Bức xúc thì đầy ra đấy, nhưng là một nhà giáo, những bức xúc của tôi thường loanh quanh ở khu vực giáo dục. Hôm nay xin nêu ra vài điều, tuy dễ dàng thực hiện nhưng lâu nay vẫn là những trở ngại, thậm chí là những trở ngại rất lớn cho các em học sinh, sinh viên và nhà giáo.
Việc một sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm, khi ra trường phải có ô dù hoặc phải đút lót vài ba chục triệu mới được nhận vào dạy đã là chuyện thường ngày ở huyện. Làm gì để chấm dứt tệ nạn này ? Hãy xem hồi trước người ta làm như thế nào nhé. Khi chúng tôi ra trường, tôi thì may mắn ra được …hai trường : Trường Võ bị Thủ đức và Trường Đại học Sư phạm. Tuy dân sự quân sự có khác nhau nhưng qui trình chọn nhiệm sở thì y chang, chẳng ai thắc mắc kêu ca gì.
Nói chuyện quân sự trước đi. Trước khi tốt nghiệp, trường Thủ đức đã có một danh sách những đơn vị có nhu cầu về sĩ quan trừ bị. Chẳng hạn như các Sư đoàn Bộ binh, các vùng chiến thuật, các quân binh chủng…Ngày ra trường chúng tôi được tập trung lại tại hội trường và được gọi tên theo thứ tự tốt nghiệp, và cứ thế lên bảng chọn đơn vị mình muốn đến. Chú nào học hành lơ mơ thì đậu thấp, còn gì hưởng nấy, toàn những đơn vị máu lửa. Đã thành một truyền thống, những chú đậu cao, nhất là thủ khoa, thường chọn một đơn vị nào “rằn ri” một chút : Dù, Thủy quân lục chiến hay Biệt động quân, còn thừơng thì về các tiểu khu hoặc các sư đoàn bộ binh. Có chuyện cười thế này: Tôi có thằng bạn hình như có bà con với vợ thằng Đậu. Nó đậu không thấp lắm, thấy nó lên chọn đơn vị là Phòng 7 Tổng tham mưu tụi tôi choáng người. Thằng này ngầu dữ ta. Xúm lại hỏi nó thì nó bảo là muốn về Bộ Tổng tham mưu. Tham mưu cái đầu mày á! Đây là cái tên mỹ miều để gọi một đơn vị biệt kích, chuyên nhảy dù vào mật khu với lại ra bắc đó con. Thằng con xém tí thì xỉu, nhưng đã chọn rồi là hết sửa. Vậy mà sau 75 tôi thấy nó vẫn còn sống mới lạ.
Linh tinh chuyện lính chút. Giờ trở lại chuyện giáo dục. Trước khi ra trường chúng tôi đã được thông báo những nhiệm sở cần giáo viên. Không phải để chạy đâu, mà để nghiên cứu. Thế là đến ngày tốt nghiệp cứ theo thứ tự cao thấp mà chọn. Học ngu đi xa ráng chịu, chả phân bì được với ai. Sau khi chọn chúng tôi được quyền hoán chuyên nhiệm sở nếu hai người cùng thỏa thuận. Thế là công bằng, hết đường chạy. Chuyện này có khó thực hiện không ? Hoàn toàn không. Làm khó, dấu dấu diếm diếm chẳng qua là để có cái mà vòi vĩnh thôi. Không thể kêu gọi con người ta trong sạch suông được, phải tạo ra một cơ chế mà người ta không thể không minh bạch, và dần dần cái thói quen minh bạch sẽ tạo nên tính cách. Thì gieo thói quen gặt tính cách mà.
Chuyện thứ hai là chuyện thi đại học. Cứ mỗi đầu năm học lại ồn ào chuyện thi cử, luyện thi, trúng tủ, trật tủ…Vừa tốn tiền của học sinh vừa tạo nên một sự căng thẳng không cần thiết. Hồi trước người ta làm thế nào ? Ngoại trừ một số trường phải thi đầu vào như Y, Dược, Kiến trúc, Sư phạm, Quốc gia hành chánh, Kỹ thuật Phú thọ…, còn cô chú nào cảm thấy thi chưa đủ tầm thì có thể ghi danh học một phân khoa gì đó, cứ tạm cho là học một năm dự bị đi. Các trường Luật, Văn khoa, Khoa học là ghi danh thoải mái, tốn hai phút là xong. Sau một năm nếu rớt thì quay về làm ruộng cũng chả có gì ân hận, còn nếu thích thì cứ học tiếp. Tôi có thằng bạn ai hỏi học gì nó bảo “Cử nhân 1 năm thứ 4”. Nghe cũng hách xì xằng chứ hả ? Nó học ngu quá mạng, chuyên đi nhảy đầm không hà, thành ra có năm thứ nhất mà học tới 4 năm luôn không lên nổi năm hai. Tôi nhớ hồi đó số sinh viên năm nhất trường Luật là 12.000. Sang năm 2 còn có …gần 2.000. Ra cử nhân luật còn trên dưới 100. Qui luật tự đào thải thôi. Chả băn khoăn gì.
Hồi đó có chạy chọt không ? Sao không. Nhưng rất ít. Và người chạy chọt thường dấu như mèo dấu cứt. Xin lỗi ! Không như bây giờ người ta tự hào vì được đưa vào biên chế theo diện thân nhân, tự hào vì chạy giỏi, bỏ thầu cao hơn người khác…Ôi! Đã hình thành một thứ văn hóa : Văn hóa chạy.
Tại sao sau bao nhiêu là cải cách, đổi mới mà chưa giải quyết được những vấn nạn này. Không thể hay không muốn ? Chỉ được cái bốc phét, nổ bạo, quăng lựu đạn lung tung là tài.
Việc một sinh viên, đặc biệt là sinh viên sư phạm, khi ra trường phải có ô dù hoặc phải đút lót vài ba chục triệu mới được nhận vào dạy đã là chuyện thường ngày ở huyện. Làm gì để chấm dứt tệ nạn này ? Hãy xem hồi trước người ta làm như thế nào nhé. Khi chúng tôi ra trường, tôi thì may mắn ra được …hai trường : Trường Võ bị Thủ đức và Trường Đại học Sư phạm. Tuy dân sự quân sự có khác nhau nhưng qui trình chọn nhiệm sở thì y chang, chẳng ai thắc mắc kêu ca gì.
Nói chuyện quân sự trước đi. Trước khi tốt nghiệp, trường Thủ đức đã có một danh sách những đơn vị có nhu cầu về sĩ quan trừ bị. Chẳng hạn như các Sư đoàn Bộ binh, các vùng chiến thuật, các quân binh chủng…Ngày ra trường chúng tôi được tập trung lại tại hội trường và được gọi tên theo thứ tự tốt nghiệp, và cứ thế lên bảng chọn đơn vị mình muốn đến. Chú nào học hành lơ mơ thì đậu thấp, còn gì hưởng nấy, toàn những đơn vị máu lửa. Đã thành một truyền thống, những chú đậu cao, nhất là thủ khoa, thường chọn một đơn vị nào “rằn ri” một chút : Dù, Thủy quân lục chiến hay Biệt động quân, còn thừơng thì về các tiểu khu hoặc các sư đoàn bộ binh. Có chuyện cười thế này: Tôi có thằng bạn hình như có bà con với vợ thằng Đậu. Nó đậu không thấp lắm, thấy nó lên chọn đơn vị là Phòng 7 Tổng tham mưu tụi tôi choáng người. Thằng này ngầu dữ ta. Xúm lại hỏi nó thì nó bảo là muốn về Bộ Tổng tham mưu. Tham mưu cái đầu mày á! Đây là cái tên mỹ miều để gọi một đơn vị biệt kích, chuyên nhảy dù vào mật khu với lại ra bắc đó con. Thằng con xém tí thì xỉu, nhưng đã chọn rồi là hết sửa. Vậy mà sau 75 tôi thấy nó vẫn còn sống mới lạ.
Linh tinh chuyện lính chút. Giờ trở lại chuyện giáo dục. Trước khi ra trường chúng tôi đã được thông báo những nhiệm sở cần giáo viên. Không phải để chạy đâu, mà để nghiên cứu. Thế là đến ngày tốt nghiệp cứ theo thứ tự cao thấp mà chọn. Học ngu đi xa ráng chịu, chả phân bì được với ai. Sau khi chọn chúng tôi được quyền hoán chuyên nhiệm sở nếu hai người cùng thỏa thuận. Thế là công bằng, hết đường chạy. Chuyện này có khó thực hiện không ? Hoàn toàn không. Làm khó, dấu dấu diếm diếm chẳng qua là để có cái mà vòi vĩnh thôi. Không thể kêu gọi con người ta trong sạch suông được, phải tạo ra một cơ chế mà người ta không thể không minh bạch, và dần dần cái thói quen minh bạch sẽ tạo nên tính cách. Thì gieo thói quen gặt tính cách mà.
Chuyện thứ hai là chuyện thi đại học. Cứ mỗi đầu năm học lại ồn ào chuyện thi cử, luyện thi, trúng tủ, trật tủ…Vừa tốn tiền của học sinh vừa tạo nên một sự căng thẳng không cần thiết. Hồi trước người ta làm thế nào ? Ngoại trừ một số trường phải thi đầu vào như Y, Dược, Kiến trúc, Sư phạm, Quốc gia hành chánh, Kỹ thuật Phú thọ…, còn cô chú nào cảm thấy thi chưa đủ tầm thì có thể ghi danh học một phân khoa gì đó, cứ tạm cho là học một năm dự bị đi. Các trường Luật, Văn khoa, Khoa học là ghi danh thoải mái, tốn hai phút là xong. Sau một năm nếu rớt thì quay về làm ruộng cũng chả có gì ân hận, còn nếu thích thì cứ học tiếp. Tôi có thằng bạn ai hỏi học gì nó bảo “Cử nhân 1 năm thứ 4”. Nghe cũng hách xì xằng chứ hả ? Nó học ngu quá mạng, chuyên đi nhảy đầm không hà, thành ra có năm thứ nhất mà học tới 4 năm luôn không lên nổi năm hai. Tôi nhớ hồi đó số sinh viên năm nhất trường Luật là 12.000. Sang năm 2 còn có …gần 2.000. Ra cử nhân luật còn trên dưới 100. Qui luật tự đào thải thôi. Chả băn khoăn gì.
Hồi đó có chạy chọt không ? Sao không. Nhưng rất ít. Và người chạy chọt thường dấu như mèo dấu cứt. Xin lỗi ! Không như bây giờ người ta tự hào vì được đưa vào biên chế theo diện thân nhân, tự hào vì chạy giỏi, bỏ thầu cao hơn người khác…Ôi! Đã hình thành một thứ văn hóa : Văn hóa chạy.
Tại sao sau bao nhiêu là cải cách, đổi mới mà chưa giải quyết được những vấn nạn này. Không thể hay không muốn ? Chỉ được cái bốc phét, nổ bạo, quăng lựu đạn lung tung là tài.
thienan9968 wrote on Mar 10 Xã hội Việt Nam ngày nay nếu không có thủ tục "đầu tiên"... thì chỉ có chờ và chờ .... chờ... chờ mãi mãi. |
haihoang60 wrote on Mar 10 gioheomay said Lại bức xúc ...lại giảm tuổi thọ thêm vài năm ... hổng làm được gì. Nhưng nói được cứ nói anh héng Nói ra cũng đỡ bực một chút. Đừng có lườm nhé. Sợ lắm ! |
gioheomay wrote on Mar 10 haihoang60 said Nói ra cũng đỡ bực một chút. Đừng có lườm nhé. Sợ lắm ! Hông lườm chuyện này vì anh nói dùm Gió một xí mờ ...lườm chuyện khác !!! |
caonguyenbui wrote on Mar 10 Anh nói vụ chọn nhiệm sở làm có "một số người" nhớ chuyện xưa, muốn chửi ..... (tự ý đục bỏ cho nó lành...). |
thugiangl wrote on Mar 11, edited on Mar 11 Lâu rồi mới ghé thăm anh! Thấy anh vẫn blog đều đặn và vẫn duy trì được "thương hiệu"HOÀNG GUITAR. Em muốn nhờ anh bày cho em làm thế nào để đưa được danh sách bài viết của mình lên trang của mình được nhiều nhất vậy ạ? Anh giúp em vụ này với nhé. Cảm on anh trước! |
nguoiphobien09 wrote on Mar 11 Bức xúc chi cho mệt . Giáo dục ở ta đang là 1 phòng thí nghiệm khổng lồ mà |
kedienlangthang wrote on Mar 13 Đã rất nhiều lần bọn em bên đây đón tiếp mấy vị cán bộ của bộ giáo dục sang đây để tham quan, học và kể cả làm nghiên cứu. Thế mà em chả hiểu họ có học hỏi được gì không mà khi về nước làm cải tổ thì càng ngày càng tệ như thế….. Chào anh! Em lang thang nên vào được nhà anh, thấy bài viết anh bức xúc nên để lại đôi dòng cảm nghĩ. Mong anh đừng trách. |
nguyenphan wrote on Mar 14 haihoang60 said Ôi! Đã hình thành một thứ văn hóa : Văn hóa chạy.Phải rồi, nét văn hóa này không tha lãnh vực nào. Lúc nằm thẳng cẳng, không tự chạy vô bệnh viện được thì thân nhân phải chạy. Cơ chế thế, thế thời phải thế. |
lienhoa2009 wrote today at 8:32 AM, edited today at 8:32 AM He he. Em thích câu : Văn hóa chạy |
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét