc hơn cả xung khắc giữa một người ly khai và một kẻ thuộc bộ máy cầm quyền, giữa một con người đấu tranh cho nhân quyền và một kẻ chuyên tra tấn người, bởi vì nó không chỉ có tính cách chính trị hay đạo đức, mà có tính cách bản thể. Điều đó có nghĩa là cái thế giới cơ sở trên chân lý duy nhất và thế giới nứơc đôi và tương đối của tiểu thuyết đựơc nhào nặn theo những cách thức hoàn toàn khác nhau...”
PTV: Điều gì đáng báo động nhất trong tiểu thuyết hiện nay?
BNT: Thiếu vắng tính chân thực. Chị đã bao giờ đóng cửa một mình trong buồng, đọc một cuốn tiểu thuyết nào đó mà vẫn cứ xấu hổ đỏ rừ mặt chưa?
PTV: Chưa. Vì tôi sẽ sớm bỏ sách xuống. Có lẽ bởi tôi không có cái mặc cảm của người trong cuộc chăng?
BNT: Tôi đã bị như vậy. Xấu hổ về sự bịa đặt khiên cưỡng, uốn éo né tránh mà làm ra vẻ ta đây rất dũng cảm, rất chân thực. Hàng giả trăm phần trăm mà dám tự tin nói là hàng thật, hàng xịn. Làm sao lừa đựơc độc giả. Xấu hổ về cái ông tác giả vẫn cứ tưởng mình lừa đựơc thiên hạ. Nhưng có lẽ không phải lỗi ở họ, hoặc lỗi ở họ rất ít.
Cũng cần nói thêm là chân thực không phải là chụp ảnh cuộc sống. Mà là tìm tới cội nguồn, cái gốc gác, cái động mạnh chủ của cuộc sống.
PTV: Cuốn sách của ông được được đánh giá cao vì tính chân thực. Tại sao ông lại chọn lối viết này trong khi nó vừa nguy hiểm vừa kém mô-đéc?
BNT: Tôi cố gắng giảm bớt t í ti sự thiếu hụt đó. Ngay từ những năm 60, tôi và bạn bè đã nói với nhau những khao khát được viết thật. Một mơ ước chính đáng và nhỏ nhoi, nhưng rất hão huyền. Càng vô vọng khi tôi ở tù ra. Thế nhưng chị thấy đấy. Cuộc sống dù sao vẫn cứ đi lên, dù rất chậm. Dù thế nào trái đất vẫn cứ quay. Tôi không ngơi tin ở cuộc sống.
PTV: Tại sao “Thân phận tình yêu” lại nhìn chiến tranh khác với tất cả các tiểu thuyết Việt Nam trước đó về chiến tranh? Bậc thầy của nghệ thuật “tô hồng”, Roman Carmen, tác giả của những thước phim tài liệu hùng tráng nhất trong lịch sử cách mạng Xô Viết, cũng có một câu nói lúc cuối đời: “Không có sự thật, chỉ có sự thật mà nhà quay phim muốn thấy”. Văn học cũng không nằm ngoài “định luật” này?
BNT: Đúng vậy. Khủng khiếp nhất là suốt bao nhiêu năm tất cả “các nhà quay phim” đều chỉ đựơc phép có một kiểu thấy duy nhất thay vì để nhiều cách nhìn cùng tồn tại. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể cho tôi nghe câu chuyện sau: Một vị chỉ huy mặt trận có anh lính Bảo Ninh tham gia chiến đấu sau khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, hỏi nhà văn Bảo Ninh: “Dạo ấy mình cũng ở đấy, tình hình có như cậu viết đâu? ”. Và nhà văn Bảo Ninh trả lời: “Đấy là cuộc chiến tranh của anh. Còn tôi viết về cuộc chiến tranh của tôi”. Bảo Ninh đã nhìn chiến tranh bằng cặp mắt của anh. Bảo Ninh dám là mình, điều kiện trứơc tiên để có sáng tác hay.
PTV: Ông có lần nhắc đến cụm từ “chất độc màu da cam” hay là từ “quán tính”? Nó chỉ trạng thái này chăng? Ông đã trở lại với sáng tác như thế nào?
BNT: Bây giờ tôi còn một chồng sổ tay ghi chép trong thời gian đi làm đánh cá, toàn bộ tư liệu đó phải vứt đi hết. Ngồi tù rồi mà vẫn “bắt” những chi tiết đó, vẫn nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó ngấm vào máu mình rồi, thế mới lạ.
Những con ngưòi thời tôi sống thật sự đáng yêu nhưng không đáng yêu theo kiểu tôi nghĩ, họ đáng yêu theo kiểu khác. Tôi đã bỏ qua hết những mảng khác, những mảng tối của con người. Khi sực nhận ra điều ấy, tôi đau lắm.
Quả thật tôi không ngờ mình sẽ viết trở lại. Viết với tư cách công dân, tư cách nhà văn hẳnhoi chứ không phải viết lăng nhăng hoặc viết chui. Năm 1986, đọc được những sáng tác như mình muốn viết, tôi hiểu: thời thế văn chương đã khác. Đầu 1990, khi làn gió dân chủ, đổi mới thổi suốt từ bức tường Berlin sụp đổ đến nứơc chúng ta, tôi đã viết lại. Đầu tiên là Nguyên Hồng- Thời đã mất. Sau đó là Người ở cực bên kia, Cún. Sau Cún là Mộng du (tên đầu tiên của tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000).
Tại sao tôi chọn cách viết này ư? Tôi nghĩ mình thuộc thế hệ già rồi. Đổi mới tư duy tiểu thuyết đối với tôi hơi vất vả. Tôi cũng nghĩ rằng điều cần thiết nhất đối với mình lúc này là cuốn sách phải đầy sức thuyết phục, không ai nói được là nó bịa đặt. Và một nhu cầu nhỏ bé nhưng chính đáng: viết thế nào để tự bảo vệ mình, tránh những đòn hội chợ vẫn hay xảy ra với những sáng tác có vấn đề, không loại trừ cả vòng lao lý...
PTV: Ông có nghĩ là ở vào thời điểm này, chúng ta mới đặt ra một khái niệm vỡ lòng là viết thực, không dối trá, là hơi tụt hậu không?
BNT: Thế hệ chúng tôi đã sống qua những năm tháng thật sung sứơng và cũng thật đau khổ, thật hạnh phúc nhưng cũng thật bất hạnh như tôi đã tổng kết trong Một thời để mất, tập sách đầu tiên của tôi in sau 27 năm im lặng. Không thể để những năm tháng ấy rơi vào quên lãng. Thế hệ chúng tôi sắp đi qua trái đất này, tôi muốn những thế hệ sau biết đã có một lớp người sống như thế đấy. Tôi muốn nhà văn là thư ký, là người chép sử của thời đại.Phẩm chất đầu tiên của những người này phải có là sự trung thực. Cho dù có bị chê là cổ.
PTV: Chương, đoạn nào trong cuốn tiểu thuyết làm ông ưng ý nhất?
BNT: Thật khó cho tôi. Có lẽ đó là chương viết về già Đô, chương ở sân kho hợp tác. Và nhất là chương tiếng chim “còn khổ”. Những tiếng chim ấy đã đóng dấu tuyệt vọng nung đỏ vào não tôi. Mảnh sân kho hợp tác là tuổi trẻ của tôi. Và chương viết về già Đô là kết quả sức tưởng tượng của tôi.
PTV: Nghĩa là Già Đô là nhân vật duy nhất đựơc hư cấu?
BNT: Già là kết quả tổng hợp của nhiều già khác kể cả tình yêu của tôi đối với một nhà thơ làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã chết: Tuân Nguyễn.
PTV: Có người chê cuốn sách hơi dài?
BNT: Có thể. Nhưng Lâu đài của Kafka, Những kẻ tủi nhục của Dostoievski, Con đường xứ Flandes của Claude Simon triền miên hồi tưởng hẳn cũng dài. Tôi tìm sự hấp dẫn ở chi tiết chứ không phải ở cốt truyện ly kì. Đó là một điều khó. Viết gần một nghìn trang không có cốt truyện, không kể lại đựơc là điều không đơn giản. Chị đã đọc Henri Charriere hẳn thấy Papillon có cốt truyện cực kỳ hấp dẫn vì bản thân đời tù của Charrier là như vậy. Còn chuyện tù Việt Nam rất đơn điệu. Anh tù 100 ngày cũng như anh tù 1000 ngày, 10000 ngày. Và điều kinh khủng nhất là khôg ai thổ lộ tâm sự củng nhau. Không ai tin ai, mỗi ngừơi là một vòng tròn khép kín. Khó viết lắm.
PTV: Mạch truyện hiện lên qua hồi ức, có khi chồng lên, khi hoán đổi thứ tự. Phương pháp đồng hiện từ thời tiểu thuyết mới có phải là chủ ý của ông?
BNT: Tôi không tin một nhà văn nào lại có thể thành công nếu ngay trong khi viết anh ta tâm niệm định sẵn cho tác phẩm của mình khuôn theo một trường phái nhất định nào. Khi viết, tôi chỉ nghĩ viết sao cho hay, cho chân thực và viết bằng trái tim mình. Với tôi văn chương có hai loại: hay và không hay. Thế thôi, tôi không chạy theo các mốt. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng cách đây nửa thế kỷ rồi. Có còn gì mới nữa đâu. Tôi đồ rằng khi viết Ông già và biển cả, Hemingway không cũng không nghĩ mình mình sẽ viết theo dòng hậu hiện đại hay hiện đại, hiện sinh hay phản cấu trúc. Ông viết vì ông quá hiểu, quá yêu biển Cuba cùng những người đánh cá Cuba và thấy klhông thể không vợi bớt lòng mình, không thể không viết về họ. Tôi đoán vậy bằng kinh nghiệm của tôi và các bạn của tôi.
Khi tôi viết tôi chỉ nghĩ phải viết đúng như mình thấy, đúng như mình nghĩ. Giản dị, chân thực như cuộc sống. Ai dọc cũng hiểu. Quyển sách cũa tôi không phải của riêng một tầng lớp nào. Nó là của mọi người. Tôi không làm khó hiểu những điều dễ hiểu. Tôi không làm rắc rồi những điều đơn giản. Phương pháp đồng hiện chỉ nhằm chuyển tải đựơc một trong những nội dung và thông điệp của tôi: Ai đã bứơc vào nhà tù, vĩnh viễn không thoát khỏi nó. Hãy thận trọng, những ai đựơc quyền xử lý con người!
PTV: Tôi nhớ truyện ngắn “Người chăn kiến” của ông. Ở đó, sự bám đuổi này đựơc chuyển tải một cách đặc sắc và súc tích hơn nhiều.
BNT: Nói thêm với chị rằng trứơc khi in Chuyện kể năm 2000 (CKN 2000), tôi tung ra một số truyện ngắn về đề tài này để người ta làm quen dần với món ăn mới của tôi. Như các truyện Ngừơi ở cực bên kia, Khói, Người chăn kiến, Một tối vui, Một ngày dài đằng đẵng. Người chăn kiến là một truỵên ngắn thành công nhưng không thể so sánh , Người chăn kiến gần một nghì từ với CKN 2000 gần 1000 trang.
Người chăn kiến là một đường cày , còn CKN 2000 là cả một cánh đồng.
Người chăn kiến là một hiện tượng, một lát cắt trong khi CKN 2000 là một lịch sử, một quá trình.
Tôi bằng lòng với CKN 2000. Tôi đã chạm tới cái trần của mình. Tôi đã làm tròn bổn phận.
PTV: Bổn phận với bạn tù, với gia đình, bè bạn, hay trách nhiệm công dân của người cầm bút?
BNT: Tất cả. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh đến trách nhiệm công dân.
PTV: Nếu làm một cuộc thăm dò trong các phạm nhân về độ chân thực của cuốn sách, tỉ lệ sẽ là bao nhiêu?
BNT: 99%. Tôi tin là như vậy. Có thể còn cao hơn nữa.
PTV: Khi vào tù và khi cầm bút nghiền ngẫm về nó, ông có nhớ tới những tác phẩm nhà tù kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam, mà mỗi chúng tôi đều thuộc lòng từ khi ngồi trên ghế nhà trường?
BNT: Trong CKN 2000, tôi đã để Tuấn nói với người bạn tù: Phương ơi, từ nay, không ai trong số các nhà văn cách mạng có thể độc quyền đề tài này. Chúng ta bình đẳng với tất cả. Từ nay, không ai có thể loè chúng ta được nữa. Nhà tù là một vật trang sức mà không phải nhà chính trị nào cũng muốn mang.
PTV: Nhiều người ưa so sánh “Chuyện kể năm 2000” với cuốn hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Và thiện cảm dành cho ông nhiều hơn vì cuốn sách của ông có vẻ “hiền” và có cái “tôi” nhỏ bé hơn?
BNT: Ngoài sự khác biệt đặc thù của thể loại, mỗi người có một nhiệm vụ. Nhiêm vụ của anh Vũ Thư Hiên là vạch rõ, chỉ ra những hạng người nào đã đẩy cha con anh ấy vào một việc như thế. Còn nhiệm vụ của tôi là chỉ ra toàn bộ cơ chế, trật tự nào đã đẻ ra việc này. Một cuộc đời bình thường, khởi đầu đầy lý tưởng, rồi bị làm cho biến dạng đi.
PTV: Trong cái trật tự đáng sợ ấy, ông và các bạn ông đứng ở đâu?
BNT: Vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Chính tôi, gia đình và bè bạn đã hăng say góp phần xây dựng và tô điểm thêm cho cái trật tự ấy.
PTV: Tôi đọc trong những gì ông viết có một thông điệp khác: lời thanh minh cho một thế hệ. Những bào chữa muộn màng và đòi hỏi cảm thông cho sự đóng góp ít ỏi của các ông, lớp nhà văn lứa đầu của chủ nghĩa xã hội với những sản phẩm có “họ hàng” với nhau, từ tư tưởng đến hình thức?
BNT: Đúng vậy. Đáng buồn là các sản phẩm của chúng tôi làm ra ngày ấy đều hao hao giống nhau như chị nói. Chúng tôi còn trẻ nhưng đãlà những Con ngựa già của chúa Trịnh
PTV: Thành quả có thể tổng kết được của các ông đối với nền văn học nước nhà?
BNT: Ít lắm. Không đáng kể.
PTV: Mẫu số chung nào cho thế hệ của ông? Những Mạc Lân, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường...?
BNT: Thế hệ có một tuổi trẻ tuyệt vời, giàu có và cuối đời tay trắng! Thế hệ lớn lên gặp cách mạng, theo cách mạng, có kiến htức, có khát vọng, đam mê. Một thế hệ có thể làm mọi việc nhưng bị làm hỏng, và cũng góp phần làm hỏng thêm một thế hệ khác.
PTV: Trong số đó, ai là người mất ít nhất?
BNT: Ông Dương Tường. Ông ấy mất nhiều, nhưng biết giành lại.
PTV:5 năm đi tù- 5 năm đi thâm nhập thực tế, đã biến ông, từ một nhà văn loại hai của những công dân hạng nhất (những điển hình tiên tiến XHCN), sang nhà văn loại một của những công dân hạng ba (tù tội, đĩ điếm, ăn mày). Ông thấy cái giá đó đắt hay rẻ?
BNT: Không có gì đáng buồn hơn là làm một nhà văn hạng hai. Tôi tiêu phí đời mình chỉ mong đổi lấy một trang sách chống chọi với thời gian. Nhưng chị thấy đấy, mong manh lắm
Nhiều nhà văn bảo tôi lãi quá. Tôi hiểu đấy là những lời động viên khen ngợi tôi đã không gục ngã. Chứ muốn lãi như tôi có khó gì đâu. Đó là một chuyến “đi thực tế” bất đắc dĩ. Tất cả đều nằm ngoài ý muốn của tôi. Đó là số phận. Cuối đời mới ngộ ra đựơc một điều: Hãy chấp nhận tất cả những gì đến với mình. Và hãy làm việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào để không mất hết.
PTV: Khi viết, ông chú tâm đến điều gì?
BNT: Lúc ngồi vào bàn viết là lúc tôi dọn mình đối thoại với vô cùng, không nhằm trả lời cụ thể đối với một cá nhân, một tập thể nào, không giải quyết một nỗi bực dọc riêng tư nào. Điều tôi sợ nhất là viết ra thứ văn chương vớ vẩn làm mất thời gian của bạn đọc. Một điều tôi sợ nhất là viết nhạt. Ông Nguyên Hồng nói một câu chí lý: “Cái tội lớn nhất của cá nhà văn Việt Nam là viết nhạt”. Tôi cố gắng để không mắc tội ấy.
PTV: Trong cuộc sống, ở tuổi bảy mươi, ông sợ nhất điều gì?
BNT: Sợ nhiều thứ lắm. Nhưng sợ nhất là những người gặp may mắn, đựơc số phận nuông chiều, chưa một lần nếm mùi thất bại. Họ đầy mình chân lý và sẵn sàng ban phát chân lý đó cho bất kỳ ai.
PTV: Các cấp chính quyền đối với ông thế nào?
BNT: Sau khi in CKN 2000, tôi đựơc mời lên công an nhiều lần. Nhà tôi, điện thoại của tôi bị giám sát chặt chẽ. Nhiều cuộc họp đảng cơ ở , người ta phổ biến rằng tôi là một không kẻ phản động đi tù về viết một tập sách chửi Đảng, chửi lãnh tụ. Ngay tết Quý mùi gần đây thôi, ông bí thư phường tôi họp cán bộ các ngành trong phường tổng kết về tết an toàn, noi trong phường có một điềm nóng là tôi nên phải phân công trực ca ba, 24 trên 24. Qua tết không xảy ra chuyện gì mới thở phào. Cũng phải nói thêm: tất cả những vị đứng ra truyền đạt những nhận xét về tôi đều chưa đọc tập tiểu thuyết của tôi. Một người bạn có chân trong Đảng dự họp nói ông ta có bản photo CKN 2000, ai muốn đọc, ông ta cho mượn, nhưng chờ mãi mà không ai mượn, nghe cấp trên truyền đạt lại là dủ, làm gì phải đọc, phải suy nghĩ, phải động não cho mệt người. Rất may là tôi và vợ tôi đầu đã quen với những cung cách đối xử như vậy.
PTV: Đọc những trang ông viết về Ngọc, vợ Tuấn, người ta muốn khóc. Hình như những tình yêu đẹp như thế trong cuộc sống đã hoàn toàn biến mất. Ông là nhà văn hiếm hoi (may mắn?) có một tình yêu đẹp với… vợ mình, yêu vợ được rất lâu và chưa hề ngoại tình?
BNT: Có hiếm hoi thật không? Cứ hình dung thế này, một cô gái Hà Nội bé như cái kẹo, xinh xắn, hiền dịu, mộng mơ, có cả một tương lai phơi phới và nhiều người ngấp nghé nữa chứ, chọn tôi, gắn bó chung thủy với tôi rồi mất cả đời. Ngoài tình yêu, tôi còn rất biết ơn vợ. Nhiều người đi tù, vợ lăng nhăng hay lấy chồng khác, thế là tan cửa nát nhà. Thế là con cái thành trẻ bụi đời, lại theo chân bố vào tù. Tất cả những gì tôi và các con tôi có đựơc hôm nay đều gắn liền với sự đóng góp của vợ tôi, một ngừơi sinh ra để sống cho ngừơi khác, vì ngừơi khác. Giờ đây mỗi sáng quét nhà, nhặt những sợi tóc bạc của bà ấy, thấy đau. Sắp hết đời rồi, sắp đến cõi rồi. Có lẽ lại phải viết thôi. Viết về tuổi trẻ bị đánh mất. Viết về tuổi già xót xa tuổi trẻ. Về nỗi xót thương nhau trong những trái tim mệt mỏi, những mái đầu tóc bạc đang tính đếm những ngày còn lại...
Bùi Ngọc Tấn - Người chăn kiến
Tôi muốn gọi ông như vậy, dù đó là tên một nhân vật do chính ông tạo ra trong một truyện ngắn cùng tên.
Truyện kể về một ông giám đốc bị đi tù oan, rồi nhờ dáng vẻ trí thức, ông được một “đại bàng” giàu óc tưởng tượng và chán trò đấm đá tha cho trận đòn “nhập môn” mà đựơc trần truồng đứng làm tượng Nữ Thần Tự Do. Đóng vai này, ông thèm đựơc là một người trong cả chục người vây chung quanh phục dịch “đại bàng”, thèm đựơc như ông già chủ nhiệm hợp tác rụng hết răng móm mém ôm bọc “nội vụ” đi quanh buồng giam hát ru em bài Bé bé bằng bông. Và đặc biệt thèm đựơc chăn những con kiến trong cái vòng tròn bé tí vẽ bằng gạch non trên nền buồng giam, một trò chơi do tay “đại bàng” nghĩ ra. Cho đến ngày ông được minh oan, trở về công việc cũ. Tất cả đều ổn. Nhưng cứ vào giờ ngủ trưa, phòng giám đốc luôn khóa trái: ông nhìn trước nhìn sau, rồi mở ngăn kéo, lôi ra hai con kiến, vẽ một cái vòng tròn nhốt chúng, bẻ bánh bích quy cho chúng ăn, lấy name-card chặn chúng... Rồi như sực nhớ, ông hốt hoảng cởi bỏ áo quần, leo lên bàn, mắt nhìn về phía xa, tay giơ cao kiêu hãnh, trong tư thế của Nữ thần Tự do.
Cái vòng tròn nhỏ xíu ấy không giữ nổi hai con kiến nhưng chính là cái vòng kim cô nhốt trọn thân phận của một con người! Bùi Ngọc Tấn không bao giờ ra khỏi câu chuyện đó, vòng tròn đó, vì nó là thân phận của chính ông. Cả những con chữ của ông cũng thế, như những con cá mới đánh lên từ biển, chúng căng mọng tình yêu và ròng ròng máu đỏ, dù vừa phải đi một chặng xa, từ thập kỷ 60 thế kỷ trước đến trước thềm năm 2000. Cuộc trao đổi này diễn ra từ năm 2001, khi cuốn "Truyện kể năm 2000" của ông vừa in xong chưa lâu đã buộc phải đi vào "lưu hành bí mật". Toàn văn bài viết cũng chưa từng công bố.
Bùi Ngọc Tấn (BNT): Cảm ơn chị đã nhớ tới truyện ngắn đó. Tôi viết để dự thi cuộc thi truyện cực ngắn của Tạp chí Thế Giới Mới. Viết chỉ trong một ngày xong. Đinh ninh nó sẽ đựơc giải. Thế nhưng ngay cả in trên tạp chí cũng không. Sau vụ đó, tôi càng hiểu giải thưởng có ý nghĩa gì.
Phạm Tường Vân (PTV): Nghĩa là từ chỗ tin tưởng vào giải thưởng, ông trở nên hoài nghi và mất hết hy vọng. Thật ra, giải thưởng có đáng cho chúng ta kỳ vọng hay thất vọng tuyệt đối vào nó hay không?
BNT: Giải thưởng của các báo, các nhà xuất bản, của Hội Nhà văn đều nhằm định hướng cho sáng tác. Các định hướng mà chúng ta đều thấy cần phải thay đổi. Thế nhưng giải thưởng nói rằng: Hãy cứ viết như vậy. Và từ đó tôi không quan tâm đến giải thưởng cũng như các sáng tác đựơc giải.
PTV: Nhưng giải thưởng Hội Nhà văn cũng đã vài lần trao đúng địa chỉ, chẳng lẽ đó là ngoại lệ?
BNT: Những ngoại lệ hiếmhoi, đó là những năm trao giải cho các tiểu thuyết: Nỗi buồn chiến tranh, Mảnh đất lắm người nhiều ma và Bến không chồng, mà xuất sắc nhất là Nỗi buồn chiến tranh. Đó là cuốn tiểu thuyết làm vẻ vang cho nền tiểu chuyết Việt Nam. Nhưng thật đáng buồn, sau đó đã có cuộc vận động những người bỏ phiếu cho nó đựơc giải thưởng viết bài phản tỉnh, nghĩa là đã có định hướng lại công cuộc sáng tác. Đáng buồn hơn, đã có nhiều nhà văn trong hội đồng xét thưởng viết bài tự phê phán. Nhưng một tác phẩm văn chương đích thực không bao giờ vì thế mà chết hay mất đi vài nấc thang giá trị. Văn chương là thế. Dìm không xuống, kéo không lên. Đó cũng là một trong nhiều lý do tôi thích công việc này. Nó tồn tại bằng giá trị tự thân. Sống bằng cái gì mình có.
PTV: Một nhà phê bình văn học nhận xét: “Tiểu thuyết Việt Nam, nỗi buồn triền miên, có thể kéo dài từ năm nay sang năm khác, hết hội thảo này đến hội thảo khác”. Là tác giả của một cuốn tiểu thuyết gây chấn động năm 2000, ông nhìn nhận thế nào về thực trạng và tương lai của tiểu thuyết Việt Nam?
BNT: Tiểu thuyết nứơc ta quá ít thành tựu. Đã có quyển được tung hô, đựơc phát động đọc, được giảng dạy, đựơc bao cấp để rồi in đi in lại, nghĩa là quyết tâm hà hơi tiếp sức nhưng nó cứ chết thôi. Như tôi vừa nói, năm nào cũng có giải thưởng văn chương, giải thưởng tiểu thuyết nhưng chẳng lưu lại điều gì trong lòng bạn đọc. Thời chiến tranh, làm văn học minh họa, văn học “phải đạo”, điều đó hiểu dược. Bây giờ không thể thế. Bạn đọc đã bội thực, chúng ta đã chán chúng ta. Cuối năm tổng kết thành tựu này thành tựu khác. Rồi ít lâu sau lại nói chúng ta còn hời hợt, chưa phản ánh đựơc cuộc sống, thời đại này là thời đại của tiểu thuyết mà không có tiểu thuyết, kêu gọi hãy viết các tác phẩm lớn ngang tầm thời đại. Và năm sau tổng kết lại có nhiều thành tựu. Để sau đó lại nói là không đọc tiểu thuyết mười năm sau cũng chẳng có vấn đề gì. Rồi khẳng định tiểu huyết là xương sống của một nền văn học. Và kêu gọi... Cái vòng luẩn quẩn cứ như vậy tiếp diễn, không biết bao giờ mới thoát đựơc ra.
PTV: Và các hội thảo vẫn cứ tiếp tục diễn ra như thể người ta thực lòng mong có một nền tiểu thuyết tầm cỡ. Nhưng thật ra...
BNT: Vâng, hội thảo, chi tiền, mới nhà văn, nhà lý luận. Học thuật. Kinh nghiệm. Trong và ngoài nứơc. Tổng kết và rút ra rất nhiều điều. Cứ như là thực lòng mong có tiểu thuyết hay! Cuối năm 2002, Hội Nhà văn tổ chức hội thảo Đổi mới tư duy tiểu thuyết có mời tôi. Nhưng tôikhông đi. Tôi cảm thấy hết tính chất hình thức của những cuộc hội thảo kiểu này. Tôi sợ mình vốn trung thực, lên đấy muốn đóng góp cho thành công của hội thảo cứ nói toạc ra ra những điều mình nghĩ thì lại thành scandal, bất tiện. Ví dụ tôi sẽ hỏi: Có thật chúng ta muốn có tiểu thuyết hay, tiểu thuyết lớn hay không? Hay chỉ nói để mà nói? Nó dzậy mà không phải dzậy? Những đề dẫn, những tham luận trong các buổi hội thảo đều rất hay, rất công phu nhưng có một điều ngày thường khi trao đổi cùng nhau ai cũng coi như điều kiện tối thiểu bắt bụộc để có tiểu thuyết hay lại không hề được nhắc đến hay phân tích. Đó là Tự Do! Không có tự do làm sao có tiểu thuỵết hay được. Làm sao hội thảo về tiểu thuyết lại có A.25? Có sự giám sát của công an? Mới chỉ bàn về tiểu thuyết thôi đã không có tự do rồi. Tôi không trách hay ghét gì các anh công an văn hóa. Hãy nhìn các anh công an văn hóa đến dự những buổi hội họp văn chương nghệ thuật, họ mới ngượng nghịu làm sao! Tôi nói đây là nói về cơ chế. Một cơ thế tồn tại quá lâu, quá phi lý nhưng đã trở thành tự nhiên như cuộc sống. Không ai dám đúng ra tháo gỡ. Cần lưu ý rằng nhà văn là những người yêu nứơc. rất yêu nứơc. Hãy tin ở họ. Họ yêu nứơc không kém bất kỳ một người Việt Nam nào.
PTV: Chừng nào xã hội còn được sắp xếp theo kiểu đó, nền văn học của một quốc gia còn được Hội Nhà văn “điều hành” theo kiểu đó thì sẽ không có tiểu thuyết?
BNT: Có thể nói thế này: Tôi hoài nghi về tương lai của tiểu thuyết Việt Nam.
PTV: Quan hệ giữa nhà văn và nhà cầm quyền thường ít khi suôn sẻ, ở bất kỳ quốc gia nào. Nhưng xin nói thật, có thể tin rằng có một cái gọi là lòng yêu nứơc của các nhà văn, nhưng ít ai trông cậy vào bản lĩnh và ý chí của họ, bởi anh ta quá yếu ớt và yếm thế. Và như vậy, việc các nhà chức trách để mắt đến nhà văn và các hội thảo vô thưởng vô phạt của họ là một việc làm vô ích và lãng phí.
BNT: Những nhà văn đúng nghĩa thường lặng lẽ ngồi bên bàn viết, cặm cụi tháng năm hao tâm tổn trí trên từng dòng chữ kể lại những gì đã làm họ xúc động và mong đựơc chia sẻ. Họ chẳng thể áp đặt đựơc gì đối với ai. Làm sao một người viết tiểu thuyết chân chính dù tài năng như L. Tolstoi. G. Marquez hay E. Hemingway bằng những trang viết của mình lại có thể lật đổ đựơc chế độ
Tôi muốn dẫn ra đây ý kiến của M. Kundera, nhà tiểu thuyết người Pháp gốc Tiệp: “Tôi đã nhìn thấy và sống qua cái chết của tiểu thuyết, cái chết bất đắc kỳ tử của nó (bằng những cấm đoán, kiểm duyệt, bằng áp lực của ý thức hệ), trong cái thế giới mà tôi đã trải qua phần lớn cuộc đời tôi và và ngày nay người ta gọi là thế giới toàn trị(...) Tiểu thuyết không thể tương hợp được với thế giới toàn trị. Sự xung khắc này còn sâu sắc hơn cả xung khắc giữa một người ly khai và một kẻ thuộc bộ máy cầm quyền, giữa một con người đấu tranh cho nhân quyền và một kẻ chuyên tra tấn người, bởi vì nó không chỉ có tính cách chính trị hay đạo đức, mà có tính cách bản thể. Điều đó có nghĩa là cái thế giới cơ sở trên chân lý duy nhất và thế giới nứơc đôi và tương đối của tiểu thuyết đựơc nhào nặn theo những cách thức hoàn toàn khác nhau...”
PTV: Điều gì đáng báo động nhất trong tiểu thuyết hiện nay?
BNT: Thiếu vắng tính chân thực. Chị đã bao giờ đóng cửa một mình trong buồng, đọc một cuốn tiểu thuyết nào đó mà vẫn cứ xấu hổ đỏ rừ mặt chưa?
PTV: Chưa. Vì tôi sẽ sớm bỏ sách xuống. Có lẽ bởi tôi không có cái mặc cảm của người trong cuộc chăng?
BNT: Tôi đã bị như vậy. Xấu hổ về sự bịa đặt khiên cưỡng, uốn éo né tránh mà làm ra vẻ ta đây rất dũng cảm, rất chân thực. Hàng giả trăm phần trăm mà dám tự tin nói là hàng thật, hàng xịn. Làm sao lừa đựơc độc giả. Xấu hổ về cái ông tác giả vẫn cứ tưởng mình lừa đựơc thiên hạ. Nhưng có lẽ không phải lỗi ở họ, hoặc lỗi ở họ rất ít.
Cũng cần nói thêm là chân thực không phải là chụp ảnh cuộc sống. Mà là tìm tới cội nguồn, cái gốc gác, cái động mạnh chủ của cuộc sống.
PTV: Cuốn sách của ông được được đánh giá cao vì tính chân thực. Tại sao ông lại chọn lối viết này trong khi nó vừa nguy hiểm vừa kém mô-đéc?
BNT: Tôi cố gắng giảm bớt t í ti sự thiếu hụt đó. Ngay từ những năm 60, tôi và bạn bè đã nói với nhau những khao khát được viết thật. Một mơ ước chính đáng và nhỏ nhoi, nhưng rất hão huyền. Càng vô vọng khi tôi ở tù ra. Thế nhưng chị thấy đấy. Cuộc sống dù sao vẫn cứ đi lên, dù rất chậm. Dù thế nào trái đất vẫn cứ quay. Tôi không ngơi tin ở cuộc sống.
PTV: Tại sao “Thân phận tình yêu” lại nhìn chiến tranh khác với tất cả các tiểu thuyết Việt Nam trước đó về chiến tranh? Bậc thầy của nghệ thuật “tô hồng”, Roman Carmen, tác giả của những thước phim tài liệu hùng tráng nhất trong lịch sử cách mạng Xô Viết, cũng có một câu nói lúc cuối đời: “Không có sự thật, chỉ có sự thật mà nhà quay phim muốn thấy”. Văn học cũng không nằm ngoài “định luật” này?
BNT: Đúng vậy. Khủng khiếp nhất là suốt bao nhiêu năm tất cả “các nhà quay phim” đều chỉ đựơc phép có một kiểu thấy duy nhất thay vì để nhiều cách nhìn cùng tồn tại. Nhà văn Nguyên Ngọc có kể cho tôi nghe câu chuyện sau: Một vị chỉ huy mặt trận có anh lính Bảo Ninh tham gia chiến đấu sau khi đọc Nỗi buồn chiến tranh, hỏi nhà văn Bảo Ninh: “Dạo ấy mình cũng ở đấy, tình hình có như cậu viết đâu? ”. Và nhà văn Bảo Ninh trả lời: “Đấy là cuộc chiến tranh của anh. Còn tôi viết về cuộc chiến tranh của tôi”. Bảo Ninh đã nhìn chiến tranh bằng cặp mắt của anh. Bảo Ninh dám là mình, điều kiện trứơc tiên để có sáng tác hay.
PTV: Ông có lần nhắc đến cụm từ “chất độc màu da cam” hay là từ “quán tính”? Nó chỉ trạng thái này chăng? Ông đã trở lại với sáng tác như thế nào?
BNT: Bây giờ tôi còn một chồng sổ tay ghi chép trong thời gian đi làm đánh cá, toàn bộ tư liệu đó phải vứt đi hết. Ngồi tù rồi mà vẫn “bắt” những chi tiết đó, vẫn nhìn cuộc sống bằng cái nhìn hiện thực xã hội chủ nghĩa. Nó ngấm vào máu mình rồi, thế mới lạ.
Những con ngưòi thời tôi sống thật sự đáng yêu nhưng không đáng yêu theo kiểu tôi nghĩ, họ đáng yêu theo kiểu khác. Tôi đã bỏ qua hết những mảng khác, những mảng tối của con người. Khi sực nhận ra điều ấy, tôi đau lắm.
Quả thật tôi không ngờ mình sẽ viết trở lại. Viết với tư cách công dân, tư cách nhà văn hẳnhoi chứ không phải viết lăng nhăng hoặc viết chui. Năm 1986, đọc được những sáng tác như mình muốn viết, tôi hiểu: thời thế văn chương đã khác. Đầu 1990, khi làn gió dân chủ, đổi mới thổi suốt từ bức tường Berlin sụp đổ đến nứơc chúng ta, tôi đã viết lại. Đầu tiên là Nguyên Hồng- Thời đã mất. Sau đó là Người ở cực bên kia, Cún. Sau Cún là Mộng du (tên đầu tiên của tiểu thuyết Chuyện kể năm 2000).
Tại sao tôi chọn cách viết này ư? Tôi nghĩ mình thuộc thế hệ già rồi. Đổi mới tư duy tiểu thuyết đối với tôi hơi vất vả. Tôi cũng nghĩ rằng điều cần thiết nhất đối với mình lúc này là cuốn sách phải đầy sức thuyết phục, không ai nói được là nó bịa đặt. Và một nhu cầu nhỏ bé nhưng chính đáng: viết thế nào để tự bảo vệ mình, tránh những đòn hội chợ vẫn hay xảy ra với những sáng tác có vấn đề, không loại trừ cả vòng lao lý...
PTV: Ông có nghĩ là ở vào thời điểm này, chúng ta mới đặt ra một khái niệm vỡ lòng là viết thực, không dối trá, là hơi tụt hậu không?
BNT: Thế hệ chúng tôi đã sống qua những năm tháng thật sung sứơng và cũng thật đau khổ, thật hạnh phúc nhưng cũng thật bất hạnh như tôi đã tổng kết trong Một thời để mất, tập sách đầu tiên của tôi in sau 27 năm im lặng. Không thể để những năm tháng ấy rơi vào quên lãng. Thế hệ chúng tôi sắp đi qua trái đất này, tôi muốn những thế hệ sau biết đã có một lớp người sống như thế đấy. Tôi muốn nhà văn là thư ký, là người chép sử của thời đại.Phẩm chất đầu tiên của những người này phải có là sự trung thực. Cho dù có bị chê là cổ.
PTV: Chương, đoạn nào trong cuốn tiểu thuyết làm ông ưng ý nhất?
BNT: Thật khó cho tôi. Có lẽ đó là chương viết về già Đô, chương ở sân kho hợp tác. Và nhất là chương tiếng chim “còn khổ”. Những tiếng chim ấy đã đóng dấu tuyệt vọng nung đỏ vào não tôi. Mảnh sân kho hợp tác là tuổi trẻ của tôi. Và chương viết về già Đô là kết quả sức tưởng tượng của tôi.
PTV: Nghĩa là Già Đô là nhân vật duy nhất đựơc hư cấu?
BNT: Già là kết quả tổng hợp của nhiều già khác kể cả tình yêu của tôi đối với một nhà thơ làm ở Đài Tiếng nói Việt Nam đã chết: Tuân Nguyễn.
PTV: Có người chê cuốn sách hơi dài?
BNT: Có thể. Nhưng Lâu đài của Kafka, Những kẻ tủi nhục của Dostoievski, Con đường xứ Flandes của Claude Simon triền miên hồi tưởng hẳn cũng dài. Tôi tìm sự hấp dẫn ở chi tiết chứ không phải ở cốt truyện ly kì. Đó là một điều khó. Viết gần một nghìn trang không có cốt truyện, không kể lại đựơc là điều không đơn giản. Chị đã đọc Henri Charriere hẳn thấy Papillon có cốt truyện cực kỳ hấp dẫn vì bản thân đời tù của Charrier là như vậy. Còn chuyện tù Việt Nam rất đơn điệu. Anh tù 100 ngày cũng như anh tù 1000 ngày, 10000 ngày. Và điều kinh khủng nhất là khôg ai thổ lộ tâm sự củng nhau. Không ai tin ai, mỗi ngừơi là một vòng tròn khép kín. Khó viết lắm.
PTV: Mạch truyện hiện lên qua hồi ức, có khi chồng lên, khi hoán đổi thứ tự. Phương pháp đồng hiện từ thời tiểu thuyết mới có phải là chủ ý của ông?
BNT: Tôi không tin một nhà văn nào lại có thể thành công nếu ngay trong khi viết anh ta tâm niệm định sẵn cho tác phẩm của mình khuôn theo một trường phái nhất định nào. Khi viết, tôi chỉ nghĩ viết sao cho hay, cho chân thực và viết bằng trái tim mình. Với tôi văn chương có hai loại: hay và không hay. Thế thôi, tôi không chạy theo các mốt. Chủ nghĩa hiện thực huyền ảo cũng cách đây nửa thế kỷ rồi. Có còn gì mới nữa đâu. Tôi đồ rằng khi viết Ông già và biển cả, Hemingway không cũng không nghĩ mình mình sẽ viết theo dòng hậu hiện đại hay hiện đại, hiện sinh hay phản cấu trúc. Ông viết vì ông quá hiểu, quá yêu biển Cuba cùng những người đánh cá Cuba và thấy klhông thể không vợi bớt lòng mình, không thể không viết về họ. Tôi đoán vậy bằng kinh nghiệm của tôi và các bạn của tôi.
Khi tôi viết tôi chỉ nghĩ phải viết đúng như mình thấy, đúng như mình nghĩ. Giản dị, chân thực như cuộc sống. Ai dọc cũng hiểu. Quyển sách cũa tôi không phải của riêng một tầng lớp nào. Nó là của mọi người. Tôi không làm khó hiểu những điều dễ hiểu. Tôi không làm rắc rồi những điều đơn giản. Phương pháp đồng hiện chỉ nhằm chuyển tải đựơc một trong những nội dung và thông điệp của tôi: Ai đã bứơc vào nhà tù, vĩnh viễn không thoát khỏi nó. Hãy thận trọng, những ai đựơc quyền xử lý con người!
PTV: Tôi nhớ truyện ngắn “Người chăn kiến” của ông. Ở đó, sự bám đuổi này đựơc chuyển tải một cách đặc sắc và súc tích hơn nhiều.
BNT: Nói thêm với chị rằng trứơc khi in Chuyện kể năm 2000 (CKN 2000), tôi tung ra một số truyện ngắn về đề tài này để người ta làm quen dần với món ăn mới của tôi. Như các truyện Ngừơi ở cực bên kia, Khói, Người chăn kiến, Một tối vui, Một ngày dài đằng đẵng. Người chăn kiến là một truỵên ngắn thành công nhưng không thể so sánh , Người chăn kiến gần một nghì từ với CKN 2000 gần 1000 trang.
Người chăn kiến là một đường cày , còn CKN 2000 là cả một cánh đồng.
Người chăn kiến là một hiện tượng, một lát cắt trong khi CKN 2000 là một lịch sử, một quá trình.
Tôi bằng lòng với CKN 2000. Tôi đã chạm tới cái trần của mình. Tôi đã làm tròn bổn phận.
PTV: Bổn phận với bạn tù, với gia đình, bè bạn, hay trách nhiệm công dân của người cầm bút?
BNT: Tất cả. Tuy nhiên cần phải nhấn mạnh đến trách nhiệm công dân.
PTV: Nếu làm một cuộc thăm dò trong các phạm nhân về độ chân thực của cuốn sách, tỉ lệ sẽ là bao nhiêu?
BNT: 99%. Tôi tin là như vậy. Có thể còn cao hơn nữa.
PTV: Khi vào tù và khi cầm bút nghiền ngẫm về nó, ông có nhớ tới những tác phẩm nhà tù kinh điển của văn học cách mạng Việt Nam, mà mỗi chúng tôi đều thuộc lòng từ khi ngồi trên ghế nhà trường?
BNT: Trong CKN 2000, tôi đã để Tuấn nói với người bạn tù: Phương ơi, từ nay, không ai trong số các nhà văn cách mạng có thể độc quyền đề tài này. Chúng ta bình đẳng với tất cả. Từ nay, không ai có thể loè chúng ta được nữa. Nhà tù là một vật trang sức mà không phải nhà chính trị nào cũng muốn mang.
PTV: Nhiều người ưa so sánh “Chuyện kể năm 2000” với cuốn hồi ký “Đêm giữa ban ngày” của Vũ Thư Hiên. Và thiện cảm dành cho ông nhiều hơn vì cuốn sách của ông có vẻ “hiền” và có cái “tôi” nhỏ bé hơn?
BNT: Ngoài sự khác biệt đặc thù của thể loại, mỗi người có một nhiệm vụ. Nhiêm vụ của anh Vũ Thư Hiên là vạch rõ, chỉ ra những hạng người nào đã đẩy cha con anh ấy vào một việc như thế. Còn nhiệm vụ của tôi là chỉ ra toàn bộ cơ chế, trật tự nào đã đẻ ra việc này. Một cuộc đời bình thường, khởi đầu đầy lý tưởng, rồi bị làm cho biến dạng đi.
PTV: Trong cái trật tự đáng sợ ấy, ông và các bạn ông đứng ở đâu?
BNT: Vừa là thủ phạm vừa là nạn nhân. Chính tôi, gia đình và bè bạn đã hăng say góp phần xây dựng và tô điểm thêm cho cái trật tự ấy.
PTV: Tôi đọc trong những gì ông viết có một thông điệp khác: lời thanh minh cho một thế hệ. Những bào chữa muộn màng và đòi hỏi cảm thông cho sự đóng góp ít ỏi của các ông, lớp nhà văn lứa đầu của chủ nghĩa xã hội với những sản phẩm có “họ hàng” với nhau, từ tư tưởng đến hình thức?
BNT: Đúng vậy. Đáng buồn là các sản phẩm của chúng tôi làm ra ngày ấy đều hao hao giống nhau như chị nói. Chúng tôi còn trẻ nhưng đãlà những Con ngựa già của chúa Trịnh
PTV: Thành quả có thể tổng kết được của các ông đối với nền văn học nước nhà?
BNT: Ít lắm. Không đáng kể.
PTV: Mẫu số chung nào cho thế hệ của ông? Những Mạc Lân, Nguyễn Xuân Khánh, Dương Tường...?
BNT: Thế hệ có một tuổi trẻ tuyệt vời, giàu có và cuối đời tay trắng! Thế hệ lớn lên gặp cách mạng, theo cách mạng, có kiến htức, có khát vọng, đam mê. Một thế hệ có thể làm mọi việc nhưng bị làm hỏng, và cũng góp phần làm hỏng thêm một thế hệ khác.
PTV: Trong số đó, ai là người mất ít nhất?
BNT: Ông Dương Tường. Ông ấy mất nhiều, nhưng biết giành lại.
PTV:5 năm đi tù- 5 năm đi thâm nhập thực tế, đã biến ông, từ một nhà văn loại hai của những công dân hạng nhất (những điển hình tiên tiến XHCN), sang nhà văn loại một của những công dân hạng ba (tù tội, đĩ điếm, ăn mày). Ông thấy cái giá đó đắt hay rẻ?
BNT: Không có gì đáng buồn hơn là làm một nhà văn hạng hai. Tôi tiêu phí đời mình chỉ mong đổi lấy một trang sách chống chọi với thời gian. Nhưng chị thấy đấy, mong manh lắm
Nhiều nhà văn bảo tôi lãi quá. Tôi hiểu đấy là những lời động viên khen ngợi tôi đã không gục ngã. Chứ muốn lãi như tôi có khó gì đâu. Đó là một chuyến “đi thực tế” bất đắc dĩ. Tất cả đều nằm ngoài ý muốn của tôi. Đó là số phận. Cuối đời mới ngộ ra đựơc một điều: Hãy chấp nhận tất cả những gì đến với mình. Và hãy làm việc trong bất kỳ hoàn cảnh nào để không mất hết.
PTV: Khi viết, ông chú tâm đến điều gì?
BNT: Lúc ngồi vào bàn viết là lúc tôi dọn mình đối thoại với vô cùng, không nhằm trả lời cụ thể đối với một cá nhân, một tập thể nào, không giải quyết một nỗi bực dọc riêng tư nào. Điều tôi sợ nhất là viết ra thứ văn chương vớ vẩn làm mất thời gian của bạn đọc. Một điều tôi sợ nhất là viết nhạt. Ông Nguyên Hồng nói một câu chí lý: “Cái tội lớn nhất của cá nhà văn Việt Nam là viết nhạt”. Tôi cố gắng để không mắc tội ấy.
PTV: Trong cuộc sống, ở tuổi bảy mươi, ông sợ nhất điều gì?
BNT: Sợ nhiều thứ lắm. Nhưng sợ nhất là những người gặp may mắn, đựơc số phận nuông chiều, chưa một lần nếm mùi thất bại. Họ đầy mình chân lý và sẵn sàng ban phát chân lý đó cho bất kỳ ai.
PTV: Các cấp chính quyền đối với ông thế nào?
BNT: Sau khi in CKN 2000, tôi đựơc mời lên công an nhiều lần. Nhà tôi, điện thoại của tôi bị giám sát chặt chẽ. Nhiều cuộc họp đảng cơ ở , người ta phổ biến rằng tôi là một không kẻ phản động đi tù về viết một tập sách chửi Đảng, chửi lãnh tụ. Ngay tết Quý mùi gần đây thôi, ông bí thư phường tôi họp cán bộ các ngành trong phường tổng kết về tết an toàn, noi trong phường có một điềm nóng là tôi nên phải phân công trực ca ba, 24 trên 24. Qua tết không xảy ra chuyện gì mới thở phào. Cũng phải nói thêm: tất cả những vị đứng ra truyền đạt những nhận xét về tôi đều chưa đọc tập tiểu thuyết của tôi. Một người bạn có chân trong Đảng dự họp nói ông ta có bản photo CKN 2000, ai muốn đọc, ông ta cho mượn, nhưng chờ mãi mà không ai mượn, nghe cấp trên truyền đạt lại là dủ, làm gì phải đọc, phải suy nghĩ, phải động não cho mệt người. Rất may là tôi và vợ tôi đầu đã quen với những cung cách đối xử như vậy.
PTV: Đọc những trang ông viết về Ngọc, vợ Tuấn, người ta muốn khóc. Hình như những tình yêu đẹp như thế trong cuộc sống đã hoàn toàn biến mất. Ông là nhà văn hiếm hoi (may mắn?) có một tình yêu đẹp với… vợ mình, yêu vợ được rất lâu và chưa hề ngoại tình?
BNT: Có hiếm hoi thật không? Cứ hình dung thế này, một cô gái Hà Nội bé như cái kẹo, xinh xắn, hiền dịu, mộng mơ, có cả một tương lai phơi phới và nhiều người ngấp nghé nữa chứ, chọn tôi, gắn bó chung thủy với tôi rồi mất cả đời. Ngoài tình yêu, tôi còn rất biết ơn vợ. Nhiều người đi tù, vợ lăng nhăng hay lấy chồng khác, thế là tan cửa nát nhà. Thế là con cái thành trẻ bụi đời, lại theo chân bố vào tù. Tất cả những gì tôi và các con tôi có đựơc hôm nay đều gắn liền với sự đóng góp của vợ tôi, một ngừơi sinh ra để sống cho ngừơi khác, vì ngừơi khác. Giờ đây mỗi sáng quét nhà, nhặt những sợi tóc bạc của bà ấy, thấy đau. Sắp hết đời rồi, sắp đến cõi rồi. Có lẽ lại phải viết thôi. Viết về tuổi trẻ bị đánh mất. Viết về tuổi già xót xa tuổi trẻ. Về nỗi xót thương nhau trong những trái tim mệt mỏi, những mái đầu tóc bạc đang tính đếm những ngày còn lại...
Thứ Sáu, 6 tháng 3, 2009
Chuyên Cơ
Vào lúc 9 giờ 45 sáng 24-3, trên đường lăn vào nhà ga Nội Bài, chiếc máy bay Airbus của hãng hàng không Thái dừng lại trước cửa nhà khách A cho một đoàn khách VIP bước xuống. Lúc này, nhiều hành khách Việt Nam ngồi ở khoang business class trên chuyến bay mang số hiệu TG 682, mới biết, vị khách ngồi ở ghế 1A chính là Tân Thủ tướng Thái Lan Samak Sundaravej. Việt Nam là một trong những quốc gia đầu tiên được ông Samak tới thăm kể từ khi ông trở thành Thủ tướng.
Ông Samak không phải là vị nguyên thủ đầu tiên đến Việt Nam bằng máy bay khách. Năm ngoái Thủ tướng Singapore đã tới Việt Nam trên một chuyến bay thường của hãng Singapore Airlines và trở về trên một chuyến bay khác của hãng hàng không giá rẻ, Tiger Airways. Thủ tướng Hàn Quốc và phần lớn các vị nguyên thủ khác cũng đã công du Việt Nam bằng các phương tiện phổ thông. Hiện nay, trên Thế giới, chỉ còn một số rất ít các quốc gia áp dụng chế độ chuyên cơ cho các nguyên thủ như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… Chính phủ Anh, tuy vẫn chưa “thanh lý” chiếc Boeing 747 “sắm” từ 40 năm trước, nhưng, từ thời ông Tony Blair, các nguyên thủ của quốc gia giàu có vào hàng nhất Thế giới này đã không còn mấy khi đi lại bằng chuyên cơ nữa. Ở Pháp, chế độ chuyên cơ được chính thức bãi bỏ kể từ khi Tổng thống Jacques Chirac lên nắm quyền.
Đương thời, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng mua vé như những hành hành khách bình thường, cho mình và đoàn tùy tùng, thay vì dùng chuyên cơ như thông lệ. Ông nói: “Nước nghèo, dân nghèo, lãnh đạo phải tiết kiệm”. Tuy nhiên, ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và những người kế nhiệm, đã không đủ can đảm để từ chối những chuyến chuyên cơ oai vệ. Không chỉ nằm trong nhóm rất ít quốc gia còn áp dụng chế độ chuyên cơ cho nguyên thủ, Việt Nam còn là nước áp dụng chế độ xa xỉ này cho những 4 chức danh: Tổng Bí thư chuyên cơ; Chủ Tịch Nước chuyên cơ; Thủ tướng chuyên cơ và Chủ tịch Quốc hội cũng chuyên cơ luôn!
Hầu hết đội tàu bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay là máy bay thuê hoặc mua bằng nguồn vốn vay ngân hàng nước ngoài, do Chính phủ bảo lãnh. Giá thuê một chiếc Boeing 777, loại vẫn thường sử dụng bay chuyên cơ, không dưới 1 triệu USD/tháng. Không chỉ tốn kém khi bay, cứ mỗi ngày nằm “đợi xếp” ở các sân bay, những chiếc chuyên cơ này vẫn phải trả phí “giờ chết” khoảng 30 nghìn USD/ngày, chưa kể các chi phí sân đậu, cất, hạ cánh…, chi phí cho tiếp viên, tổ lái. Cứ mỗi chuyến bay phục vụ “công du” như thế ngốn của ngân sách không dưới 400 nghìn, có chuyến tốn hơn cả triệu đô la Mỹ. Năm 2000, khi mà khoảng hơn 40% dân số Việt Nam vẫn sống dưới mức 1 USD/ngày, các nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu có, đến New York dự họp Đại Hội Đồng Liên hợp Quốc, đã phải “kính nể” chứng kiến chiếc chuyên cơ chở Chủ tịch Trần Đức Lương đậu nhiều ngày trên sân bay JFK. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, người kế nhiệm ông Lương, có những chuyến công du, đã định trưng dụng tới 2 máy bay loại mới.
Trong thời gian điều máy bay theo hầu nguyên thủ, Việtnam Airlines thường phải “thuê nóng” một máy bay khác để thay thế. Giá thuê rất cao, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể “thuê nóng” được máy bay, thế là, Viêtnam Airlines đành phải hủy hay giảm chuyến, dẫn đến tình trạng máy bay bị “đì- lây” liên tục. Hành khách, không biết lỗi này do bởi “chuyên cơ”, mạt sát Hàng không cả trên báo chí.
Các nhà lãnh đạo của ta khi đi công tác trong nước, tiết kiệm hơn, chỉ dùng “chuyên khoang” thay cho chuyên cơ. Tuy nhiên, nhà chức trách hàng không ở các sân bay, để… chủ yếu, làm vừa lòng “các anh”, đã áp dụng “chế độ chuyên cơ” cho những chuyến bay có “khoang chuyên” đó. Theo quy chế, sân bay sẽ bị “đóng cửa” khoảng 30 phút chờ máy bay bay theo “chế độ chuyên cơ” cất hay hạ cánh. Có ít nhất 10 chuyến bay phải nằm đợi dưới sân hoặc lượn trên trời cho một chuyến “chuyên cơ” như thế. Chi phí cho mỗi giờ bay chờ như vậy tốn khoảng 10.000 USD/máy bay. Hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất áp dụng quy định tạm “đóng cửa sân bay cho chuyên cơ”. Thật xấu hổ khi bay vào lãnh thổ một nước nghèo như Việt Nam, mà lại nghe phi hành đoàn xướng lên: “Vì có hoạt động chuyên cơ, máy bay phải lượn chờ trước khi hạ cánh”.
An toàn cho các vị nguyên thủ cũng cần thiết. Tuy nhiên, trong hàng không, an toàn là một tiêu chuẩn phải tuân thủ tuyệt đối, bất kể hành khách là thường dân hay chính trị gia. Không một chuyến bay nào được phép cất cánh nếu có bất cứ một nghi vấn nhỏ nào về vấn đề an toàn. Chính vì thế mà trừ những quốc gia lắm tiền nhiều của hoặc có vấn đề về khủng bố, an ninh, hầu hết các nguyên thủ, đều di chuyển bằng máy bay thương mại. Khi phải mua vé, thay vì trưng dụng hẳn một chiếc Boeing, các vị nguyên thủ, cũng sẽ không kéo theo quá nhiều “bầu đoàn thê tử”.
Trên “phương diện quốc gia”, trong những tình huống cần thiết, các vị nguyên thủ hoàn toàn có thể sử dụng một chuyến bay riêng. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển của ngành hàng không như hiện nay, xài “chuyên cơ” chỉ có ý nghĩa lấy le với thiên hạ. Có thể lãnh đạo ở các quốc gia khác không quan trọng như ta. Nhưng, không phải tự nhiên mà ở những nước có GDP/người lên đến 20.000- 30.000 USD, các vị nguyên thủ vẫn không dùng chuyên cơ. Uy tín của các chính trị gia, không hơn thua ở chỗ sử dụng máy bay nhỏ hay to, mà ở chỗ, các vị ấy có biết trân trọng tiền của dân đóng thuế.
….
PS: Một nhà ngoại giao sau khi đọc bản thảo bài này đề nghị bổ sung: Các vị đang đi sứ ở các cường quốc, mỗi khi về nhà là lại được gợi ý, “Cậu làm thế nào cho nó mời mình chuyến nhỉ!”. Ông bảo, có những nước thực sự muốn mời; có những nước muốn có bang giao tốt đẹp nhưng thấy lãnh đạo không cần thiết phải qua lại làm gì; nhiều nước rất khó chịu khi phải tiếp đón. Lãnh đạo người ta công việc nhiều, mình đến lại chẳng làm sang được gì cho họ. Cứ theo dõi báo chí, truyền hình thì thấy, nhiều khi lãnh đạo mình sang, rầm rập chuyên cơ mà báo chí nó không có một dòng cho phải phép. Việc ký kết trong các chuyến công du cũng chỉ chủ yếu là do các công ty PR dàn dựng, sao cho đẹp mặt. Tinh ý, sẽ thấy, các “bản ghi nhớ” được ký vô cùng hoành tráng ấy, rất hiếm khi thành hiện thực.
(Lâu quá nên không nhớ nguồn. Mong thông cảm)
Ông Samak không phải là vị nguyên thủ đầu tiên đến Việt Nam bằng máy bay khách. Năm ngoái Thủ tướng Singapore đã tới Việt Nam trên một chuyến bay thường của hãng Singapore Airlines và trở về trên một chuyến bay khác của hãng hàng không giá rẻ, Tiger Airways. Thủ tướng Hàn Quốc và phần lớn các vị nguyên thủ khác cũng đã công du Việt Nam bằng các phương tiện phổ thông. Hiện nay, trên Thế giới, chỉ còn một số rất ít các quốc gia áp dụng chế độ chuyên cơ cho các nguyên thủ như: Mỹ, Nga, Trung Quốc, Nhật Bản… Chính phủ Anh, tuy vẫn chưa “thanh lý” chiếc Boeing 747 “sắm” từ 40 năm trước, nhưng, từ thời ông Tony Blair, các nguyên thủ của quốc gia giàu có vào hàng nhất Thế giới này đã không còn mấy khi đi lại bằng chuyên cơ nữa. Ở Pháp, chế độ chuyên cơ được chính thức bãi bỏ kể từ khi Tổng thống Jacques Chirac lên nắm quyền.
Đương thời, Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh đã từng mua vé như những hành hành khách bình thường, cho mình và đoàn tùy tùng, thay vì dùng chuyên cơ như thông lệ. Ông nói: “Nước nghèo, dân nghèo, lãnh đạo phải tiết kiệm”. Tuy nhiên, ngay chính Tổng bí thư Nguyễn Văn Linh và những người kế nhiệm, đã không đủ can đảm để từ chối những chuyến chuyên cơ oai vệ. Không chỉ nằm trong nhóm rất ít quốc gia còn áp dụng chế độ chuyên cơ cho nguyên thủ, Việt Nam còn là nước áp dụng chế độ xa xỉ này cho những 4 chức danh: Tổng Bí thư chuyên cơ; Chủ Tịch Nước chuyên cơ; Thủ tướng chuyên cơ và Chủ tịch Quốc hội cũng chuyên cơ luôn!
Hầu hết đội tàu bay của hãng hàng không quốc gia Việt Nam hiện nay là máy bay thuê hoặc mua bằng nguồn vốn vay ngân hàng nước ngoài, do Chính phủ bảo lãnh. Giá thuê một chiếc Boeing 777, loại vẫn thường sử dụng bay chuyên cơ, không dưới 1 triệu USD/tháng. Không chỉ tốn kém khi bay, cứ mỗi ngày nằm “đợi xếp” ở các sân bay, những chiếc chuyên cơ này vẫn phải trả phí “giờ chết” khoảng 30 nghìn USD/ngày, chưa kể các chi phí sân đậu, cất, hạ cánh…, chi phí cho tiếp viên, tổ lái. Cứ mỗi chuyến bay phục vụ “công du” như thế ngốn của ngân sách không dưới 400 nghìn, có chuyến tốn hơn cả triệu đô la Mỹ. Năm 2000, khi mà khoảng hơn 40% dân số Việt Nam vẫn sống dưới mức 1 USD/ngày, các nguyên thủ của nhiều quốc gia giàu có, đến New York dự họp Đại Hội Đồng Liên hợp Quốc, đã phải “kính nể” chứng kiến chiếc chuyên cơ chở Chủ tịch Trần Đức Lương đậu nhiều ngày trên sân bay JFK. Chủ tịch Nguyễn Minh Triết, người kế nhiệm ông Lương, có những chuyến công du, đã định trưng dụng tới 2 máy bay loại mới.
Trong thời gian điều máy bay theo hầu nguyên thủ, Việtnam Airlines thường phải “thuê nóng” một máy bay khác để thay thế. Giá thuê rất cao, tuy nhiên, không phải lúc nào cũng có thể “thuê nóng” được máy bay, thế là, Viêtnam Airlines đành phải hủy hay giảm chuyến, dẫn đến tình trạng máy bay bị “đì- lây” liên tục. Hành khách, không biết lỗi này do bởi “chuyên cơ”, mạt sát Hàng không cả trên báo chí.
Các nhà lãnh đạo của ta khi đi công tác trong nước, tiết kiệm hơn, chỉ dùng “chuyên khoang” thay cho chuyên cơ. Tuy nhiên, nhà chức trách hàng không ở các sân bay, để… chủ yếu, làm vừa lòng “các anh”, đã áp dụng “chế độ chuyên cơ” cho những chuyến bay có “khoang chuyên” đó. Theo quy chế, sân bay sẽ bị “đóng cửa” khoảng 30 phút chờ máy bay bay theo “chế độ chuyên cơ” cất hay hạ cánh. Có ít nhất 10 chuyến bay phải nằm đợi dưới sân hoặc lượn trên trời cho một chuyến “chuyên cơ” như thế. Chi phí cho mỗi giờ bay chờ như vậy tốn khoảng 10.000 USD/máy bay. Hiện nay, Việt Nam là nước duy nhất áp dụng quy định tạm “đóng cửa sân bay cho chuyên cơ”. Thật xấu hổ khi bay vào lãnh thổ một nước nghèo như Việt Nam, mà lại nghe phi hành đoàn xướng lên: “Vì có hoạt động chuyên cơ, máy bay phải lượn chờ trước khi hạ cánh”.
An toàn cho các vị nguyên thủ cũng cần thiết. Tuy nhiên, trong hàng không, an toàn là một tiêu chuẩn phải tuân thủ tuyệt đối, bất kể hành khách là thường dân hay chính trị gia. Không một chuyến bay nào được phép cất cánh nếu có bất cứ một nghi vấn nhỏ nào về vấn đề an toàn. Chính vì thế mà trừ những quốc gia lắm tiền nhiều của hoặc có vấn đề về khủng bố, an ninh, hầu hết các nguyên thủ, đều di chuyển bằng máy bay thương mại. Khi phải mua vé, thay vì trưng dụng hẳn một chiếc Boeing, các vị nguyên thủ, cũng sẽ không kéo theo quá nhiều “bầu đoàn thê tử”.
Trên “phương diện quốc gia”, trong những tình huống cần thiết, các vị nguyên thủ hoàn toàn có thể sử dụng một chuyến bay riêng. Tuy nhiên, trong điều kiện phát triển của ngành hàng không như hiện nay, xài “chuyên cơ” chỉ có ý nghĩa lấy le với thiên hạ. Có thể lãnh đạo ở các quốc gia khác không quan trọng như ta. Nhưng, không phải tự nhiên mà ở những nước có GDP/người lên đến 20.000- 30.000 USD, các vị nguyên thủ vẫn không dùng chuyên cơ. Uy tín của các chính trị gia, không hơn thua ở chỗ sử dụng máy bay nhỏ hay to, mà ở chỗ, các vị ấy có biết trân trọng tiền của dân đóng thuế.
….
PS: Một nhà ngoại giao sau khi đọc bản thảo bài này đề nghị bổ sung: Các vị đang đi sứ ở các cường quốc, mỗi khi về nhà là lại được gợi ý, “Cậu làm thế nào cho nó mời mình chuyến nhỉ!”. Ông bảo, có những nước thực sự muốn mời; có những nước muốn có bang giao tốt đẹp nhưng thấy lãnh đạo không cần thiết phải qua lại làm gì; nhiều nước rất khó chịu khi phải tiếp đón. Lãnh đạo người ta công việc nhiều, mình đến lại chẳng làm sang được gì cho họ. Cứ theo dõi báo chí, truyền hình thì thấy, nhiều khi lãnh đạo mình sang, rầm rập chuyên cơ mà báo chí nó không có một dòng cho phải phép. Việc ký kết trong các chuyến công du cũng chỉ chủ yếu là do các công ty PR dàn dựng, sao cho đẹp mặt. Tinh ý, sẽ thấy, các “bản ghi nhớ” được ký vô cùng hoành tráng ấy, rất hiếm khi thành hiện thực.
(Lâu quá nên không nhớ nguồn. Mong thông cảm)
Phải bênh nhà nước Việt nam cái. Chửi hoài cũng chán
Thấy bài này trong máy. Copy về đã lâu nên không nhớ nguồn . Mong tác giả thông cảm không đòi tiền nhuận bút
HHĐBG giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành. Câu hỏi đầu tiên sẽ là. Đây có công bằng không.?
Không cần phải vòng vo, cho dù quan chức chính phủ có nói gì đi nữa thì điều mà ai cũng nhận thấy rằng đây là một hiệp định không công bằng cho Việt Nam.
Lãnh thổ Việt Nam đã mất đi một phần, chẳng cần phải mất công đi đến tận nơi để xem xét rằng có mất hay không.
Việc lãnh thổ Việt Nam trong HĐBG vừa ký bị mất đi một phần là điều hiển nhiên. Mọi chứng cứ trình bày rằng không mất hoặc này nọ chỉ là ngụy biện vô ích. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn rõ vào sự thật rằng. Đất nước của chúng ta đã mất đi một phần. Cái đáng bàn là phần ấy về thiết thực quan trọng như thế nào, còn về tâm linh thì dù là ngọn cỏ dại của đất nước mất về tay kẻ khác cũng không thể chấp nhận được.
Vì sao chúng ta mất đất ?
Câu trả lời rất rõ ràng, chúng ta yếu hơn.
Trong hiệp định này Đảng cộng sản Việt Nam ở vai trò lãnh đạo đất nước đương nhiên phải có trách nhiệm vì chính phủ mà họ lãnh đạo thay mặt nhân dân Việt Nam đứng ra đàm phán và ký kết. Nếu có lợi cho đất nước thì họ được ca ngợi, còn thiệt hại họ bị chỉ trích là điều tự nhiên.
Tuy nhiên để chỉ trích được công tâm và rạch ròi, chúng ta cần bớt chút thời gian để đánh giá tình hình đi đến việc mất một phần lãnh thổ vào tay Trung Quốc.
Nếu nói những người lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc, hay nhượng bộ để mưu lợi cá nhân tôi nghĩ chưa hẳn đã đúng. Vì ở cương vị lãnh đạo đất nước, các vị ấy đã quá giàu có rồi. Ai trong chúng ta có ở cương vị họ cũng thế thôi. Tiền của không thiếu, chả ai dại gì đi nhường đất, bán đất cho ngoại bang để kiếm thêm tiền. Mang tiếng nghìn đời sau, con cháu cũng bị tiếng xấu lây. Chưa nói đến chuyện có sự thay đổi gì về chính thể thì việc làm ấy sẽ bị lôi ra phán xét đầu tiên mà không hề nhận được sự thông cảm nào. Cho nên ông Vũ Dũng có nói việc lãnh thổ là thiêng liêng, không được phép làm thiệt hại cũng có phần sự thật. Tôi nghĩ tâm tư của ông và những người lãnh đạo đều nghĩ như vậy.
Nhiều ý kiến thiên về đả kích lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam thỏa hiệp bán đất cho Trung Quốc có phần bị ảnh hưởng do thành kiến không ưa Đảng Cộng Sản. Những bài viết xoáy sâu vào ý này mang tính lăng mạ chỉ thỏa mãn lòng mình chứ không phân tích để tìm ra cái khắc phục.
Tôi cũng không ưa Đảng cộng sản,cho dù đứng trước bất kỳ cơ quan công quyền nào nếu bị hỏi tôi cũng khẳng định điều đó. Ưa hay không ưa là quyền của cá nhân mỗi con người. Còn nếu hành động của tôi vi phạm pháp luật, hoặc bị giăng bẫy thành vi phạm pháp luật tôi cam chịu. Vì một nhà nước do bất kỳ ai lãnh đạo đều cần có pháp luật. Phong kiến hay tư bản, thực dân, đế quốc cũng vậy. Nhưng việc ưa hay không ưa là tình cảm của mỗi cá nhân, pháp luật không có quyền định đoạt tình cảm con người. Sở dĩ phải dài dòng về vấn đề này để nhấn mạnh rằng, khi chúng ta nhìn nhận sự việc gì phải rõ bản chất mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân.
Tôi bác bỏ ý kiến cho rằng lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam bán đất cho Trung Quốc qua HĐBG vừa ký xong. Ý kiến đó hơi thành kiến, cực đoan. Nhưng sự nhượng bộ của lãnh đạo Viêt Nam là điều cần phải nói.
Ở HĐBG này, sự nhượng bộ của VN trước TQ ngày hôm nay là vào tình thế bắt buộc phải làm vậy. Bất kỳ ai trong cương vị này cũng không làm khác được. Cho dù có thay đổi thể chế chính trị ngay để có lấy lòng cường quốc nào, để họ giúp cho vị thế đàm phán đủ đảm bảo công bằng cũng chả kịp. Chưa nói đến chuyện là các cường quốc ngày này đã hợp tác bắt tay nhau để mưu lợi, hy sinh hay bỏ mặc các nước nhỏ bé.
Như một ván cờ mà bên đen đã đi trước đến chục nước, bên trắng mới bắt đầu đi. Một thế cờ như vậy thì dù ai cầm quân bên trắng cũng chả mong cách gì lật được. Có tâm huyết đến mấy cũng chỉ mong hạn chế thiệt hại hoặc kéo dài thời gian đợi cơ may đến bất thình lình. Hàng chục năm qua Trung Quốc đã triển khai những việc cần làm, một kế hoạch đầy đủ trường kỳ để chiếm đoạt biển Đông và biên giới nước ta. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hơn hẳn những nhà lãnh đạo VN về tinh thần dân tộc và ngay cả người dân Trung Quốc cũng hơn người dân ở tinh thần dân tộc. Đến dây nhiều bạn sẽ chạnh lòng, nhưng các bạn thử nhìn, xem kỹ có đúng thế không. Hay nhìn xung quanh về văn hóa đối xử cộng đồng chúng ta đang sống. Không cần tìm câu trả lời ở sách vở xa xưa nào, chúng ta thấy rõ ngay. Chỉ cần tâm chúng ra tĩnh.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có một kế hoạch dài hơi từ những thập kỷ cuối 70, họ đặt ra mục tiêu đến đầu thế kỷ sau họ sẽ có vị thế gì trên quốc tế. Kinh tế, chính trị, quân sự của họ sẽ thế nào. Và họ đã làm được. Những năm đầu 90 tôi có đọc hồi ký của Todogipcop, người giữ cương vị Tổng bí thư hàng chục năm của một nước XHCN Đông Âu đã nhắc tới những mực tiêu dài hơi mà người Trung Quốc thực hiện. Đến hôm nay thì thật khâm phục cho họ (TQ) và đáng buồn cho chúng ta là họ đã làm được điều mà thế hệ lãnh đạo đi trước đã vạch ra. Phải có một tinh thần dân tộc cao xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo mới có thể làm được như vậy, vì từ khi kế hoạch của họ thành hình đến khi có kết quả phải trải qua bao nhiêu thời kỳ lãnh đạo. Nhưng những người lãnh đạo kế thừa đều trung thành với hoạch định mà người đi trước đã vạch ra. Phải nói để thuyết phục được những người kế cận thi hành, thì định hướng phải chính xác và người tạo nên định hướng phải có uy tín cao về đạo đức cũng như tài năng. Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ mà không người dân Trung Quốc nào nghi ngờ về phẩm chất, tư duy. Một lãnh tụ được tin tưởng một cách tuyệt đối về mọi mặt.
Việt Nam chúng ta không có những thứ đó.
Vì không có nên ngày hôm nay, chúng ta thụ động trước một cuộc cờ mà đối phương đã đi hàng chục năm. Ai cầm quân cũng phải lựa chọn nước đi như vậy mà thôi. Không nhượng bộ cũng chẳng được. Nếu tìm kỹ về thực lực quân đội Trung Quốc, về máy bay tốc độ,giờ bay trên không, hỏa lực trang bị, về tuần dương, chiến hạm, khí tài...về vệ tinh do thám so sánh với quân đội Việt Nam sẽ đến một kết luận bi quan. Còn trông chờ vào phản ứng quốc tế từ các cường quốc quân sự mạnh như Nga, Mỹ hãy xem những hoạt động ngoại giao của họ, để biết quan điểm của họ thì cũng càng bi quan hơn. May chăng có Pháp vì chút tình nghĩa nào xa xưa với nước bảo hộ, hay Nhật vì nằm kế bên Trung Quốc hoặc Đài Loan cũng vậy. Những nước này ít nhiều muốn giúp đỡ Việt Nam hơn cũng là vì họ muốn Việt Nam mạnh mẽ khiến Trung Quốc bận tâm. Bởi vậy họ giúp đỡ nhiều mặt về đầu tư tài chính, mong cho Việt Nam có thực lực. Số tiền đầu tư của Đài Loan, Nhật , Hàn suốt bao năm qua đều đứng đầu trong topten những nước đầu tư tại VN vì ý vậy. Ngay cả với dụng ý này chúng ta cũng để phụ lòng họ khi tham nhũng cả tiền viện trợ phát triển. Hỏi chúng ta trông mong gì ở cường quốc khác xa xôi hơn
HHĐBG giữa Việt Nam và Trung Quốc đã hoàn thành. Câu hỏi đầu tiên sẽ là. Đây có công bằng không.?
Không cần phải vòng vo, cho dù quan chức chính phủ có nói gì đi nữa thì điều mà ai cũng nhận thấy rằng đây là một hiệp định không công bằng cho Việt Nam.
Lãnh thổ Việt Nam đã mất đi một phần, chẳng cần phải mất công đi đến tận nơi để xem xét rằng có mất hay không.
Việc lãnh thổ Việt Nam trong HĐBG vừa ký bị mất đi một phần là điều hiển nhiên. Mọi chứng cứ trình bày rằng không mất hoặc này nọ chỉ là ngụy biện vô ích. Chúng ta phải thẳng thắn nhìn rõ vào sự thật rằng. Đất nước của chúng ta đã mất đi một phần. Cái đáng bàn là phần ấy về thiết thực quan trọng như thế nào, còn về tâm linh thì dù là ngọn cỏ dại của đất nước mất về tay kẻ khác cũng không thể chấp nhận được.
Vì sao chúng ta mất đất ?
Câu trả lời rất rõ ràng, chúng ta yếu hơn.
Trong hiệp định này Đảng cộng sản Việt Nam ở vai trò lãnh đạo đất nước đương nhiên phải có trách nhiệm vì chính phủ mà họ lãnh đạo thay mặt nhân dân Việt Nam đứng ra đàm phán và ký kết. Nếu có lợi cho đất nước thì họ được ca ngợi, còn thiệt hại họ bị chỉ trích là điều tự nhiên.
Tuy nhiên để chỉ trích được công tâm và rạch ròi, chúng ta cần bớt chút thời gian để đánh giá tình hình đi đến việc mất một phần lãnh thổ vào tay Trung Quốc.
Nếu nói những người lãnh đạo Việt Nam bán đất cho Trung Quốc, hay nhượng bộ để mưu lợi cá nhân tôi nghĩ chưa hẳn đã đúng. Vì ở cương vị lãnh đạo đất nước, các vị ấy đã quá giàu có rồi. Ai trong chúng ta có ở cương vị họ cũng thế thôi. Tiền của không thiếu, chả ai dại gì đi nhường đất, bán đất cho ngoại bang để kiếm thêm tiền. Mang tiếng nghìn đời sau, con cháu cũng bị tiếng xấu lây. Chưa nói đến chuyện có sự thay đổi gì về chính thể thì việc làm ấy sẽ bị lôi ra phán xét đầu tiên mà không hề nhận được sự thông cảm nào. Cho nên ông Vũ Dũng có nói việc lãnh thổ là thiêng liêng, không được phép làm thiệt hại cũng có phần sự thật. Tôi nghĩ tâm tư của ông và những người lãnh đạo đều nghĩ như vậy.
Nhiều ý kiến thiên về đả kích lãnh đạo Đảng cộng sản Việt Nam thỏa hiệp bán đất cho Trung Quốc có phần bị ảnh hưởng do thành kiến không ưa Đảng Cộng Sản. Những bài viết xoáy sâu vào ý này mang tính lăng mạ chỉ thỏa mãn lòng mình chứ không phân tích để tìm ra cái khắc phục.
Tôi cũng không ưa Đảng cộng sản,cho dù đứng trước bất kỳ cơ quan công quyền nào nếu bị hỏi tôi cũng khẳng định điều đó. Ưa hay không ưa là quyền của cá nhân mỗi con người. Còn nếu hành động của tôi vi phạm pháp luật, hoặc bị giăng bẫy thành vi phạm pháp luật tôi cam chịu. Vì một nhà nước do bất kỳ ai lãnh đạo đều cần có pháp luật. Phong kiến hay tư bản, thực dân, đế quốc cũng vậy. Nhưng việc ưa hay không ưa là tình cảm của mỗi cá nhân, pháp luật không có quyền định đoạt tình cảm con người. Sở dĩ phải dài dòng về vấn đề này để nhấn mạnh rằng, khi chúng ta nhìn nhận sự việc gì phải rõ bản chất mà không bị ảnh hưởng bởi định kiến cá nhân.
Tôi bác bỏ ý kiến cho rằng lãnh đạo Đảng Cộng Sản Việt Nam bán đất cho Trung Quốc qua HĐBG vừa ký xong. Ý kiến đó hơi thành kiến, cực đoan. Nhưng sự nhượng bộ của lãnh đạo Viêt Nam là điều cần phải nói.
Ở HĐBG này, sự nhượng bộ của VN trước TQ ngày hôm nay là vào tình thế bắt buộc phải làm vậy. Bất kỳ ai trong cương vị này cũng không làm khác được. Cho dù có thay đổi thể chế chính trị ngay để có lấy lòng cường quốc nào, để họ giúp cho vị thế đàm phán đủ đảm bảo công bằng cũng chả kịp. Chưa nói đến chuyện là các cường quốc ngày này đã hợp tác bắt tay nhau để mưu lợi, hy sinh hay bỏ mặc các nước nhỏ bé.
Như một ván cờ mà bên đen đã đi trước đến chục nước, bên trắng mới bắt đầu đi. Một thế cờ như vậy thì dù ai cầm quân bên trắng cũng chả mong cách gì lật được. Có tâm huyết đến mấy cũng chỉ mong hạn chế thiệt hại hoặc kéo dài thời gian đợi cơ may đến bất thình lình. Hàng chục năm qua Trung Quốc đã triển khai những việc cần làm, một kế hoạch đầy đủ trường kỳ để chiếm đoạt biển Đông và biên giới nước ta. Những nhà lãnh đạo Trung Quốc hơn hẳn những nhà lãnh đạo VN về tinh thần dân tộc và ngay cả người dân Trung Quốc cũng hơn người dân ở tinh thần dân tộc. Đến dây nhiều bạn sẽ chạnh lòng, nhưng các bạn thử nhìn, xem kỹ có đúng thế không. Hay nhìn xung quanh về văn hóa đối xử cộng đồng chúng ta đang sống. Không cần tìm câu trả lời ở sách vở xa xưa nào, chúng ta thấy rõ ngay. Chỉ cần tâm chúng ra tĩnh.
Những nhà lãnh đạo Trung Quốc đã có một kế hoạch dài hơi từ những thập kỷ cuối 70, họ đặt ra mục tiêu đến đầu thế kỷ sau họ sẽ có vị thế gì trên quốc tế. Kinh tế, chính trị, quân sự của họ sẽ thế nào. Và họ đã làm được. Những năm đầu 90 tôi có đọc hồi ký của Todogipcop, người giữ cương vị Tổng bí thư hàng chục năm của một nước XHCN Đông Âu đã nhắc tới những mực tiêu dài hơi mà người Trung Quốc thực hiện. Đến hôm nay thì thật khâm phục cho họ (TQ) và đáng buồn cho chúng ta là họ đã làm được điều mà thế hệ lãnh đạo đi trước đã vạch ra. Phải có một tinh thần dân tộc cao xuyên suốt trong đường lối lãnh đạo mới có thể làm được như vậy, vì từ khi kế hoạch của họ thành hình đến khi có kết quả phải trải qua bao nhiêu thời kỳ lãnh đạo. Nhưng những người lãnh đạo kế thừa đều trung thành với hoạch định mà người đi trước đã vạch ra. Phải nói để thuyết phục được những người kế cận thi hành, thì định hướng phải chính xác và người tạo nên định hướng phải có uy tín cao về đạo đức cũng như tài năng. Trung Quốc có Đặng Tiểu Bình, một lãnh tụ mà không người dân Trung Quốc nào nghi ngờ về phẩm chất, tư duy. Một lãnh tụ được tin tưởng một cách tuyệt đối về mọi mặt.
Việt Nam chúng ta không có những thứ đó.
Vì không có nên ngày hôm nay, chúng ta thụ động trước một cuộc cờ mà đối phương đã đi hàng chục năm. Ai cầm quân cũng phải lựa chọn nước đi như vậy mà thôi. Không nhượng bộ cũng chẳng được. Nếu tìm kỹ về thực lực quân đội Trung Quốc, về máy bay tốc độ,giờ bay trên không, hỏa lực trang bị, về tuần dương, chiến hạm, khí tài...về vệ tinh do thám so sánh với quân đội Việt Nam sẽ đến một kết luận bi quan. Còn trông chờ vào phản ứng quốc tế từ các cường quốc quân sự mạnh như Nga, Mỹ hãy xem những hoạt động ngoại giao của họ, để biết quan điểm của họ thì cũng càng bi quan hơn. May chăng có Pháp vì chút tình nghĩa nào xa xưa với nước bảo hộ, hay Nhật vì nằm kế bên Trung Quốc hoặc Đài Loan cũng vậy. Những nước này ít nhiều muốn giúp đỡ Việt Nam hơn cũng là vì họ muốn Việt Nam mạnh mẽ khiến Trung Quốc bận tâm. Bởi vậy họ giúp đỡ nhiều mặt về đầu tư tài chính, mong cho Việt Nam có thực lực. Số tiền đầu tư của Đài Loan, Nhật , Hàn suốt bao năm qua đều đứng đầu trong topten những nước đầu tư tại VN vì ý vậy. Ngay cả với dụng ý này chúng ta cũng để phụ lòng họ khi tham nhũng cả tiền viện trợ phát triển. Hỏi chúng ta trông mong gì ở cường quốc khác xa xôi hơn
Những người thích đùa(2).Chiếc gương kỳ diệu
ại nhà Ðavút Xêiuva, chủ hãng buôn các đồ nhập khẩu có tổ chức 1 bữa cơm khách. Trong số những người được mời có giám đốc nhà băng "Labát" cùng người vợ trẻ và cô em vợ to béo của ông ta; nhà chính kháchh Khanda Iátma, 1 trong những nhân vật "bảo thủ hạng nhất của chúng ta, cùng đức phu nhân không có con của mình; nhà đại điền chủ kiêm thu tô Mêđêni cùng cô thư ký có đôi mắt hạt nhãn là nàng Ipêch; nhà buôn Hátgi Ôxman Barua, 1 thương gia cỡ lớn của tỉnh Ađăng chúng tôi, cùng cô nhân tình là nàng Phưxtưca.
Từ chiếc máy thu thanh, tân khách bỗng nghe thấy giọng 1 phát thanh viên nói:
-Thưa quí vị thính giả! Ðến đây chúng tôi xin tạm ngừng chương trình nhạc cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ tối nay. Bây giờ mới quý vị nghe buổi phát hành thường kỳ "Những phát minh mới" Thuyết trình buổi này là 1 chuyên gia nổi tiếng, kỹ sư Mếchki Makinétgi.
Bà vợ trẻ của ngài giám đốc nhà băng Labát nhăn mặt:
-Sao tôi ghét giọng cái thằng cha này thế!
Nhà buôn Ôxman năn nỉ:
-Van bà! Xin bà cho phép chúng tôi được nghe cái mục này. Tuần trước anh ta đã nói về cách làm bông bằng giấy đấy.
Trên máy thu thanh, kỹ sư Mếchki Makinétgi bắt đầu câu chuyện:
"Thưa quý vị! Trong lúc chúng tôi bắt đầu buổi phát thanh hàng tuần "Những phát minh mới" này, thì tại thành phố Nguyên tử ở bên Mỹ người ta cũng bắt đầu khánh thành 1 nhà máy nguyên tử mới, hoạt động theo chương trình "Nguyên tử phục vụ con người". Từ nhà máy này, những tia sáng nguyên tử sẽ được phát đi khắp thế giới. Phát minh mới về năng lượng nguyên tử này sẽ là 1 sự kiện kỳ diệu làm chấn động toàn nhân loại. Khi tia sáng nguyên tử chiếu vào các tấm gương soi ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, thì lập tức tất cả những hình ảnh đã được soi vào gương, kể từ lúc nó được chế tạo đến nay, sẽ lần lượt tái hiện trên mặt gương.
Chẳng hạn, nếu ở nhà quý vị có 1 tấm gương mà quý vị đã dùng từ 20 năm nay, thì khi gặp tia sáng nguyên tử này chiếu vào, hình ảnh của tất cả những người đã soi vào gương từ 20 năm nay sẽ nối tiếp nhau xuất hiện lại trên mặt gương.
Các cuộc phát thí nghiệm tới nay đã hoàn tất và đã cho những kết quả mỹ mãn. Như vậy, nhờ phát minh mới này, quý vị có thể được sống lại tuổi thơ, được nhìn lại tuổi thiếu niên hay ôn lại những kỷ niệm thời yêu đương của mình.
Từ sau 9h sáng mai, xin quý vị nhớ đứng ra trước gương!"
Bà vợ trẻ của viên giám đốc nhà băng Labát vỗ tay:
-Trời ơi! Tuyệt quá! ở nhà tôi có chiếc gương tôi đã soi từ hồi bé. Vậy là ngày mai tôi sẽ được xem lại cả 1 quãng đời của tôi.
Khách khứa rời phòng ăn sang phòng khách, tụm lại thành từng nhóm, bắt đầu bàn tán sôi nổi về cái phát minh mới kỳ diệu.
Khanda Iátma, nhà chính khách bảo thủ hạng nhất, ghé vào tai nhà thu tô Mêđêni thì thầm:
-Ông bạn ạ! Thế thì cái phát minh mới này quả là kỳ diệu! Nó sẽ giúp ta nhớ lại nhiều sự kiện đã quên. Có 1 lần ở đồn cảnh sát tôi bị người ta nện cho 1 trạn nhừ tử, ông tha lỗi cho cách nói hơi thô tục của tôi... Lúc chuồn được khỏi đó, tôi lập tức đến ngay phòng giám định y khoa để xin giấy chứng nhận là bị đánh, rồi mang ra toà kiện. Nhưng các ông ở toà chẳng thèm xem xét kẻ nào đã đánh tôi, mà rồi không hiểu thế nào họ lại kết luận là chính tôi đánh tôi mới tức chứ!
Nhà thu tô bảo:
-Nhưng mà bác Khanda ạ. Chuyện ấy có liên quan gì với chuyện cái gương này?
-ấy chết! Liên quan quá đi chứ lại! Vì lúc tôi bị đánh, tôi nhìn thấy trên đường có treo 1 cái gương. Bây giờ thì mọi việc sẽ được khám phá ra hết.
-ừ phải - Mêđêni hưởng ứng - Còn tôi thì nhờ những chiếc gương thần kỳ này tôi sẽ phải vớ được ít nhất là 4, 5 vạn bạc.
-Làm thế nào mà vớ được?
-Có gì đâu! ở nhà tôi có 1 cái tủ gương. Và chuyện tôi 1 dạo dan díu với con gái lão Kaliavi là cô ả Antưguyn thì chắc bác đã biết rồi.
-Chuyện ấy thì ai mà chả biết!
-Lão bố nhất định không chịu gả con gái cho tôi, còn cô ả thì cũng quên phắt ngay những tình cảm của mình. Nhưng giờ thì không xong với tôi đâu! Lão ta sẽ phải gả con gái cho tôi và tôi sẽ trở thành triệu phú cho mà coi!
-Nhưng ông định làm cách nào mới được chứ?
-Tôi và cô ả Antưguyn đã từng ân ái với nhau bao nhiêu lần ở nhà tôi, ngay trước cái tủ gương ấy. Sáng mai tất cả những cảnh yêu đương ấy sẽ diễn lại trong gương. Tôi sẽ mang cái gương đó cho lão Kaliavi xem, ông hiểu chưa? Thế là lão ta sẽ phải gả con gái cho tôi, bằng không thì phải chuộc lại cái gương ấy.
-Thế lão ta không chịu thì sao?
-Thì càng hay! Tôi sẽ mang cái gương ấy cho mọi người xem. Hay không kém gì xem hát ấy chứ! Và tôi sẽ thu được ối tiền! Hoan hô những cái gương kỳ diệu!
Vợ nhà buôn hàng nhập khâu to nhỏ với ả nhân tình của ngài Hátgi Ôxman là Phưxtưca:
-Tôi vẫn không sao quên chàng được!
-Chị bảo ai? Kaplan ấy à?
-ừ, Kaplan ấy! Thế mà chàng thật chóng thay lòng đổi dạ. Nhưng thôi, ngày mai tôi sẽ đứng ra trước gương để được sống lại những giây phút êm đềm với chàng.
-Tôi cũng phải trả thù lão già nhà tôi mới được! Tôi sẽ đưa gương cho hắn xem, để hắn thấy rằng hồi tôi mới quen hắn, tôi còn trẻ và xinh đẹp như thế nào! Thế mà bây giờ, chắc chị biết đấy, hắn ta đã chán tôi rồi. Tất cả bọn đàn ông đều thế cả!
Khách khứa ai nấy đều sung sướng khi bàn tán về cái phát minh mới.
Cô nàng Phưxtưca luôn mồm nói:
-Ước gì chóng đến ngày mai nhỉ!
Cô em vợ béo nục nịch của viên giám đốc nhà băng phụ hoạ thêm:
-Vâng, ước gì chóng đến ngày mai! Em thấy sốt ruột quá! Trời ơi, những kỷ niệm thời quá khứ của em! Tuổi thanh xuân của em!
Người thì mơ ước được gặp lại trong gương hình ảnh người mẹ đã khuất của mình, người thì muốn được thấy lại thời thơ ấu.
Bỗng ngoài cửa có tiếng chuông, rồi 1 vị khách mới bước vào. Ðó là Sakháp Giênabétđia, 1 bác sĩ phụ khoa nổi tiếng. Mặt ông ta tái nhợt như người chết.
-Có chuyện gì vậy, bác sĩ? Anh bị ốm hay sao thế? - vị chủ nhà hỏi.
Viên bác sĩ lắp bắp:
-Các vị không nghe nói gì cả à? Các vị không biết tin gì hay sao?
-Tin gì cơ, anh Sakháp? Có tin không hay à?
-Ðài phát thanh vừa nói xong mà! Ngày mai, nhờ việc phát minh ra tia sáng nguyên tử nên tất cả các gương sẽ hiện lại toàn bộ những hình ảnh từ trước đến nay! Thế mà các vị không hay biết gì cả hay sao?
Mọi người bật cười ngạc nhiên:
-Thế thì tuyệt quá chứ sao, hả bác sĩ?
Bác sĩ Sakháp kêu lên 1 cách chán ngán:
-Trời ơi! Té ra các vị mất trí cả rồi!
Ðoạn ông kéo phái nam giới sang 1 phía.
-Cái phát minh mới này đúng là giết tôi. Trong phòng mổ của tôi, trước bàn mổ, chắc các vị cũng biết đấy, có 1 tấm gương lớn.
-Thế thì sao?
-Thế thì chết tôi chứ còn sao nữa! Các vị còn chưa hiểu hay sao? Tất cả những vụ phá thai, nạo thai và còn nhiều chuyện khác nữa sáng mai thế là vỡ lở hết cả...
Ðám các ông lo lắng nhìn nhau.
-ừ nhỉ, bỏ mẹ thật!
-Thế mà mình không nghĩ ra!
-Nếu thế thì ê mặt quá nhỉ!
-Thậm chí phải nói đó là tội ác mà bọn mình đã... ấy chết, xin lỗi, nghĩa là tôi không có ý nói thế...
Nghe các ông xì xào to nhỏ, đám các bà cũng đâm nhốn nháo. Bà vợ ông Ðavút Xôinva rên rỉ:
-Hạnh phúc gia đình tôi, cuộc sống êm ấm 20 năm nay của vợ chồng tôi thế là hết! Ngày mai chồng tôi sẽ biết hết mọi chuyện. Ðầu tiên là chuyện với 1 tài xế của ông ấy, rồi sau là với 1 tài xế khác... Tất cả sẽ diễn ra trước gương...
Cô nàng Phưxtưca than thở:
-Thì ai mà ngờ được có ngày những cái gương kia lại làm vỡ lở mọi chuyện...
-Còn tôi thì sáng nào cũng lục túi, lấy cắp tiền trong ví ông ấy... Sáng nào cũng thế... Lúc ông ấy còn đang ngủ... Ðến bây giờ ông ấy vẫn chưa hay biết gì. Nhưng ngày mai thì thôi... ông ấy sẽ biết hết.
Ngài Hátgi Ôxman cứ lẩm bẩm 1 mình:
-Lẽ ra mình không nên dan díu với con hầu gái ấy. Mẹ kiếp! Ðúng là ma dẫn lối quỷ đưa đường!...
Những tiếng kêu "trời" vang lên mỗi lúc 1 to. Sau đó không khí trong phòng lại im lìm như chết.
Bỗng giọng nói ồm ồm của bác sĩ Sakháp phát tan bầu không khí im lặng:
-Thưa các vị, chả lẽ các vị vẫn chưa tin rằng cái phát minh mới này, cái thứ gương kỳ diệu này sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của chúng ta hay sao?
-Không, không... Ðúng là những cái gương này sẽ giết tất cả bọn ta!
Viên bác sĩ nói tiếp, dằn từng chữ:
-Thế là rõ rồi! Những chiếc gương bị tia sáng nguyên tử chiếu vào sẽ phá vỡ hết trật tự xã hội.
Khắp phòng lại nhao nhao cả lên:
-Ðúng thế! Nhưng chúng ta biết làm gì được!?
-Ðối phó cách nào bây giờ?
-Có cách gì cứu vãn được không nhỉ?
Ông bác sĩ tuyên bố:
-Chỉ có 1 cách thôi, là phải đập vỡ hết các tâm gương đi!
Ngài Mêđêni đế thêm:
-Thế chưa chắc, phải nghiền vụn chúng ra mới được!
Cô thư ký có đôi mắt hạt nhãn, có giọng nói thỏ thẻ, cũng lên tiếng:
-Phải cho vào cối mà giã thành bột ấy!
Rồi khách khứa giải tán ai về nhà nấy.
Suốt đêm hôm đó trong thành phố đâu đâu cũng vang lên tiếng kính vỡ. Người ta thi nhau bỏ gương vào cối mà giã.
Sáng ra những người phu hốt rác sửng sốt trước 1 cảnh tượng chưa từng thấy: khắp nơi chà nào cũng ngổn ngang những đống gương vỡ, phố xá thì tràn ngập bụi kính.
Ðúng 9h sáng, giọng người phát thanh viên vang lên trong tiếng nhạc:
"Xin quý vị lưu ý: Loại gương soi tốt nhất thế giới là gương mang nhãn hiệu "Kỳ diệu". Dùng gương này quý vị có thể nhìn thấy ảnh của mình chỉ những lúc nào quý vị soi vào nó mà thôi! Xin quý vị nhớ cho nhãn hiệu của nó là "kỳ diệu"... Gương "kỳ diệu"..."
Trong vòng 1 ngày chủ hãng gương "Kỳ diệu" đã trở thành triệu phú!
Từ chiếc máy thu thanh, tân khách bỗng nghe thấy giọng 1 phát thanh viên nói:
-Thưa quí vị thính giả! Ðến đây chúng tôi xin tạm ngừng chương trình nhạc cổ điển Thổ Nhĩ Kỳ tối nay. Bây giờ mới quý vị nghe buổi phát hành thường kỳ "Những phát minh mới" Thuyết trình buổi này là 1 chuyên gia nổi tiếng, kỹ sư Mếchki Makinétgi.
Bà vợ trẻ của ngài giám đốc nhà băng Labát nhăn mặt:
-Sao tôi ghét giọng cái thằng cha này thế!
Nhà buôn Ôxman năn nỉ:
-Van bà! Xin bà cho phép chúng tôi được nghe cái mục này. Tuần trước anh ta đã nói về cách làm bông bằng giấy đấy.
Trên máy thu thanh, kỹ sư Mếchki Makinétgi bắt đầu câu chuyện:
"Thưa quý vị! Trong lúc chúng tôi bắt đầu buổi phát thanh hàng tuần "Những phát minh mới" này, thì tại thành phố Nguyên tử ở bên Mỹ người ta cũng bắt đầu khánh thành 1 nhà máy nguyên tử mới, hoạt động theo chương trình "Nguyên tử phục vụ con người". Từ nhà máy này, những tia sáng nguyên tử sẽ được phát đi khắp thế giới. Phát minh mới về năng lượng nguyên tử này sẽ là 1 sự kiện kỳ diệu làm chấn động toàn nhân loại. Khi tia sáng nguyên tử chiếu vào các tấm gương soi ở bất kỳ nơi nào trên trái đất, thì lập tức tất cả những hình ảnh đã được soi vào gương, kể từ lúc nó được chế tạo đến nay, sẽ lần lượt tái hiện trên mặt gương.
Chẳng hạn, nếu ở nhà quý vị có 1 tấm gương mà quý vị đã dùng từ 20 năm nay, thì khi gặp tia sáng nguyên tử này chiếu vào, hình ảnh của tất cả những người đã soi vào gương từ 20 năm nay sẽ nối tiếp nhau xuất hiện lại trên mặt gương.
Các cuộc phát thí nghiệm tới nay đã hoàn tất và đã cho những kết quả mỹ mãn. Như vậy, nhờ phát minh mới này, quý vị có thể được sống lại tuổi thơ, được nhìn lại tuổi thiếu niên hay ôn lại những kỷ niệm thời yêu đương của mình.
Từ sau 9h sáng mai, xin quý vị nhớ đứng ra trước gương!"
Bà vợ trẻ của viên giám đốc nhà băng Labát vỗ tay:
-Trời ơi! Tuyệt quá! ở nhà tôi có chiếc gương tôi đã soi từ hồi bé. Vậy là ngày mai tôi sẽ được xem lại cả 1 quãng đời của tôi.
Khách khứa rời phòng ăn sang phòng khách, tụm lại thành từng nhóm, bắt đầu bàn tán sôi nổi về cái phát minh mới kỳ diệu.
Khanda Iátma, nhà chính khách bảo thủ hạng nhất, ghé vào tai nhà thu tô Mêđêni thì thầm:
-Ông bạn ạ! Thế thì cái phát minh mới này quả là kỳ diệu! Nó sẽ giúp ta nhớ lại nhiều sự kiện đã quên. Có 1 lần ở đồn cảnh sát tôi bị người ta nện cho 1 trạn nhừ tử, ông tha lỗi cho cách nói hơi thô tục của tôi... Lúc chuồn được khỏi đó, tôi lập tức đến ngay phòng giám định y khoa để xin giấy chứng nhận là bị đánh, rồi mang ra toà kiện. Nhưng các ông ở toà chẳng thèm xem xét kẻ nào đã đánh tôi, mà rồi không hiểu thế nào họ lại kết luận là chính tôi đánh tôi mới tức chứ!
Nhà thu tô bảo:
-Nhưng mà bác Khanda ạ. Chuyện ấy có liên quan gì với chuyện cái gương này?
-ấy chết! Liên quan quá đi chứ lại! Vì lúc tôi bị đánh, tôi nhìn thấy trên đường có treo 1 cái gương. Bây giờ thì mọi việc sẽ được khám phá ra hết.
-ừ phải - Mêđêni hưởng ứng - Còn tôi thì nhờ những chiếc gương thần kỳ này tôi sẽ phải vớ được ít nhất là 4, 5 vạn bạc.
-Làm thế nào mà vớ được?
-Có gì đâu! ở nhà tôi có 1 cái tủ gương. Và chuyện tôi 1 dạo dan díu với con gái lão Kaliavi là cô ả Antưguyn thì chắc bác đã biết rồi.
-Chuyện ấy thì ai mà chả biết!
-Lão bố nhất định không chịu gả con gái cho tôi, còn cô ả thì cũng quên phắt ngay những tình cảm của mình. Nhưng giờ thì không xong với tôi đâu! Lão ta sẽ phải gả con gái cho tôi và tôi sẽ trở thành triệu phú cho mà coi!
-Nhưng ông định làm cách nào mới được chứ?
-Tôi và cô ả Antưguyn đã từng ân ái với nhau bao nhiêu lần ở nhà tôi, ngay trước cái tủ gương ấy. Sáng mai tất cả những cảnh yêu đương ấy sẽ diễn lại trong gương. Tôi sẽ mang cái gương đó cho lão Kaliavi xem, ông hiểu chưa? Thế là lão ta sẽ phải gả con gái cho tôi, bằng không thì phải chuộc lại cái gương ấy.
-Thế lão ta không chịu thì sao?
-Thì càng hay! Tôi sẽ mang cái gương ấy cho mọi người xem. Hay không kém gì xem hát ấy chứ! Và tôi sẽ thu được ối tiền! Hoan hô những cái gương kỳ diệu!
Vợ nhà buôn hàng nhập khâu to nhỏ với ả nhân tình của ngài Hátgi Ôxman là Phưxtưca:
-Tôi vẫn không sao quên chàng được!
-Chị bảo ai? Kaplan ấy à?
-ừ, Kaplan ấy! Thế mà chàng thật chóng thay lòng đổi dạ. Nhưng thôi, ngày mai tôi sẽ đứng ra trước gương để được sống lại những giây phút êm đềm với chàng.
-Tôi cũng phải trả thù lão già nhà tôi mới được! Tôi sẽ đưa gương cho hắn xem, để hắn thấy rằng hồi tôi mới quen hắn, tôi còn trẻ và xinh đẹp như thế nào! Thế mà bây giờ, chắc chị biết đấy, hắn ta đã chán tôi rồi. Tất cả bọn đàn ông đều thế cả!
Khách khứa ai nấy đều sung sướng khi bàn tán về cái phát minh mới.
Cô nàng Phưxtưca luôn mồm nói:
-Ước gì chóng đến ngày mai nhỉ!
Cô em vợ béo nục nịch của viên giám đốc nhà băng phụ hoạ thêm:
-Vâng, ước gì chóng đến ngày mai! Em thấy sốt ruột quá! Trời ơi, những kỷ niệm thời quá khứ của em! Tuổi thanh xuân của em!
Người thì mơ ước được gặp lại trong gương hình ảnh người mẹ đã khuất của mình, người thì muốn được thấy lại thời thơ ấu.
Bỗng ngoài cửa có tiếng chuông, rồi 1 vị khách mới bước vào. Ðó là Sakháp Giênabétđia, 1 bác sĩ phụ khoa nổi tiếng. Mặt ông ta tái nhợt như người chết.
-Có chuyện gì vậy, bác sĩ? Anh bị ốm hay sao thế? - vị chủ nhà hỏi.
Viên bác sĩ lắp bắp:
-Các vị không nghe nói gì cả à? Các vị không biết tin gì hay sao?
-Tin gì cơ, anh Sakháp? Có tin không hay à?
-Ðài phát thanh vừa nói xong mà! Ngày mai, nhờ việc phát minh ra tia sáng nguyên tử nên tất cả các gương sẽ hiện lại toàn bộ những hình ảnh từ trước đến nay! Thế mà các vị không hay biết gì cả hay sao?
Mọi người bật cười ngạc nhiên:
-Thế thì tuyệt quá chứ sao, hả bác sĩ?
Bác sĩ Sakháp kêu lên 1 cách chán ngán:
-Trời ơi! Té ra các vị mất trí cả rồi!
Ðoạn ông kéo phái nam giới sang 1 phía.
-Cái phát minh mới này đúng là giết tôi. Trong phòng mổ của tôi, trước bàn mổ, chắc các vị cũng biết đấy, có 1 tấm gương lớn.
-Thế thì sao?
-Thế thì chết tôi chứ còn sao nữa! Các vị còn chưa hiểu hay sao? Tất cả những vụ phá thai, nạo thai và còn nhiều chuyện khác nữa sáng mai thế là vỡ lở hết cả...
Ðám các ông lo lắng nhìn nhau.
-ừ nhỉ, bỏ mẹ thật!
-Thế mà mình không nghĩ ra!
-Nếu thế thì ê mặt quá nhỉ!
-Thậm chí phải nói đó là tội ác mà bọn mình đã... ấy chết, xin lỗi, nghĩa là tôi không có ý nói thế...
Nghe các ông xì xào to nhỏ, đám các bà cũng đâm nhốn nháo. Bà vợ ông Ðavút Xôinva rên rỉ:
-Hạnh phúc gia đình tôi, cuộc sống êm ấm 20 năm nay của vợ chồng tôi thế là hết! Ngày mai chồng tôi sẽ biết hết mọi chuyện. Ðầu tiên là chuyện với 1 tài xế của ông ấy, rồi sau là với 1 tài xế khác... Tất cả sẽ diễn ra trước gương...
Cô nàng Phưxtưca than thở:
-Thì ai mà ngờ được có ngày những cái gương kia lại làm vỡ lở mọi chuyện...
-Còn tôi thì sáng nào cũng lục túi, lấy cắp tiền trong ví ông ấy... Sáng nào cũng thế... Lúc ông ấy còn đang ngủ... Ðến bây giờ ông ấy vẫn chưa hay biết gì. Nhưng ngày mai thì thôi... ông ấy sẽ biết hết.
Ngài Hátgi Ôxman cứ lẩm bẩm 1 mình:
-Lẽ ra mình không nên dan díu với con hầu gái ấy. Mẹ kiếp! Ðúng là ma dẫn lối quỷ đưa đường!...
Những tiếng kêu "trời" vang lên mỗi lúc 1 to. Sau đó không khí trong phòng lại im lìm như chết.
Bỗng giọng nói ồm ồm của bác sĩ Sakháp phát tan bầu không khí im lặng:
-Thưa các vị, chả lẽ các vị vẫn chưa tin rằng cái phát minh mới này, cái thứ gương kỳ diệu này sẽ làm tan vỡ hạnh phúc của chúng ta hay sao?
-Không, không... Ðúng là những cái gương này sẽ giết tất cả bọn ta!
Viên bác sĩ nói tiếp, dằn từng chữ:
-Thế là rõ rồi! Những chiếc gương bị tia sáng nguyên tử chiếu vào sẽ phá vỡ hết trật tự xã hội.
Khắp phòng lại nhao nhao cả lên:
-Ðúng thế! Nhưng chúng ta biết làm gì được!?
-Ðối phó cách nào bây giờ?
-Có cách gì cứu vãn được không nhỉ?
Ông bác sĩ tuyên bố:
-Chỉ có 1 cách thôi, là phải đập vỡ hết các tâm gương đi!
Ngài Mêđêni đế thêm:
-Thế chưa chắc, phải nghiền vụn chúng ra mới được!
Cô thư ký có đôi mắt hạt nhãn, có giọng nói thỏ thẻ, cũng lên tiếng:
-Phải cho vào cối mà giã thành bột ấy!
Rồi khách khứa giải tán ai về nhà nấy.
Suốt đêm hôm đó trong thành phố đâu đâu cũng vang lên tiếng kính vỡ. Người ta thi nhau bỏ gương vào cối mà giã.
Sáng ra những người phu hốt rác sửng sốt trước 1 cảnh tượng chưa từng thấy: khắp nơi chà nào cũng ngổn ngang những đống gương vỡ, phố xá thì tràn ngập bụi kính.
Ðúng 9h sáng, giọng người phát thanh viên vang lên trong tiếng nhạc:
"Xin quý vị lưu ý: Loại gương soi tốt nhất thế giới là gương mang nhãn hiệu "Kỳ diệu". Dùng gương này quý vị có thể nhìn thấy ảnh của mình chỉ những lúc nào quý vị soi vào nó mà thôi! Xin quý vị nhớ cho nhãn hiệu của nó là "kỳ diệu"... Gương "kỳ diệu"..."
Trong vòng 1 ngày chủ hãng gương "Kỳ diệu" đã trở thành triệu phú!
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)