Thứ Hai, 24 tháng 5, 2010

THƠ, Lợi và Hại



 

Tôi biết làm thơ lâu lắm rồi, có thể nói vừa sinh ra là tôi đã làm thơ, tôi khóc …rất thơ. Ấy là nghe các cụ nói thế. Thế nhưng ai đó cắc cớ hỏi tôi “thơ là gì” thì tôi cũng đến chịu. Nhưng nghĩ cũng bực chứ. Làm thơ cả một đời mà không biết nó là gì thì có điên không chứ ? Vậy là tôi loay hoay đi tìm cho thơ một ý nghĩa, cũng là để tìm cho những bài thơ của mình một lẽ sống.

 

Thứ nhất : thơ phải xuất phát từ cuộc sống. Chắc chắn là như thế rồi. Tôi chưa nghe ai nói người chết mà còn làm thơ. Kinh bỏ mẹ! Thứ hai : Thơ phải phục vụ cuộc sống. Chứ chẳng lẽ không dưng lại nặn ra một bài thơ chỉ để cho có thơ à. Nó phải tải một tâm trạng nào đó, tải đến ai đó, với một ý đồ nào đó. Thỉnh thỏang thơ cũng phục vụ …cuộc chết. Chẳng hạn như khi chú TH viết “….hỡi ơi ông mất đất trời có không? /thưong cha thương mẹ thương chồng/thương con thương một thương ông thương mười”. Có kẻ bảo thế là bồi bút. Bậy! Mà bồi thì đã sao chứ. Nghề gì chả cao quí nếu người ta làm nó bằng cả trái tim chứ ? Nếu không thì làm sao sau bao nhiêu năm mà nhiều người vẫn còn nhớ những câu thơ ấy chứ. Nó đã đi sâu vào lòng quần chúng, nó trở thành một vết nhơ, xí mê, một vết son trong sự nghiệp thơ lẫy lừng của TH. Thế mà mới đây nhân kỷ niệm thắng phát xit Đức, chú Medvedev lại gọi chú Xít là kẻ sát nhân. Khổ! Chả biết đâu mà lần cả. Coi như tai nạn nghề nghiệp vậy.

 

Lại đá lộn sân rồi. Trở lại với thơ đi. Biết làm thơ rất lợi. Thơ nâng một sự việc lên một tầm cao mới, khiến người ta nhìn sự việc qua một lăng kính lấp lánh hơn. Ví dụ: Nếu tôi nói “Hôm qua con heo nhà tao nó đói bụng nó trèo ra ngòai sân kiếm ăn..” Xòang! Ai mà thèm quan tâm đến con heo nhà anh chứ. Thế nhưng nếu tôi viết : “ Cùng tắc biến, lẽ đời vẫn thế/Lẽ sinh tồn vạn vật phải theo/Hôm qua tôi thấy con heo/Chắc vì bụng đói nên trèo ra sân”. Thế thì không phải là thơ thì là gì, mà lại còn bao hàm cả triết học, luận lý học, tâm lý học và cả nghệ thuật …chăn nuôi nữa. Một thiền sư sẽ nhìn những câu thơ này như một “công án thiền” để suy ngẫm. Con heo bây giờ không còn là heo nữa mà là một đối tượng để các nhà khoa học kể trên nghiên cứu. Thơ lợi hại ghê chưa.

 

Hồi còn trẻ, tập tò tán gái, thơ cũng giúp tôi được khối chuyện. Thay vì ngồi kể lể với em rằng thì là em cười đẹp dễ sợ, duyên dễ sợ, tình dễ sợ…, thấy em cười mà anh hồn xiêu phách lạc, thất khiếu lùng bùng, hồn phách điên đảo…Mất thì giờ mà chẳng hiệu quả gì. Khối thằng khen em như thế rồi. Nhưng ta chỉ cần buông nhẹ hai câu : “Em cười nghe nhẹ vô chừng/Mà trong tôi cả cánh rừng đong đưa”. Thế thì em không ngã vào lòng mới là lạ. Lúc đó thì "rừng và cây" tha hồ đong đưa nhé. Ha ha. Kinh nghiệm bản thân đấy. Chả thế mà các nhà thơ ông nào cũng hàng tá cô theo đuổi. Cũng bởi  thế mà dạo này tôi hạn chế làm thơ đấy.

 

Nói đùa thế thôi. Thơ giải tỏa được tâm trạng nhiều lắm đấy. Có những điều văn xuôi không nói hết được, hay muốn nói hết phải hàng hàng lớp lớp thì thơ chỉ chấm phá vài câu là đã lột tả được.

 

Xin chấm dứt bài nói nhảm ngày chúa nhật bằng một bài thơ ngắn của một NHÀ THƠ LỚN …tuổi. Muốn biết là ai thì đọc xong rồi biết.

 

Về thôi

 

Tôi đứng bên đời tôi

Nhìn tôi vất vả

Buồn!

 

Tôi đứng bên đời em

Nhìn em lận đận

Thương!

 

Ta đứng bên đời nhau

Nhìn nhau ân hận

Thôi! 

 

Về thôi em

Chiều tà

Nắng đã nhạt

Đêm về

 

 

Về đi em

Tóc bạc

Mùa sắp tắt

Xuân qua

 

 

 

Về…

…về thôi…

 

HAIHOANG

Thừa thắng xông lên, chơi thêm một bài nữa


Vắng em


Vắng em giữa cuộc tình dài
Hỏi tôi có thấy men say bớt nồng
Vắng em ngày tháng phiêu bồng
Chắc tôi sẽ thấy tình nồng bớt say 
Chiều chiều gió thổi lắt lay
Giở trang nhật ký loay hoay tìm người
Tìm em , em đã xa rồi
Tìm môi hôn , đã nổi trôi đầu ghềnh
Tìm tay ôm, chợt buồn tênh
Tay mình đã lại ôm mình đấy thôi
Vắng em, tôi chợt thấy tôi
Ủ ê,
mệt lả,
mệnh đời hắt hiu
Bình minh giờ bỗng buồn thiu
Hòang hôn một bóng, liêu xiêu đi về



12 CommentsChronological   Reverse   Threaded
gioheomay wrote on May 15, edited on May 15
Có một tiếng cười sảng khoái sáng chủ nhật khi nghe anh bàn về thơ ở phía trên ...với trích dẫn thơ của những người rất cõi trên... ( hình như có cả thơ anh nói về chú heo trèo tường nữa..) Nhưng chỉ khi anh ở dưới đất thì hình như thơ mới ra thơ ...thơ phản ảnh cuộc sống là vậy ...nên bài thơ "Về thôi" tuyệt thế _ một trong những bài thơ nghiêm túc của anh Hoàng mà Gió thích đấy nghen .
ngocyen054 wrote on May 15
Ừ, nhớ hồi ấy mình cũng còm vào đoản thơ trác tuyệt này một câu ngăn ngắn cũng có vẻ đặc sắc lắm.
Một sáng chủ nhật thật đẹp anh nhé.
giaogia wrote on May 15
Heheheeh , có bi nhiu "em" ngã vào lòng bác rồi , cứ thơ thẩn đi cho hết cuộc đời này bác ạ ...
nguoiphobien09 wrote on May 15
Bác làm thơ cho mí em chúng nó mê- Có ý đồ cả đấy . Heeee
aquapham wrote on May 16
oh, tại sao có câu "THƠ THẨN " nhỉ các pác...
kimhoan55 wrote on May 16
Bình minh giờ bỗng buồn thiu
Hòang hôn một bóng, liêu xiêu đi về...
Trót quên đi một lời thề
Còn non còn nước ta về chung đôi
Thì thôi bỏ mặc đời trôi
Em ngày xưa cũ phai phôi duyên thề
Để anh vẫn một lối về
Ôm trăng say mộng hẹn thề cùng ai
Vàng trăng trãi lối đường dài
Liêu xiêu bước nhỏ hỏi ai ... bước cùng ...
Ha...ha...ha...Đố anh dám hỏi ...Há...há...há...Chọc quê anh chút chơi thôi hà. Mà thôi ! Đừng " quê " nha anh Hai. Mấy ngày nay em im hơi lặng tiếng , giờ dzô đây cười chút coai nà. Hà...hà...hà...




haihoang60 wrote on May 16
oh, tại sao có câu "THƠ THẨN " nhỉ các pác...
Thì mấy cha làm thơ cha nào chả lẩn thẩn chứ
chi2congdong wrote on May 16
Ngày Chú Nhật nhà thơ lớn tuổi bỗng dưng phiêu bồng !
Có còn bài thơ nào tặng cho nguời anh yêu trong thời CĐDH hông, post lên cho coi đi..
haihoang60 wrote on May 16
Có còn bài thơ nào tặng cho nguời anh yêu trong thời CĐDH hông
Thời đó tâm hồn nhẹ nhàng, vô tư, không tơ tưởng gì, mọi sự đã có "chị 2 " lo nên thỏai mái, chả nhớ gì đến làm thơ cả
thanhmy wrote on May 16
Bình không hay nhưng làm thơ nghiêm túc
trucngth wrote on May 17
Thích thơ "con heo", hihi
thunhan wrote on May 20
Thích nhất hai câu này:
Bình minh giờ bỗng buồn thiu
Hòang hôn một bóng, liêu xiêu đi về
Đọc nghe xót gì đâu!

Không có nhận xét nào: