Thứ Tư, 30 tháng 9, 2009

Thơ áp thấp nhiệt đới


 

Vẳng tiếng đàn xưa,

mưa …

chợt lặng

nắng đã lên rồi,

máu…

bỗng sôi

tim nhỏ đập dồn

yêu…

luống cuống

lòng tưởng nguội rồi

thoắt…

reo vui

người về

áo lụa

buồn thổn thức

lầm lũi đường khuya

bước

độc hành

 

uyenvan wrote on Oct 1
Sao bồn chồn yêu cùng lúc vậy cà ?
andropause wrote on Oct 2
Nhớ người xưa hả anh ? :(
kimhoan55 wrote on Oct 2
"người về

áo lụa

buồn thổn thức

lầm lũi phố khuya

bước

độc hành "
***************************************
Độc hành lầm lũi bước phố khuya
Áo lụa nghiêng vai trĩu nặng đời
Hoa sữa ngát hương con đường vắng
Gọi thầm nghe gió đáp lời yêu
Tiễn đưa trăng khóc vầng trăng úa
Một chút se lòng một chút đau
Ngàn trùng xa cách ngàn trùng nhớ
Bóng đổ một mình bóng nhớ ai ?

Đọc cho vui nghe anh . Họa thơ mà ! Có buồn thì cũng phải vui nghe ! Mệt thiệt ! Hayzza !

vphu0ng wrote on Oct 2
Sis kimhoan làm thơ hay quá . Em không có trong contacts của sis nên không đọc được thơ của sis . .
vphu0ng wrote on Oct 2
Tình yêu không có tuổi , con tim rung động bất kỳ trong thời khắc nào của cuộc đời . Từng trải như anh còn luống cuống thấy áo lụa người về , rồi lầm lũi đi về cô độc trong phố khuya . Anh2 không nhớ câu thơ của XD " mau với chứ vội vàng lên với chứ " sao anh2. Nhanh lên anh , kéo tà áo lụa trong vòng tay đã phôi pha theo tháng năm .Hèn chi có tin đồn anh Hoàng đang yêu . Nào giờ em nghe đồn mà em không tin , bây giờ em tin rồi , đến phiên em đi rao tin đồn .Là lá la , chạy qua nhà sis , eh hèm , sis nào bây giờ ta .?
gioheomay wrote on Oct 3
Thơ hay quá ... Gió thích những lát cắt thế trong thơ anh .
moido wrote on Oct 3
ngập ngừng thổn thức
songthu wrote on Oct 4
em không biết phân tích thơ như chị Gió, hổng hiểu được "lát cắt" trong thơ HG là như thế nào ? hi hi
moido wrote on Oct 5
lòng chưa nguội nghĩa là còn trẻ lắm
trucngth wrote on Oct 5
bỗng thức trong ta
thời hai mươi tuổi ...
giaogia wrote on Oct 5
Hỏng hiểu sao trong inbox không thấy mấy bài mới, tưởng bác đi theo Gió rồi chứ hehehhehe
dandennuocviet wrote on Oct 6
giaogia said
Hỏng hiểu sao trong inbox không thấy mấy bài mới, tưởng bác đi theo Gió rồi chứ hehehhehe
Ừ sao kỳ vây bác Hoàng G...Lâu nay nhìn trong Inbox không thấy bác post bài mới gì cả tưởng là đi tu thiệt. Hôm nay ghé nhà bác chơi mới biết lâu nay bài vẫn ra đều đều mà sao không xuất hiện trong inbox vây kìa? Lạ thật!
hoangguitar wrote on Oct 6
Ừ sao kỳ vây bác Hoàng G...Lâu nay nhìn trong Inbox không thấy bác post bài mới gì cả tưởng là đi tu thiệt. Hôm nay ghé nhà bác chơi mới biết lâu nay bài vẫn ra đều đều mà sao không xuất hiện trong inbox vây kìa? Lạ thật!
Thằng Multi nó chơi tui đó
khucthuydu09 wrote on Oct 6, edited on Oct 6
Thằng Mul nó chơi anh chắc luôn ròai...trong Inbox hõng thấy bài nào hết ..e tưởng anh đi theo tiếng gọi con tim ròai chứ...hí hí hí qua nhà mới thấy quá trời ẻn.

kimhoan55 wrote on Oct 8
Lòng bỗng reo vui hả
Sao lầm lũi khố khuya
Sao độc hành tội thế
Sao chỉ bóng lẻ loi !!!
gioheomay wrote on Oct 8
Dạo này anh Hoàng có người đối ẩm ... đối thơ rồi . Làm thơ nhiều nghen

@kimhoan55
Sao độc hành tội thế
Sao chỉ bóng lẻ loi !!!

Sao lại vờ xa thế?
Nào , ta cùng đi thôi !

Gió nói giùm đấy !!!

Quốc Khánh Trung Quốc

  

Hôm nay, trong cái ngày mà Bắc Kinh gọi là quốc khánh, chắc chắn chính quyền Trung Quốc chỉ nói về sự trỗi dậy suốt hơn hai thập niên qua và những đích đến phỉnh nịnh cơn thèm khát của nhiều người dân mộng bá quyền Đại Hán. Mao Chủ Tịch vẫn cười tủm tỉm trước cửa Thiên An Môn. Sáu mươi năm trước Mao đã thắng trong một cuộc chiến “da thịt tàn sát nhau”, đuổi Tưởng Giới Thạch ra Đài Loan. Người dân Trung Quốc được dạy đấy là công lao. Nhưng, rồi nhiều người trong số họ cay đắng nhận ra đó là ngày Mao bắt đầu biến Đại Lục thành địa ngục. Sau đây là những thông tin lấy từ cuốn Mao Trạch Đông Ngàn Năm Công Tội, được viết bởi một nhà nghiên cứu và giảng dạy tại Học viện quân sự cấp cao Trung Quốc, đại tá Tân Tử Lăng.

 

Đại tá Tân Tử Lăng viết: “Mọi sai lầm lớn của Mao như giết hại công thần, gây bè phái trong đảng, bám chặt lấy chế độ lãnh đạo suốt đời và gia đình trị, dung túng phe đảng Giang Thanh, đều thuộc thuật cầm quyền của vua chúa”. Nhưng, cho dù lịch sử Trung Hoa có không ít hôn quân, có lẽ không một thiết chế nào trước đó cho phép một con người có thể táng tận như Mao tồn tại. Tháng 8-1958 khi cả nước mới chỉ sản xuất được 4,5 triệu tấn thép, Mao ra lệnh năm ấy phải nâng sản lượng thép lên 11 triệu tấn. Mao nói: “Phải chuyên chế, phải kết hợp giữa Karl Marx và Tần Thuỷ Hoàng”. Có lẽ không có nhà lãnh đạo quốc gia nào như Mao, ra lệnh “gom phế liệu và tháo dỡ cả đường sắt để đúc thép nhằm hoàn thành chỉ tiêu tăng trưởng”.

 

Cho dù các con số sắt thép làm ra chỉ là những báo cáo dối trá, việc huy động những người khoẻ mạnh đi làm “gang thép” đã khiến cho thóc lúa hư hỏng ngoài đồng không có người thu hoạch. Ở huyện Tỉnh Nghiên, Tứ Xuyên, năm 1959, vào lúc đói kém nhất, bình quân mỗi ngày một người chỉ được phân phối 100 gam lương thực; cứ 8 người dân, có một người chết đói. Sau gang thép, Mao phát động cao trào “đại tiến vọt” lần hai. Ngày 3-9-1958, Mao tuyên bố: “Sản lượng lương thực có thể tăng lên 370 triệu tấn, gấp 2 lần năm ngoái. Nếu năm 1959 lại tăng gấp 2 lần thì sản lượng lương thực sẽ là 750 triệu tấn”. Khi các địa phương báo lên sản lượng lương thực không những tăng mà còn xấu hơn, Mao sợ bẽ mặt bèn cho rằng ‘lương thực bị giấu bớt” rồi hăm: “Phải tiến hành một đợt giáo dục kiên quyết”. Để quán triệt tinh thần kiên quyết của Mao, Khu uỷ Tín Dương, tỉnh Hà Nam tập họp 6.000 người để đấu tố 60 người “giấu bớt lương thực” không nộp cho nhà nước. Nhưng, chính những người đi dự hôm ấy cũng đang không có lương ăn, một người chết đói tại chỗ, 19 người chết trên đường về nhà. Trên tinh thần ấy, tỉnh Hà Nam dù thu hoạch 9,75 triệu tấn vẫn báo cáo lên 22,5 triệu tấn. Năm 1959, báo cáo: 270 triệu tấn lương thực, thực tế chỉ có 170 triệu tấn; năm 1960 giảm còn 143 triệu tấn.

 

Theo đại tá Tân Tử Lăng, mùa xuân 1960 nạn đói tràn lan, có làng 80 ngày người dân không có một hạt gạo vào bụng, vậy mà Bí thư Khu uỷ Tín Dương vẫn lên giọng: “Không phải thiếu lương thực, 90% là vấn đề tư tưởng”. Trước đó, khi Bí thư tỉnh uỷ An Huy Trương Khải Phong cho giải tán 4.000 nhà ăn tập thể vì không còn lương thực, Mao phê vào báo cáo: “Trương Khải Phong đứng trên lập trường giai cấp tư sản, mưu toan phá hoại nền chuyên chính vô sản”. Khu uỷ Tín Dương sau đó lại càng “chuyên chính” hơn, cho phong toả hang cùng ngõ hẻm, không cho dân chúng ra khỏi làng. Theo tài liệu do Bộ Chính trị Trung Quốc “giải mật” sau này, những năm ấy Tín Dương có hơn một triệu người chết đói. Trịnh Đại Quân, một cán bộ Ban Công tác nông thôn huyện Sùng Khánh kể rằng, một đội sản xuất có 82 hộ, chỉ trong một năm, từ tháng 12-1959 đến 11-1960 có 48 bé gái 7 tuổi trở xuống bị người lớn làm thịt, chiếm 90% số bé gái cùng độ tuổi. Trịnh Đại Quân kể, người ta phát hiện ra vụ ăn thịt trẻ em đầu tiên do toán điều tra nhìn thấy “một làn khói mỏng toả ra từ mái nhà bần nông Mạc Nhị Oa”. Họ bao vây, vu hồi, rồi đồng loạt nhảy vào: “Nhà Nhị Oa 8 nhân khẩu, đã chết đói 2, nhưng chỉ còn lại 5. Bé gái Thụ Tài đang bị luộc trong nồi. Trong lúc tổ tuần tra tìm dây trói can phạm, Nhị Oa và mấy đứa con lao vào cướp thịt Thụ Tài nhai ngấu nghiến”. Nạn ăn thịt trẻ con sau đó còn lan ra: “Kẻ nhẫn tâm thì ăn thịt con ngay tại nhà mình. Kẻ mềm yếu hơn thì gạt nước mắt đổi con với hàng xóm”… Nạn đói có thể không tới mức như vậy nếu như tháng 6-1959 mặc dù tình hình lương thực giảm, Mao vẫn quyết định xuất khẩu 4,19 triệu tấn để lấy vàng và đô la. Theo số liệu chính thức do Bộ Chính trị Trung Quốc giải mật tháng 9-2005, sau 4 năm Mao phát động “cao trào xã hội chủ nghĩa ở nông thôn” có tới 37,55 triệu người chết đói.

 

Nhưng, “đói” chưa phải là bi kịch lớn nhất của người Trung Quốc. Ngày 30-4-1957, Mao gặp đại diện trí thức, động viên góp ý cho Đảng, giúp sửa chữa sai lầm. Mục tiêu của Mao là dùng đại hội này để xác lập vị trí lãnh đạo tư tưởng của mình trong giới trí thức, nhưng tình hình diễn biến không như Mao trông đợi. La Long Cơ, Bộ trưởng Lâm Nghiệp, lãnh tụ của giới trí thức từ Âu- Mỹ trở về phát biểu rằng: “Tiểu trí thức chủ nghĩa Marx- Lenin lãnh đạo đại trí thức của giai cấp tiểu tư sản là người mù chỉ đường cho người sáng mắt”. Mao nổi giận. Một mặt vẫn cho thảo luận để “dụ rắn ra khỏi hang”. Một mặt, dựng lên “Vụ án chống đảng”. Theo thống kê của Trung Quốc, có 552.877 trí thức là nạn nhân của “vụ án” do Mao lập ra này.

 

Nhưng, Cách mạng văn hoá mới là trung tâm của địa ngục. Cuộc Cách mạng do những thanh niên bị kích động được gọi là Hồng vệ binh, chỉ riêng hạ tuần tháng 8-1966, khi mới bắt đầu, “nội thành Bắc Kinh đã có hàng ngàn người bị đập chết tươi. Nhiều người khi ấy được chứng kiến những cuộc tắm máu, những kiểu giết người man rợ thời trung cổ”. Cả nước có 10 triệu gia đình bị lục soát. Sinh viên sư phạm Bắc Kinh kéo về Sơn Đông “san bằng” mộ Khổng Tử. Lăng mộ Hạng Vũ, Gia Cát Lượng, Ngô Thừa Ân… cũng bị đập phá. Ngay đến một người bạn chiến đấu của Mao, đang là Chủ tịch Nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa, ông Lưu Thiếu Kỳ, cũng bị Mao bỏ mặc cho Hồng vệ binh tàn sát. Năm ấy ông Lưu đã 69 tuổi, tay bị thương khi cùng Mao chiến tranh. tận mắt chứng kiến vợ là Vương Quang Mỹ bị bắt giam; ba người con đang tuổi đi học bị đưa vào trường thẩm tra; bé út 6 tuổi phải theo bảo mẫu ra khỏi Trung Nam Hải. Ông Lưu, bị giam ngay trong phòng Chủ tịch Nước, với 7 cái răng còn lại, cơm ăn thì thường là thiu, ông bị tiêu chảy, lại không thể thay quần áo, trong phòng hôi nồng. Đã thế, ngày nào cũng bị đấu tố, hạ nhục rồi bị lưu đày cho đến khi chết đau đớn hơn cả một kẻ ăn mày. Cuộc Cách mạng văn hoá kéo dài 10 năm đã lấy thêm sinh mạng của gần 20 triệu người dân Trung Quốc.

 

Đại tá Tân Tử Lăng giải thích: Thoạt đầu Mao làm “đại tiến vọt” để đưa Trung Quốc vượt qua các nước phương Tây hòng làm ‘lãnh tụ thế giới”. Khi thất bại, dẫn tới cái chết của hàng chục triệu dân thì Mao lại làm tất cả mọi việc để hòng che đậy những sai lầm ấy. Đại tá cho rằng: “Không có sai lầm của đại tiến vọt thì không có đại cách mạng văn hoá để bức hại Lưu Thiếu Kỳ, gạt bỏ Lâm Bưu, phế truất Đặng Tiểu Bình… nhằm đưa Giang Thanh lên nắm quyền. Theo Đại tá, Mao truyền ngôi cho Giang Thanh là bất đắc dĩ. Nhưng, Mao cần có hai thế hệ: Giang Thanh và Mao Viễn Tân, đủ để viết lại lịch sử, chối phắt trách nhiệm làm 37,55 triệu người chết đói.

 

Cuốn sách mô tả rất chi tiết những mưu mô của Mao. Nhưng, đại tá Tân Tử Lăng cho rằng nếu như người dân có tiếng nói, các thiết chế đảng và nhà nước có tiếng nói, những người có lương tri nói lên sự thật với Mao không bị quy kết là “chống Đảng” thì Mao không thể gây ra những tội ác đau thương cho nhân dân, cho đồng chí của mình như thế. Thật cay đắng khi theo đại tá Tân tử Lăng, chỉ khi “vị cứu tinh” chết đi nhân dân Trung Quốc mới có đường để sống. Những cải cách mà Đảng Cộng sản Trung Quốc và Đặng Tiểu Bình khởi xướng là thực hiện lại một phần những gì mà người dân Trung Hoa đã có từ trước ngày 1-10-1949. Đại tá Tân Tử Lăng lý giải: “Chỉ cần trả lại quyền lợi và tự do cho nhân dân, tự họ sẽ lựa chọn con đường phát triển và sáng tạo tương lai xán lạn”.

 

Cuốn sách được xuất bản tháng 7-2007 và tái bản tháng 6-2008 tại Hong Kong, nhưng đã gây chú ý đặc biệt và gây tranh cãi trong người dân Đại lục. Có lẽ vẫn có những người dân Trung Quốc ngưỡng mộ Mao; có lẽ vì hơn 60 năm qua họ đã được dạy Mao là người vĩ đại; có lẽ họ không muốn phủ nhận chính họ vì một thời họ đã tôn sùng Mao, đã trở thành Hồng vệ binh gây nhiều tội ác. Nhưng, có lẽ, cũng có nhiều người Trung Quốc tự hỏi, nếu như không có ngày 1-10-1949, Trung Quốc có phải trải qua 3 thập kỷ địa ngục như vậy không. Lịch sử không có chữ “nếu”, cho dù có ai đó đang nghiên cứu về con đường mà Việt Nam lẽ ra đã đi nếu như Mao không nắm quyền kể từ năm 1949.

 

Nghe nói Thông Tấn Xã Việt Nam mới cho dịch và xuất bản cho các cơ quan, đơn vị cuốn sách của Đại tá Tân Tử Lăng. Mục tiêu của Thông tấn Xã Việt Nam thường không phải kinh doanh. Hy vọng là đã có nhiều người Việt Nam đọc được.

 

Huy Đức điểm sách

gioheomay wrote on Sep 30
Lại khó thở y như lần đầu được đọc cách đây vài tháng . Dạo này Gió dở thiệt cứ đọc bài nào làm mình cảm xúc là có cảm giác khó thở !!!Đây là bài viết của một người trẻ . Cám ơn để vẫn còn có thể tin lớp trẻ có những người dám sống , dám nghĩ ,dám hành động .Chưa bao giờ hai từ Trường Sa Hoàng Sa lại làm lòng mình nổi bão như thế !!!
dangtiendungnauy wrote on Oct 5
Có nhóm chữ lột được điều mà chúng ta quan tâm: Hèn Với Giặc - Ác Với Dân.

Thơ điên


 

Tôi chả muốn viết thư tình

vào những ngày mưa bão

vì thơ sẽ rất nhão

vần vèo sẽ rối tung

 

tình yêu tôi có lúc thét gào

niềm vui tôi có lúc ồn ào

hạnh phúc có khi tung đôi cánh

chở theo tôi bay lượn

tìm chốn thiên thai

 

tình yêu tôi như con sâu

đo từng bước chân yêu

trên chiếc lá cuộc đời

rồi tự ăn đi hạnh phúc của mình

để hóa thân thành bướm

bay về thiên thu

 

tôi như người khiếm thính khi yêu

chả nghe được những lời tỉ tê

tôi lại còn như người khiếm thị

không nhìn ra những ánh mắt trao duyên

cả một đời tôi khiếm khuyết

chả bao giờ gom đủ một tình yêu

 

những đêm thanh vắng

gió thoảng qua thềm

lòng tôi lắng xuống

lại viết bài thơ yêu

 

những lời yêu tôi chưa được nghe

những lời yêu tôi chưa từng nói

tôi tưởng tượng ra những người yêu hoàn hảo

tôi mớ đến những duyên tình lãng mạn

miệng mĩm cười mà lệ bỗng chợt rơi

 

À há!

Tỉnh giấc kê vàng

Thấy mình ôm gối

Bài thơ viết trong mơ

Nhảy vũ điệu thiên thần

 

Những lời yêu như trôi tuột

Theo cơn gió sang mùa

Tan vào giông bão

Đập vào hồn tôi

Đau điếng

 

Đừng giục tôi làm thơ yêu

Khi trời giông bão

Vì khi đó tôi sẽ chỉ viết được

Những giòng thơ

Vớ vẩn…

Khùng…

Điên…

 

                        

                        

 

 

          

 

 

 

 

                        

                                             

 

 

                      



Thứ Ba, 29 tháng 9, 2009

Sai phạm và xử lý





Đăng lại bài viết này, tác phẩm báo chí đã làm tạp chí Du lịch bị đình bản 3 tháng ( thật ra đến nay đã hơn 5 tháng ) và Phó Tổng biên tập Nguyễn trung Dân bị mất chức để so sánh "tội trạng" của nó với bài báo đăng trên trang web của đảng CS Việt nam thông báo Trung quốc đang tập trận trên đảo Hoàng sa để "bảo vệ tốt biên cương trên biển phía nam Tổ quốc", sau đó bị phạt 30 triệu ( lấy từ ngân sách )



TẢN MẠN CHO ĐẢO XA
Trung Bảo


TNc: Bài viết này in trên áo Du lịch số Tết Kỷ Sửu. Vì nó mà áo Du lịch bị đình ản 3 tháng và ông Nguyễn Trung Dân phó TBT bị rút thẻ nhà báo. Mời các bạn đọc lại ...

Một năm với đời người đã ngắn; đối với đất nước, với dân tộc chỉ như một cái chớp mắt. Có khi người ta không đo một năm bằng 12 tháng, bằng một vòng luân chuyển của đất trời … người ta đo một năm bằng những sự kiện diễn ra. Có những sự kiện đậm trong trí nhớ con người đến độ một năm trôi qua mà như thấy mới chỉ hôm qua.
Những ngày cuối năm 2007 đầu năm 2008, lần đầu tiên kể từ sau ngày thống nhất đất nước, thanh niên Việt Nam đã xuống đường để bày tỏ lòng yêu nước khi Trung quốc công khai thể hiện dã tâm trên hai quần đảo Hoàng Sa-Trường Sa. Dẫu rằng vì nhiều lý do, những lần xuống đường đó không được báo chí trong nước thông tin rộng rãi. Dẫu rằng những tấm lòng yêu nước trong sáng, sự hiên ngang khí phách kia không được ngợi ca công khai… nhưng người ta sẽ phải nhớ rằng tấm lòng nhiệt tình với đất nước của thanh niên trí thức trẻ sẽ không bao giờ thay đổi.
Một năm sau, tờ giấy khổ A4 với dòng chữ vi tính: “Hoàng Sa-Trường Sa thân yêu là của Việt Nam” cùng vài chữ viết tay nguệch ngoạc: “9.12, ngày lịch sử” giờ đây đã ngả màu. Tờ giấy này của một bạn trẻ nào đó, tôi nhặt được trên lề đường Nguyễn Thị Minh Khai (Quận 1. Tp. HCM), đối diện lãnh sự quán Trung Quốc, trong những ngày đẹp trời cuối năm 2007. Tôi đem nó về dán lên tường nhà mình như một kỷ niệm đẹp. Cái ngày 9.12.2007 có lẽ chẳng bao giờ khiến tôi quên được. Quên sao được cái không khí bừng bừng khí thế. Quên sao được khi tình cờ, tôi được đứng lẩn vào cùng những người đã tạo nên những ngày lịch sử.
Tôi chưa có dịp đến Trường Sa, Hoàng Sa lại càng quá xa xôi mịt mờ… dù hòn đảo này là một huyện của thành phố nơi tôi sinh ra. Thỉnh thoảng khi đắm mình trorng làn nước biển trong veo giữa những buổi trưa hè chói chang, tôi nhìn ra phía khơi và dường như thấy thấp thoáng lá cờ phần phật của những hải đội lĩnh ấn vua ban đang vượt sóng ra trấn thủ đảo xa. Vậy nên tôi biết mình sẽ lại sẵn sàng đứng cùng những người bạn chưa từng quen để lại được hô to “Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam”. Và tôi cũng biết còn có rất nhiều người luôn đau đáu trong tim mình về nhũng phần lãnh thổ đang còn xa tay mẹ tổ quốc.
Nếu có “kẻ xấu” nào đó “kích động” người ta đi biểu tình vì yêu nước, ta nên tôn trọng những “kẻ xấu” này. Ngược lại, khi “người tốt” tìm cách ngăn cản sự biểu lộ đầy phẫn uất một cách chính đáng của người dân vì chứng kiến đất mẹ bị xâm phạm, thì hẳn những kẻ vẫn mạo xưng “người tốt” này cần phải được xem lại. Khi mà kẻ tham lam ở phương Bắc không chỉ thể hiện sự bá quyền trên các văn bản tuyên bố mà chuyển qua hành động đầu tư, khai thác dầu khí ngay trong khu vực lãnh hải của chúng ta thì sự sát cánh của nhân dân và Nhà nước lại càng cần kíp hơn bao giờ.
Lịch sử do chính chúng ta làm nên. Do chính những người đã bất chấp sợ hãi thường nhật, bất chấp thói quen trì trệ để kẻ khác quyết định thay mình… để bước xuống đường giương cao lá cờ Việt Nam, hô to: “Hoàng Sa-Trường Sa là của Việt Nam”. Lịch sử cũng sẽ không bỏ qua cho chúng ta khi cứ giả như không có, không biết một phần đất nước vẫn đang còn bị xâm lấn. Vậy thì thật tự hào, vô tình tôi đã được đứng về phía mặt sáng của lịch sử.

Nguồn: Du lịch (Cơ quan của Tổng cục Du lịch – Bộ Văn hoá, Thể thao, Du lịch), số Xuân Kỷ Sửu 2009, trang 23.

Số 3 và những sự hoang mang


Thật ngẫu nhiên, có hai số 3 cùng liên quan đến hai tờ báo vì đề cập đến Hoàng Sa – Trường Sa.

Số 3 đầu tiên, đó là 3 tháng bị đình chỉ hoạt động của báo Du lịch khiến cho toàn bộ cán bộ, phóng viên phải điêu đứng. Tờ báo này là nơi đã đăng bài viết khẳng định chủ quyền của Tổ quốc ta với những quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa (HS – TS). Kết cục của việc làm trên là Ban biên tập phải nhận tờ quyết định đình bản 3 tháng kèm theo một lô, một lốc những sai phạm trong luật báo chí. Là người trực tiếp viết bài về HS – TS trên số báo Du lịch nói trên, tôi đã từng hoang mang vì không hiểu tại sao cổ vũ tinh thần yêu nước, góp phần tuyên truyền về chủ quyền biển đảo như Ban Tuyên giáo TW từng kêu gọi trước đó, lại khiến cho cả tờ báo bị đình bản, nhiều người bị liên lụy đến vậy. Hoang mang nhất là khi phải làm việc với cơ quan An ninh về bài viết của mình. Đây là thời đại nào mà yêu nước cũng bị “ngó nghiêng” xem có động cơ gì, có trong sáng không?!

 

 

Báo Du lịch trực thuộc Tổng cục Du lịch VN

Chuyện cũ qua rồi, cứ tưởng sẽ thôi không còn hoang mang nữa thì bản tin “giúp” khẳng định chủ quyền của Trung Quốc trên hai quần đảo HS – TS đột ngột xuất hiện trên trang tin điện tử của Đảng Cộng Sản Việt Nam. Cứ cho rằng một người trẻ tuổi như tôi còn “non yếu về bản lãnh chính trị” nên đã viết ra những dòng chữ tạo cơ hội cho nhiều “kẻ xấu” lợi dụng; vậy còn một người già dặn về đường lối, chính sách của Đảng Cộng sản như ông Đào Duy Quát, người từng phát biểu những lời hừng hực như sau: “Các thế lực thù địch là nó chống phá ta gớm, gớm lắm các đồng chí ạ. Tôi có tổ chức đối thoại với các sinh viên tham gia cái cuộc, cái cuộc kích động do các thế lực thù địch tổ chức tháng 12 năm 2007. Tôi có hỏi: Làm cái gì? Để làm cái gì? Tôi hỏi các anh các chị. Các anh các chị làm như thế, biểu tình Trường Sa Hoàng Sa là của Việt Nam như thế là lợi hay là hại? Lợi hay hại??? Cho nên là, các đồng chí ạ, cái quán triệt cái tư tưởng là phải rất sâu sắc. Quán triệt các quan điểm chỉ đạo của Trung ương là phải rất sâu sắc…” (trích từ blog Trang the Ridiculous). Một người từng nắm nhiều chức vụ quan trọng của Đảng Cộng sản, được trui rèn dưới ngọn cờ hồng nhiều năm như ông Quát mà lại để xuất hiện bản tin phản quốc nói trên, quả thực làm bọn trẻ như tôi có muốn không hoang mang cũng… không được.

 

 

Tột đỉnh của sự hoang mang là khi nghe tin trang tin điện tử này bị phạt 30 triệu đồng. Tôi biết chắc rằng 30 triệu đồng đối với mọi thành viên Ban biên tập, phóng viên, nhân viên ở báo Du lịch là số tiền lớn nhưng còn với ông Quát cùng bộ sậu Ban biên tập website nói trên thì tôi… không chắc. Lạ lùng, kêu gọi yêu nước thì bị đình bản tới 3 tháng còn đưa tin phản quốc lại chỉ bị phạt 30 triệu đồng. Cùng có hai số 3 nhưng khiến người ta hoang mang đến tột độ. Tôi hoang mang rút ra kết luận: “Yêu nước vô tổ chức sẽ bị phạt rất nặng còn phản quốc nhưng có chân trong tổ chức (thì cùng lắm) chỉ bị phạt 30 triệu đồng”. Chẳng biết kết luận này đúng hay sai! Tôi vẫn hoang mang.

Trung Bảo

Nguyễn trung Bảo là tác giả bài viết về biển đảo đã làm báo Du Lịch bị đình bản 3 tháng ( thật ra đến nay hơn 5 tháng vẫn chưa thấy được xuất bản lại ). Anh còn làm cha mình là ông Nguyễn trung Dân Phó Tổng biên tập bị cách chức, thu hồi thẻ nhà báo

Xem thêm bài " Ai phải trả lời "

Hà nội nở rộ dịch vụ luyện thi tiến sĩ


Phải công nhân dân Hà nội dạo này chớp thời cơ nhanh thật. Mới thoáng thấy cái đề án đến năm 2010 cán bộ thành phố phải đạt cử nhân , 50% là tiến sĩ là các lò "luyện thi" tiến sĩ mọc ra như nấm ngay. Đúng là đất thần kinh văn vật, nhu cầu cao thế mà đáp ứng nhẹ như không. Cứ xem những quảng cáo trên cây cột điện thì xem ra dịch vụ luyện thi  tiến sĩ bây giờ còn phong phú hơn ... hút hầm cầu và khoan cắt bê tông, mà giá cả lấy cái bằng tiến sĩ chắc cũng chỉ bằng ...hút một cái hầm cầu thôi, sợ còn rẻ hơn. Thì cung vượt cầu mà. 


Photobucket

Thơ say

Thơ say, chả phải vì thơ say, mà vì cái thằng làm thơ nó say. Thế thôi. Thành ra nếu nó có xiêu vẹo thì cứ thằng làm thơ mà chửi. Thế nhé !

Bão về mang gió mưa theo

Tôi về mang cũng ít nhiều hư hao

Nẻo đời dẫu có eo sèo

Thì tôi cũng đã rời lầu cô miên

Chập chùng giấc ngủ muộn phiền

Đường đi một bóng đã quen những ngày

Những ngày uống mãi không say

Những ngày nước mắt chảy hoài không ngưng

Những ngày sống chết vô chừng

Những ngày sóng gió mười phương dội về

Giật mình chợt tỉnh cơn mê

Thì tôi vẫn cứ đi về với tôi

Thì tôi vẫn cứ mồ côi

Thì tình vẫn thản nhiên trôi qua đời

Thì trăng vẫn cứ rạng ngời

Thì em vẫn cứ ngàn đời tương tư

Sá gì một chút tình hư

Sá gì một phút bất ngờ yêu nhau

Mai kia dù có qua cầu

Nhớ không những nhịp lỡ rồi bước mau

Chờ nhau dù có bạc đầu

Cũng là cơn mộng qua rồi còn đau

Nhủ lòng chớ có phụ nhau

Mà sao vẫn cứ mang sầu cho nhau

Mai sau gặp ở phương nào

Chỉ xin em một tiếng chào vẩn vơ

Sương theo sương nhuộm trắng bờ

Em theo tôi nhuộm trọn bờ trăm năm

Chia nhau nữa ánh trăng rằm

Mang về ấp ủ để ngâm men tình

Rồi mai dù nhớ dù quên

Xin em một chút lênh đênh nổi chìm

Dù đời còn lắm đảo điên

Dù đời có lúc ì xèo linh tinh

Chỉ xin em một chút tình

Để dành những lúc một mình…ngắm chơi

kimhoan55 wrote on Oct 8
Tình sao tình để ngắm chơi
Có chăng là chỉ ở nơi chàng khùng
Hóa ra chàng lại lùng bùng
Khi không lại muốn thành khùng chàng ơi
Thôi thì chàng hãy thảnh thơi
Bắt chân lên trán một hơi say mèm
Tỉnh ra chàng gọi ' Em Em "
Em dzìa dzới má không thèm chàng ui...
anhoai76 wrote on Oct 8
Thơ thì tôi tịt ...nhưng say thì tôi khoái ...say hông ? ..tôi uống với ông .
anhoai76 wrote on Oct 8
Photobucket
vphu0ng wrote on Oct 8
Đọc thơ em chả hiểu , em vốn dốt thơ mà . Tính không comment , nhưng tấm hình của anhoai76 làm em nhớ tới một nhân vật của Kim Dung . Anh chắc là rành Kim Dung lắm , lấy nick Vân Trung Hạc chơi Võ lâm truyền kỳ thì rành KD rồi . Anh nhìn bài thơ viết trên đá này , anh nhớ tới nhân vật nào của KD không anh ? Một nhân vật có biệt hiệu Thiết hoạch ngân câu ( Lấy kiếm viết thơ trên vách đá ) . Không nhớ thì kêu em nhắc nha .
haihoang60 wrote on Oct 8
Thằng cha này chắc không phải là cao thủ lừng lẫy tiếng tăm nên anh không nhớ. Tên gì thế
bactu wrote on Oct 8
Thơ anh đờn đặm hơi men.
Ngày mai lúc tỉnh con ghen lại về!
vphu0ng wrote on Oct 8
Thằng cha này chắc không phải là cao thủ lừng lẫy tiếng tăm nên anh không nhớ. Tên gì thế
Trương Thúy Sơn , đệ tử thứ 5 của Võ Đang , Võ Đang ngũ hiệp , biệt hiệu Thiết hoạch Ngân câu , cha của Giáo chủ Mính Giáo Trương Vô Kỵ .
haihoang60 wrote on Oct 8
À há. Thằng này quen quá, nhưng ngoại hiệu của nó khó nhớ quá. Mà em kể đủ tên Vó đang thất hiệp nổi không ?
vphu0ng wrote on Oct 8, edited on Oct 8
Anh kể nổi không mà hỏi em hả anh2 ? 1 Tống Viễn Kiều , 2 _ Dư Liên Châu ( Liên Châu sau này làm chưởng môn Võ Đang ) _ 3 Dư Đại Nham _ 4 Trương Tòng Khê _ 5 TrươngThúy Sơn _ 6 Ân Lê Đình ( con rể Dương Tiêu ) _ 7 Mạc Thanh Cốc ( bị Tống Thanh Thư giết chết )
haihoang60 wrote on Oct 8
Ngưỡng mộ. Tại hạ xin kính chào nữ hiệp : Munich bà bà Võ thanh Phượng. Thất kính, thất kính. Gần núi thái sơn mà không biết, đáng tội, đáng tội
vphu0ng wrote today at 12:22 AM
Hì hì , anh2 làm như Út ghiền kiếm hiệp lắm vậy . Hỏi anh2 tiếp 1 câu nè , trong kiếm hiệp Kim Dung , chỉ có 2 nhân vật nữ được tôn là " nữ hiệp " mà thôi . Duy nhất , ngoài 2 người này ra không ai được gọi là nữ hiệp nữa . Anh2 biết ai không anh2 ?
haihoang60 wrote today at 6:47 PM
Một người là Hoàng Dung, còn người kia anh2 nhớ không ra. Có khi nào là Út hông dị ?