Thứ Bảy, 18 tháng 7, 2009

Những suy nghĩ lan man nhân ngày nhà báo



Không nhớ đã nghe ở đâu cái câu “ Nhà văn , nhà báo, nhà giáo, nhà nghèo”. Tôi thì cứ cho rằng trước chữ “nhà nghèo phải là dấu : hoặc dấu =. Thế mới hợp lý hơn. Nhưng ở thời buổi này câu này xem ra không còn đúng nữa. Các “nhà” này bây giờ giàu rồi, nếu không thì cũng sống thong thả.




Tôi xem ra là một sự kết hợp của cả bốn nhà. Viết đến cụm từ này tôi lại thấy nó quen quen. Bây giờ người ta hay nói đến sự kết hợp giữa nhiều “nhà” để làm ăn hiệu quả hơn. Thì tôi cũng thỉnh toảng viết văn, làm thơ là gì ?, và cũng có độc giả, thậm chí có người còn rộng rãi khen là “hay tuyệt”. Nhà báo hả? Lâu lâu tôi cũng đưa tin này nọ, cũng bình luận , cũng phê phán, cũng định hướng dư luận. Chẳng phải là nhà báo còn gì? Còn nhà giáo thì khỏi phải nói rồi, tôi được đào tạo từ trường sư phạm, dạy học gần 40 năm. Ai dám bảo là tôi không phải nhà giáo đi ? Còn nhà nghèo hả ? Chà! Cái này phải lấy chuẩn nghèo ra mà tính, mà cái chuẩn này thì tôi không rõ lắm. Nhưng cứ lấy mấy cái tiêu chuẩn thông thường như xe cộ, nhà cửa…ra mà tính thì tôi đúng nghèo luôn. Này nhé : Nhà thì thuê nè, xe thì xe đạp …không điện, hôm nào mát trời rửng mỡ thì đi …xe dép, thỉnh thoảng nợ nần xí đỉnh. Thế thì không nghèo là gì.


Kể ra cứ cái thời mà nghèo là một vinh dự, giàu có là một tội lỗi thì tôi bảnh rồi, thế nhưng thời này nghèo là một cái tội, hoặc nếu không thì cũng chả có gì đáng để hãnh diện cả, thậm chí nó còn bộc lộ sự yếu kém, lười biếng của một con người. Thành ra tôi cứ phân vân : Mình chả yếu, cũng không kém lắm, lười biếng thì chắc chắn là không rồi, thế thì sao lại nghèo nhỉ ? Cuối cùng thì đổ tại cái số nó thế. Vậy là tiện nhất.


Hôm qua một bạn blogger cũng từng là nhà giáo có kể với tôi rằng các bạn cùng ngành hồi xưa bây giờ giàu cả rồi, nói chuyện toàn bằng đô la cả. Mà chẳng cần phải bạn nói, tôi cũng thấy như thế. Nhưng khi bạn nhắc đến điều đó tôi bỗng tự hỏi : Họ làm thế nào mà hay vậy nhỉ ? Thôi cũng mừng cho các bạn. Khi đã thong thả không phải lo cơm áo gạo tiền thì các bạn sẽ toàn tâm toàn ý cho sự nghiệp giáo dục. Thế nhưng quay sang chuyện giáo dục thì thật đủ trò nhăng nhít, kể ra nghe rát tai. Các em học sinh con nhà khá giả thì chỉ lăm lăm xuất dương du học. Hãy xem có bác lãnh đạo nào mà không có một vài em cháu du học, mà phải là Mỹ, Úc, Anh nhé. Nga, Tiệp, Séc…thì quên đi. Du học cũng tốt thôi, nhưng khi nó thành một phong trào như hiện nay, như một cuộc đào thoát của chất xám khỏi một nền giáo dục nhồi nhét , lạc hậu thì quả thật đáng lo ngại. Trong lúc đó ngành giáo dục vẫn đang loay hoay với những “nói không với…đủ thứ”. “Nói không” tự nó đã mang tính chất bị động , đối phó. Chưa thấy bắt đầu “nói có” được cái gì sất. Và thế là mạnh ai nấy lo, người có tiền thì kiếm đường gởi con ra nước ngoài, người không có thì ráng thích nghi với một tâm trạng bất an.


Lãnh đạo ngành là một tiến sĩ điều khiển học từng làm tại Viện tên lửa, rồi lại học thêm cao học ngành tài chính công Oregon chuyên ngành thẩm định dự án đầu tư. Cứ tưởng là ngành giáo dục rồi sẽ bay vèo vèo như tên lửa, đầu tư đâu là trúng đó. Nhưng chỉ thấy học phí thì tăng vèo vèo, còn chất lượng giáo dục loay hoay xịt đụi. Hôm qua đây, 7 trung tâm thi tốt nghiệp ở tỉnh Khánh hoà quê hương tôi có tỉ lệ học sinh tốt nghiệp cực đẹp : 0%. Một con số tròn trịa và nói lên nhiều điều. Thiệt bỗng dưng muốn khóc quá.


Sáng nay ngồi uống cà phê với hai người bạn đều là nhà giáo, lại nghe những ưu tư trăn trở, lại nhắc đến những ngày xưa. Sao ngày xưa cái gì cũng hay thế nhỉ ? Từ trường lớp, thầy cô, cho đến học hành, thi cử. Ngày nay lẽ ra phải tốt đẹp hơn ngày xưa mới đúng qui luật, mới hợp lẽ tự nhiên chứ. Sao càng ngày lại càng thụt lùi, bệ rạc thế này ? Vì ai nên nỗi ?


Mà sao hôm nay là ngày nhà báo mà tôi lại nói về nhà giáo nhỉ ? Trong các bạn nhà giáo của tôi có ai thấy xấu hổ khi nhận những món quà của học sinh trong ngày nhà giáo không ? Nhũng món quà không xuất phát từ tấm lòng, những món quà nặng phần trình diễn, những món quà như một kiểu hối lộ theo phong trào. Sau này khi tôi ra dạy ở Trung tâm ngoại ngữ rồi thì tôi có nhận quà. Các em học tôi nhưng “sinh mạng “ các em không nằm trong tay tôi, tôi không có quyền gì đánh rớt hay vớt vát cho các em. Thế thì quà cáp cũng được. Còn khi tôi dạy ở trường phổ thông thì tôi cấm tiệt. Có lẽ tại tôi nhạy cảm quá. Và khi tới lúc không chịu đựng nổi những nhố nhăng của môi trường giáo dục thì tôi bỏ. Từ ấy đến nay đã gần 20 năm , và ngành giáo dục cũng chẳng có vẻ gì là khởi sắc. Ôi buồn.


Đang ngồi gõ thì thấy trên TV đang trao giải cho các nhà báo xuất sắc. Lúc này mà cũng có những nhà báo xuất sắc nữa ư ? Xuất sắc về cái gì nhỉ ? Nguyễn công Khế đã là một nhà báo xuất sắc, thậm chí còn là người đương thời. Rồi sao ? Bùi Thanh chẳng đã từng là một hiện tượng trong báo giới sao? Bây giờ chuyển qua làm quảng cáo anh nghỉ gì ? Những nhà báo hiện nay muốn xuất sắc thì phải biết hổ thẹn khi nhìn vào nhân dân. Một đòi hỏi xem ra hơi khó, nhất là đối với những nhà báo mảng nội chính. Báo chí đang “lá cải hoá” dần. Trên 600 tờ báo nhưng trên sạp báo có được mấy tờ nhỉ ? Những tờ kia bán đi đâu? Vì sao nó tồn tại ? Hôm trước nghe một bạn đề nghị các báo nên in bằng giấy mỏng hơn, và có thêm răng cưa nữa thì tiện. Nghe bật cười nhưng quả thật một số báo bây giờ chỉ có mỗi cách sử dụng như thế.


Thôi! Bạn bè tôi cũng có nhiều nhà báo. Chọc ngoáy mãi sợ làm họ giận. Thôi thì cũng ráng chúc họ có làm ăn viết lách gì thì cũng cố mà “ được cho ra cái giống người “


18 CommentsChronological   Reverse   Threaded
hoangguitar wrote on Jun 21
ly7777 wrote on Jun 21
anh để nhạc nền giống bên nhà em! :) (comm không liên quan gì ráo).
ly7777 wrote on Jun 21
chị em dạy cấp 2, năm nào cũng được tặng dầu gội đầu. có phải là nhận hối lộ không anh??? :)
hoangguitar wrote on Jun 21
@ly7777: Chắc anh phải làm một entry nữa mới trả lời được câu hỏi của em. Hãy đợi đấy. Nhạc anh trùng nhạc em hả. Cái đó gọi là những tâm hồn đồng điệu gặp nhau đấy. Hà hà
langyen wrote on Jun 21
Anh gộp lại 4 trong 1 thì óach quá rồi, còn than nỗi gì ! Có khi anh cũng nhầm lẫn tuốt, anh mà cũng ngây thơ thế ư ? Thế thì đang đời anh , cho anh chít luôn !
lotushouse wrote on Jun 21
ngày của người t a, chúc người ta như thế bằng mười chửi người ta à, kà kà
ikhoudvanjou1 wrote on Jun 21
chan may ong ba qua.
doilife wrote on Jun 21
Thôi cũng đành chúc mừng vậy! Ngày nhà báo bác lại nói về nhà giáo...em thấy nó liên quan đó bác ơi, mật thiết nữa là đàng khác. Vì nhà báo hiện nay đựoc đào tạo từ mái trừơng của ông Tiến sỹ hỏa tiển, hành chính gì gì đó. Từ đó mới có mấy thế hệ nhà báo mà bác thắc mắc không biết xuất sắc rồi thì nên mừng hay nên xấu hổ.
Bác có thắp đuốc tìm suốt cũng chẳng thấy mấy ông lớn có con học ở mấy cái trường của ông tiến sỹ hỏa tiển đó. Gần thì Singapore, Ú, xa thì Âu Châu, Mỹ, Canada...Thôi thì cũng gọi là cải tiến cái gene thông minh một chút không ít thì nhiều nước Việt này cũng nhờ chút chút.
Em yêu Nha Trang lắm đấy, khi nào ra em xin gặp bác làm vài chén nhé.
anhoiemkhocne wrote on Jun 21
chú cháu mình cùng nhà à nhe, nghe cái nhạc ò e này đúng nhãn thày giáo luôn, thảm như thày giáo!
hoangguitar wrote on Jun 21
@Ali : Nhỏ Ali này nói cái gì mà ò e ? Nhạc đám ma hả ? Ghê! Nhạc nhớ bố đó cháu ơi.
Comment deleted at the request of the author.
haphan52 wrote on Jun 22
Nhạc gì buồn ảm đạm, nhà thì càng tân trang càng lại khó vào. Đến đây mệt quá, phải ngồi thở dốc nè.
Các nhà sống nghiêm chỉnh thì nghèo. Có sao đâu, ai giàu kệ họ đi. Còn anh HG cứ sáng sáng đi bơi nhìn mặt trời lên chạy về với computer 88888 với mấy em là vui rồi. Cuộc sống thật nhẹ không khoái sao?
Nguyễn Công Khế là người gia đình Hà rất c
haphan52 wrote on Jun 22
Sao bữa nay, nó hông cho gõ nữa tự dưng ngắt chỗ đó, kỳ vậy? hehhhe..
Từ hồi năm ngoái nghe tôn vinh Ngày nhà báo Hà đã ghét lắm rối, cứ dạy mọi người viết báo phải trung thực, ngòi bút phải thẳng, mà sự thật thì không phải thế. Tất cả được chỉ đạo phải đi đúng lề. Ai hó hé thì chết không kịp ngáp.. hehhhe.. một Nguyễn Công Khế, một Hoàng Hải Vân, một Bùi Thanh - những người làm báo rất giỏi và có nhiều tâm huyết. Được gì? Rất may là Việt Chiến được tha trước thời hạn. Nhìn VC ngày trở về với mái tóc bạc phơ ai cũng rơm rớm nước mắt.
haphan52 wrote on Jun 22, edited on Jun 22
VÀ một Hoàng Hải Vân (trong friendlist của anh Hoàng ở blogspot đó, nhớ hông?) cũng bị "đày" từ dạo đó. Có lúc phải làm nguời bán báo đó, tự đi tham khảo thị trường, Cứ an ủi: Sông có khúc người có lúc, nhưng sông thì nhiều khúc quá, rồi hông biết người ấy có vượt qua nổi hông nữa. Lâu lâu Hà lại vào blog của nguời ấy đọc, để thêm buồn, rồi sau này không vào nữa. Chỉ là ánh mắt thương cảm cho một nguời rất giỏi nhưng thời thế, thế thời phải chịu thôi! Buồn cho ngày 21/6!
gioheomay wrote on Jun 22
Ngày 20/11 của mình cũng chua chát và đôi khi "xấu hổ" muốn chết phải không anh . ngày xưa , thời còn bé , em không hề nghe nói đến ngày HCNG nhưng lòng biết ơn cô thầy thì không bao giờ nguôi .Dĩ nhiên bây giờ vẫn có những học trò nhớ thầy cô , vẫn có những người thầy đáng để nhớ , nhưng không phải có vì ngày 20/11 .
Mọi cái nhà bây giờ đều rách bươm đến tội nghiệp anh Hoàng ơi !!!
chieuchieu0602 wrote on Jun 23
Em chào Thầy ạ ! Thầy là nguời rất giầu . . . trăn trở đấy ạ .
chieuchieu0602 wrote on Jun 23
Nếu bạn là ông bố độc đoán , có nhiều điều phải che đậy . . . , bạn sẽ chỉ chấp nhận đứa con biết vâng lời .
hle09 wrote on Jun 24
Nhà Báo và nhà Giáo thấy cũng có chút giống nhau về tính chất tuy riêng rẻ.
Về giáo dục anh ở trong ngành này biết rỏ hơn ai hết, mình cũng cảm thấy y như vậy.



Không có nhận xét nào: