Thứ Ba, 22 tháng 6, 2010

Về việc phát âm tiếng nước ngòai trên vô tuyến



 

Lâu nay nghe các phát thanh viên phát âm tiếng nước ngòai sai be bét trên truyền hình nhiều quá đến nỗi tôi coi đó như là chuyện …đương nhiên phải thế. Đôi khi chính tôi cũng xuê xoa “ Thôi thì không phải ai cũng buộc phải giỏi ngọai ngữ, cho dù là phát thanh viên”. Thế nhưng sự việc kết quả cuộc thi Olympia vừa rồi, trong đó câu hỏi cuối cùng quyết định người đăng quang lại là một câu tiếng Anh, có thể hơi khó so với đa số học sinh, nhưng lại đúng tầm của một cuộc thi đỉnh cao như thế, lại được phán là đúng trong khi lại sai, rất sai.

 

Xin tóm tắt thế này. Vị giám khảo người Anh đọc một đọan văn, thí sinh sẽ dựa vào đọan văn đó để đóan người ta muốn nói đến nghề gì. Kết quả là PLUMBER ( THỢ  SỬA ỐNG NƯỚC) . Đây là một trong những từ tiếng Anh nằm trong nhóm mà những tổ hợp MB sẽ được phát âm với âm B câm ( như climber, combing, bomber, tomb…). Cụ thể như từ này sẽ được đọc là plăm mờ ( tạm phiên âm thế ). Trong khi cả thí sinh và MC đều đọc là plăm pờ, và tuyên bố thí sinh đăng quang vì đây là câu hỏi cuối cùng.

 

Tôi tin rằng khi đưa ra câu hỏi này, vị giám khảo muốn nhấn mạnh đến cách phát âm cá biệt của từ này, điều mà một thí sinh tầm cỡ Olympia phải đọc chính xác. Chỉ có thể đúng hoặc sai ở đây chứ không có chuyện gần đúng. Rõ ràng là thí sinh đã sai, và tệ hơn, cả MC cũng sai. Trước đây tôi cũng có một bài phàn nàn vụ này khi ông Lại văn Sâm phát âm tiếng Anh theo kiểu tiếng Nga. Không ai bắt anh phải giỏi cả tiếng Anh, nhưng trong một chương trình thi chỉ có vài từ, sao ông không hỏi trước các đồng nghiệp ? Cô Tùng Chi thì chắc là phải có ít nhất bằng C tiếng Anh, thế mà vẫn thản nhiên đọc sai. Điều này chỉ có thể nói là : cẩu thả. Nhất lại là trong một chương trình giáo dục đỉnh cao như cuộc thi Olympia.

 

Sẵn đây xin nói luôn, cô MC gì đó của chương trình gì mà có 100 sinh viên các trường đại học tham gia ( lâu quá không coi quên rồi) cũng là trùm đọc tiếng Anh kiểu …Ả rập. Mà trong cả cuộc thi chỉ có một câu tiếng Anh. Hết biết.

 

Tôi có một người đồng nghiệp lúc trước dạy ở trung tâm sau về  làm phát thanh viên chương trình phát thanh tiếng Anh của đài truyền hình địa phương. Khi tôi hỏi “Sao em không nhắc dùm, để các chương trình kia người ta đọc tiếng Anh nhốn nháo thế?”. Em nói “ Thôi anh ơi. Chỉ họ không cảm ơn mà còn nói mình tài khôn nữa”. Ra thế.

 
anhoai76 wrote on Jun 20
VN à nước có IQ cao...thế cho nên ai cũng thông minh hết á...chỉ họ sai..họ ghét thêm chứ chả có lợi gì. :D
giaogia wrote on Jun 20
Không dám đâu hehheheh
nguoiphobien09 wrote on Jun 20
Lại rảnh bới bèo ra bọ
hongdwc wrote on Jun 20
Trời ơi.

Tui tưởng chuyện này kết thúc mấy nay rồi chứ, từ ngày tui ra đi. Ai dè còn tệ hơn!

Ừ, mà cần quái gì tiếng Anh, thằng nào đến VN làm ăn thì phải nói tiếng Việt chứ. Bi giờ làm chương trình đố phát âm tiếng Việt cho đám con nít mấy trường quốc tế ở SG và HN thi mới đúng.
kimhoan55 wrote on Jun 21
Anh nên viết góp ý vào hộp thư Truyền hình đi để xây dựng chứ cứ tung hứng thế này e rằng chă đi đến đâu cả anh ạ.
thanhmy wrote on Jun 21
Mình đã dốt tiếng anh , nghe các bác đọc mỗi người một vẽ mình chết đứng như '' Từ Hải '' thiệt .
knowmyhand wrote on Jun 22
Góp ý ké @kimhoan55:
Tôi đã từng dại dột góp ý với đài TV rằng thì là nhà đài nên thuê/mượn một người Mỹ (Anh, Úc cũng được nhưng khó bắt chước hơn), thậm chí một "Tây (Mỹ) ba lô" cũng được, cho rẻ, để ít nhất trước khi đọc bản tin, tập đọc. Đài không hề giả nhời. Lần ấy tôi cũng đề nghị tối thiểu đừng đổi âm của vần tận cùng bằng "L" thành "N", như Uôn-Cúp, Vin-Pơn... và để ý đừng bỏ những phụ âm cuối, như Vi-Na-Miu, v.v. Nhưng cho đến nay thế nào thì mọi người đều biết.
Tôi cũng đã từng gửi ý kiến với các báo, đặc biệt Hà Nội Mới về chuyện phiên âm (kiểu đọc [sai] sao đánh vần vậy). Họ cũng chẳng đếm xỉa.
Có phải do truyền thống "kiên định lập trường"?

1 nhận xét:

BS Hồ Hải nói...

Đọc bài này của tớ anh Hoàng sẽ rõ lý do tại sao có chuyện đúng sai về cuộc thi Olympia Cuộc thi Olypia có còn ý nghĩa?.